1.1. Các hư hỏng thường gặp
Mạch điện đèn trang trí quảng cáo thường gặp những hư hỏng sau:
- Bật công tắc đèn không sáng
- Cấp nguồn; bật công tắc - Đứt cầu chì hay nhảy Aptomat 1.2. Nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục
1
- Bật công tắc đèn
không sáng - Không có nguồn điện hoặc điện áp không đủ
- Đấu dây sai
- Lỏng dây công tắc hoặc đui đèn.
- Đuôi bóng đèn bị lỏng
- Dùng đồng hồ (bút thử điện) kiểm tra nguồn
- Kiểm tra mạch đấu dây tại bảng điện; dây tại đui đèn
- Kiểm tra và siết chặt dây nối.
- Thay bóng đèn mới
2
Cấp nguồn; bật công tắc - Đứt cầu chì hay nhảy Aptomat
- Chập mạch do kỹ thuật đấu dây
- Chạm chập chấn lưu
- Dùng đồng hồ và bút thử điện xác định vị trí ngắn mạch và loại bỏ.
- Dùng đồng hồ vạn năng đo hai đầu dây chấn lưu, trong trường hợp R = 0 thì chấn lưu bị cháy chập (điện trở khoảng 50 Ohm là chấn lưu tốt)
2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn trang trí quảng cáo 2.1. Quy trình kiểm tra mạch
Bước 1: Phán đoán và kết luận hư hỏng
Khi thực hiện kiểm tra mạch điện cần dựa vào những hiện tượng của mạch và những nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó để phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch.
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 103 Bước 2: Kiểm tra
Sau khi đã phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch, ta tiến hành thao tác kiểm tra các bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng đó.
Bước 3: Thay thế các bộ phận của mạch
Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân hư hỏng ta tiến hành sửa chữa (nếu có thể) hoặc thay thế các bộ phận của mạch đèn. Ví dụ, nếu hỏng hóc do máy biến áp ta sẽ thaythế bằng máy biến áp mới nhưng lưu ý, các thông số của bộ phận thay thế phải giống với các bộ phận hỏng hóc.
2.2 Thực hành thay thế các bộ phận của mạch 2.2.1. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
2.2.2. Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Cầu dao 01
2 Biến áp 01
3 Bóng đèn trang trí 01
2.2.3. Đánh giá kết quả
Đối với kỹ năng thay thế các bộ phận mạch đèn phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác thay thế thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Mạch điện sau khi thay thế phải hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 104 3. Sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo
3.1. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3 Đồng hồ vạn năng 01
4 Bút điện 01
3.2. Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu 01
2 Máy biến áp 01
3 Bóng đèn trang trí 01
3.3. Đánh giá kết quả
Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt - Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những hư hỏngthường gặp trong mạch điện đèn trang trí quảng cáo 2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước KT và sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo 3. Trình bày các YC của kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo.
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 105
BÀI 16: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG 1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn
1.1. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang
Trên sơ đồ bao gồm các phần tử như cầu chì, công tắc ba cực và đèn.
1.2. Nguyên lý hoạt động
Mạch điện đèn cầu thang là mạch điện điều khiển một hay nhiều bóng đèn tại hai vị trí khác nhau bằng hai công tắc ba cực. Thông thường hai vị trí này đặt ở chân và đỉnh cầu thang để điều khiển bóng đèn chiếu sáng cho cầu thang. Nguyên lý làm việc của mạch như sau: Trên hình vẽ 16.1 mạch điện đang ở trạng thái mở, bóng đèn tối. Ở vị trí 1 ta tác động vào công tắc, chuyển mạch làm mạch đóng, đèn sáng. Khi tác động vào công tắc ở vị trí 2, chuyển mạch làm mạch hở, đèn tối. Như vậy ở cả 2 vị trí đều có thể điều khiển được bóng đèn.
2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt
Để thiếtlập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong mạch. Đây là mạch điện điều khiển đèn ở hai vị trí nên cần các thiết bị sau: 02 bảng điện đặt ở hai vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 02 công tắc ba cực đặt trên hai bảng điện; 01 bóng đèn; ống PVC và khớp nối.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang cho trong hình vẽ 16.2 Hình 16.1: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 106 3. Phương pháp lắp đặt
Bước 1:Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng đèn.
Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị
4. Lắp đặt mạch đèn 4.1. Quy trình thực hiện
Bước 1:Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng đèn Bước 2:Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị
Hình 16.2: Sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 107 4.2. Thực hành lắp đặt và đấu dây
4.2.1. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
4.2.2. Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dõy dẫn đơn lừi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 02
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Đui và bóng đèn 01
6 Ốc, vít 20 cái
4.2.3. Đánh giá kết quả
Đối với kỹ năng đấu mạch đèn sợi đốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục:
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 108
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Bật công tắc đèn không sáng
- Chưa đóng nguồn cung cấp
- Công tắc tiếp xúc không tốt
- Dây nối bị đứt
- Chân đèn chưa vặn sát với đuôi đèn
- Bóng đèn bị hỏng.
- Kiểm tra và cấp lại nguồn cho mạch
- Dùng ĐHVN kiểm tra thông mạch công tắc
- Kiểm tra thông mạch cả mạch
- Kiểm tra và vặn chặt đuôi đèn
- Kiểm tra và thay bóng đèn
2
Bóng đèn sáng yếu - Điện áp lưới đặt vào đèn không đủ (Ul < Uđm)
- Hoặc do bóng đèn bị già hoá
- Bụi bẩn bám vào thành bóng đèn
- Kiểm tra điện áp nguồn bằng ĐHVN ở thang đo điện áp
- Thay thế bóng mới
- Lau sạch bóng đèn
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện đèn cầu thang
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn cầu thang.
3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện đèn cầu thang.
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 109
BÀI 17: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN TẦNG HẦM 1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện
1.1. Sơ đồ nguyên lý
1.2. Nguyên lý làm việc
Sơ đồ trên là mạch điện chiếu sáng đường hầm gồm ba tầng, mỗi tầng là một bóng đèn và một công tắc với nguyên lý làm việc như sau:
Các công tắc đặt ở cửa mỗi tầng, các bóng đèn sẽ chiếu sáng cho từng tầng. Trên hình vẽ, công tắc 1 đóng, bóng đèn 1 sáng. Khi xuống tầng hầm thứ 2, tác động vào công tắc 2, đèn tầng 1 bị cắt điện nên tắt, còn đèn tầng 2 được cấp điện nên sáng. Khi xuống đến tầng 3, tác động vào công tắc 3 đặt ở cửa tầng, đèn tầng 2 bị cắt điện nên tắt, đèn tầng 3 được cấp điện nên sáng. Với mạch như trên có thể thiết kế chiếu sáng đến nhiều tầng hầm. Tuy nhiên nhược điểm của mạch trên là các công tắc sau khi tác động phải giữ nguyên trạng thái, nếu có ai đó đi sau tác động vào công tắc 1 thì mạch điện sẽ mất nguồn và tất cả các đèn đều tắt.
2. Sơ đồ lắp đặt
Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong mạch. Đây là mạch điện chiếu sáng tầng hầm cần các thiết bị sau: 03 bảngđiện đặt ở ba vị trí khác nhau, cầu chì bảo vệ,03 công tắc ba cực đặt trên hai bảng điện, 03 bóng đèn,ống PVC và khớp nối.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm cho trong hình vẽ 17.2 Hình 17.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng tầng hầm
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 110 3. Bảng dự trù vật tư, dụng cụ thiết bị
3.1. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Máy vặn vít dùng pin 01
2 Kìm tuốt dây 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm cắt dây 01
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
7 Bút điện 01
3.2. Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dõy dẫn đơn lừi một sợi 1,5 mm2 15m
2 Bảng điện 03
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 3 cực 03
5 Ống PVC 15m
Hình 17.2: Sơ đồ lắp ráp mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 111
6 Khớpnối 05
7 Đui và bóng đèn 03
8 Ốc, vít 20 cái
4. Lắp đặt mạch đèn 4.1. Quy trình thực hiện
Bước 1:Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và các bóng đèn tầng hầm
Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị
4.2. Thực hành lắp đặt và đấu dây 4.2.1. Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc 4.2.2. Đánh giá kết quả
Đối với kỹ năng đấu mạch đèn tầng hầm, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục:
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 112
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Bật công tắc
đèn không sáng - Chưa đóng nguồn cung cấp - Công tắc tiếp xúc không tốt - Dây nối bị đứt
- Chân đèn chưa vặn sát với đuôi đèn
- Bóng đèn bị hỏng.
- Kiểm tra và cấp lại nguồn cho mạch
- Dùng ĐHVN kiểm tra thông mạch công tắc
- Kiểm tra thông mạch cả mạch
- Kiểm tra và vặn chặt đuôi đèn
- Kiểm tra và thay bóng đèn
2
Bóng đèn sáng
yếu - Điện áp lưới đặt vào đèn không đủ (Ul < Uđm)
- Hoặc do bóng đèn bị già hoá
- Bụi bẩn bám vào thành bóng đèn
- Kiểm tra điện áp nguồn bằng ĐHVN ở thang đo điện áp
- Thay thế bóng mới - Lau sạch bóng đèn
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện đèn tầng hầm
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn tầng hầm 3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện đèn tầng hầm.
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 113
BÀI 18: LẮP ĐẶT MẠCH CHUÔNG ĐIỆN 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
1.1. Cấu tạo
Cấu tạo của chuông rung được trình bày trên hình 18.1 bao gồm: mạch từ hình móng ngựa, trên đó có đặt hai cuộn dây loại dây bọc coton, hoặc êmay. Ở đầu cực nam châm điện có lá sắt non di động gắn liền với lò xo lá, và tiếp xúc với vít điều chỉnh hình thành ngắt điện. Một đầu thanh lỏ sắt non là dựi gừ chuụng.
1.2. Nguyên lý làm việc
Khi ấn nút chuông làm kín mạch, nam châm điện hút lá sắt non về hai đầu cực, làm cần gừ đỏnh vào chuụng. Đồng thời ngắt mạch điện hở mạch, nam chõm mất điện, không hút nữa. Lá sắt non bị lò xo lá kéo về vị trí cũ lại đóng kín mạch, nên lá sắt non bị nam châm hút, chuông kêu. Hiện tượng đó cứ tiếp diễn cho đến khi thôi không nhấn nút chuông nữa.
2. Phân loại
Có 3 loại chuông điện thông dụng: chuông rung, chuông đồng bộ và chuông phân cực.
2.1. Chuông rung
Gồm có một mạch từ hình móng ngựa, trên đó có đặt hai cuộn dây loại dây bọc coton, hoặc êmay. Ở đầu cực nam châm điện có lá sắt non di động gắn liền với lò xo lá, và tiếp xỳc với vớt điều chỉnh hỡnh thành ngắt điện. Một đầu thanh lỏ sắt non là dựi gừ chuông.
Hình 18.1: Cấu tạo của chuông rung
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 114
Khi ấn nút chuông làm kín mạch, nam châm điện hút lá sắt non về hai đầu cực, làm cần gừ đỏnh vào chuụng. Đồng thời ngắt mạch điện hở mạch, nam chõm mất điện, không hút nữa. Lá sắt non bị lò xo lá kéo về vị trí cũ lại đóng kín mạch, nên lá sắt non bị nam châm hút, chuông kêu. Hiện tượng đó cứ tiếp diễn cho đến khi thôi không nhấn nút chuông nữa.
Đặc điểm của loại chuông này:
- Có thể sử dụng với 2 loại điện xoay chiều và 1 chiều.
- Gây nhiễu cho máy thu thanh.
2.2. Chuông đồng bộ
Cấu tạo như chuông rung nhưng không tiếp điểm ngắt mạch điện. Nguyên lý làm việc của nó dựa vào đặc điểm của dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên, nên lợi dụng dòng điện có những thời điểm i = 0. Tại thời điểm này, nam châm không hút, lá sắt non sẽ bung ra do quán tính của lò xo. Khi có đỉện, lá sắt non lại bị hút nữa và cần gừ lại gừ lờn nắp chuụng. Cứ thế cần gừ liờn tiếp lờn nắp chuụng liờn tục theo tần số dòng điện
Đặc điểm của chuông:
- Cấu tạo đơn giản hơn, không gây nhiễu vì không có tiếp điểm ngắt điện - Chỉ dùng nguồn điện xoay chiều.
2.3. Chuông phân cực (Hình 18-2)
Trong một vài điện thoại có bộ nguồn cấp điện magnéto dùng cấp điện cho chuông báo gọi thường dùng là loại chuông phân cực. Cấu tạo gồm 1 thanh nam châm vĩnh cửu có
Hình 18.2: Cấu tạo chuông phân cực
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 115
mang hai cần gú ở hai đầu cực dựng gừ vào chuụng. Đặt cố định dưới hai đầu từ cực là hai nam châm điện được quấn dây cùng chiều để tạo ra từ cực cùng dấu khi có dòng điện đi qua. Khi có dòng điện xoay chiều qua nam châm điện, hai cực của nam châm sẽ đổi dấu theo tần số dòng điện. Nam châm vĩnh cửu sẽ lần lượt bị hai từ cực hút và đẩy cựng lỳc. Kết quả cần gừ, gừ lần lượt cỏc nắp chuụng hai bờn. Với dũng điện cú tần số 50Hz thỡ trong 1giõy cần gừ sẽ gừ được 100 cỏi.
Đặc điểm :
- Loại chuông này chỉ dùng với điện xoay chiều.
- Cấu tạo không tiếp điểm nên không phát nhiễu gây tác động đến máy thu thanh.
3. Thiết lập sơ đồ lắp đặt
Khi thiết kế lắp đặt mạch chuông, tuỳ theo yêu cầu mà lắp đặt mạch chuông sử dụng nguồn điện độc lập pin, ắc quy hoặc nguồn điện trong mạng điện thắp sáng. Việc đi đường dây mạch chuông trong nhà, phải đi riêng đường dây và giữ khoảng cách cần thiết với các đường dây thắp sáng, thiết bị toả nhiệt, máy móc… Cấm dùng biến áp tự ngẫu giảm áp hoặc điện trở mắc nối tiếp với chuông nhằm giảm áp cung cấp điện cho chuông, chỉ được phép dùng biến áp giảm áp có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp riêng biệt.
Trong trường hợp sử dụng trực tiếp nguồn điện mạng điện 110V/220V rất dễ nguy hiểm điện giật xảy ra tại nút ấn chuông, nhất là nút chuông đặt ở ngoài nhà, cổng rào trong mùa mưa. Để ngừa trường hợp này, phải trang bị loại nút chuông an toàn sử dụng ngoài trời. Các dây dẫn được cách điện và lắp đặt đường dây giống như mạch thắp sáng cần trang bị cầu chì bảo vệ.
Mạch chuông cửa này được lắp với biến áp nhỏ nối với nguồn AC.Máy biến áp này tương đối đơn giản. Phần sơ cấp được nối với nguồn AC, phần thứ cấp đi đến chuông cửa. Mạch gồm 1 nút ấn báo hiệu và 1 công tắc đơn để ngắt mạch tránh tình trạng phá rối trong những trường hợp người sử dụng không muốn dùng chuông. Khi nhấn nút, dòng điện qua cuộn thứ cấp cửa máy biến áp đến chuông cửa làm chuông reo.