Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô

Một phần của tài liệu Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của việt nam (Trang 93 - 102)

3.3.1.1. Kiến nghị đối với chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

a) Kiến nghị về đào tạo lại và sử dụng nguồn nhân lực hiện có

Hiện nay, cần có chính sách ưu đãi kêu gọi các chuyên gia có năng lực tham gia vào công tác đặc biệt quan trọng này đồng thời cần xem xét việc thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài để giúp đỡ các nghiệp vụ chuyên môn sâu.

Việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có cũng là yêu cầu hết sức cấp thiết. Với thực trạng trình độ cán bộ như hiện này, chúng ta cần khẩn trương cử cán bộ đi đào tạo theo hình thức học việc tại các bộ phân buôn bán dầu thô của các công ty dầu trên thế giới và khu vực.

b) Kiến nghị về đào tạo mới cho nhu cầu tương lai

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động xuất khẩu dầu thô trong tương lai, việc lựa chọn các sinh viên giỏi đi đào tạo tại các cơ sở uy tín và chuyên môn sâu về lĩnh vực buôn bán dầu thô cũng như tại các công ty dầu lớn là việc làm hết sức cần thiết. Số sinh viên này có thể sẽ được chi trả kinh phí đào tạo và cam kết phải làm cho Tổng công ty Dầu khí trong một thời gian tối thiểu.

3.3.1.2. Kiến nghị về bộ máy quản lý và điều hành

a) Kiến nghị về tổ chức bộ máy

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam từ này cho đến năm 2020 là: “Phấn đấu xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, đưa Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế công nghiệp – thương mại – tài chính mạnh hàng đầu của đất nước…” [2].

Với mục tiêu trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần phải được xây dựng theo hướng: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện vai trò công ty mẹ, các công ty thành viên có 50-100% là vốn của Tập đoàn là các công ty con. Hệ thống luật hiện hành chưa thật sự đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy, cần sớm bổ sung và hoàn chỉnh lại điều luật trên các mặt tổ chức, vai trò quản lý của công ty mẹ, mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con… Vấn đề quan trọng là phải xây dựng mô hình tổ chức rõ ràng, với hành lang pháp lý thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước thật sự phát triển bền vững.

Tổ chức bộ máy trong hoạt động xuất khẩu dầu thô cần được cải tiến ở các cấp độ, từ công ty mẹ đến các công ty con thành viên.

Đối với Tổng công ty Thương mại Dầu khí, cần cải tiến bộ máy đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo xuất khẩu dầu an toàn tạo thuận lợi cho sản xuất, thực hiện hệ thống Marketing hỗn hợp đối với mặt hàng dầu thô, quản lý rủi ro và tăng cường hiệu quả của công tác xuất dầu. Trước mắt cần thành lập bộ phận chuyên về điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt động Marketing của mặt hàng dầu thô và sản phẩm dầu. Bộ phần này cần được giao cho một phó Giám đốc trực tiếp phụ trách.

b) Kiến nghị về cơ chế điều hành

Tăng cường phân cấp quản lý, điều chỉnh bộ máy tổ chức theo mô hình quản lý Marketing hỗn hợp, xây dựng cơ chế và hành lang pháp lý để sử dụng hiệu quả các biện pháp xúc tiến bán hàng. Hiện nay, mô hình quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa có giám đốc Marketing. Mọi quyết định đều thông qua các Hội đồng mang tính cơ cấu, hình thức để chia sẻ trách nhiệm tập thể. Để tăng tính linh hoạt trong cơ chế điều hành cần thiết phải thành lập bộ phận Marketing và bố trị một phó Giám đốc phụ trách Marketing với thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường và giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.

3.3.2. Đối với Nhà nƣớc

3.3.2.1. Kiến nghị về chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc

a) Kiến nghị về chính sách đầu tư trong lĩnh vực thăm dò, khai thác

Hiện nay, các mỏ có phát hiện dầu đều đã được tiến hành khai thác. Tuy nhiên, tại các khu vực tiềm năng khác nhưng điều kiện khai thác khó khăn hơn, cần phải có sự năng động trong chính sách kêu gọi đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào việc tìm kiếm thăm dò ở các khu vực nước sâu, xa bờ, chi phí lớn và rủi ro cao mà đầu tư trong nước chưa đủ sức thực hiện. Thực tế cho thấy lượng đầu tư mới cho tìm kiếm thăm dò dầu khí trong những năm gần đây chỉ đạt mức tăng trưởng thấp. Để có thể gia tăng sản lượng khai thác dầu, chúng ta cần rà soát lại hệ thống ưu đãi và phương thức

kêu gọi đầu tư trên cơ sở so sánh với các khu vực cạnh tranh khác để sớm có đối sách thích hợp.

b) Kiến nghị về cơ cấu đầu tư

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư không nhiều và còn phải tập trung vào những đề án hay công trình trọng điểm khác trong chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như ngành dầu khí, chúng ta cần phải dành một tỷ lệ thích đáng đầu tư vào hoạt động tìm kiếm, thăm dò, đặc biệt là những khu vực chưa được khảo sát kỹ. Do đặc điểm của ngành thăm dò khai thác dầu khí là các khoản chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao và chỉ được thu hồi khi có phát hiện thương mại và khai thác. Vì vậy, cần sớm có cơ chế phù hợp trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc thay đổi mô hình quản lý quỹ đầu tư cho các hoạt động tự tìm kiếm, thăm dò của ngành dầu khí Việt Nam.

Trong cơ cấu vốn đầu tư vào khai thác, bên cạnh việc đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết cho khai thác, cần tập trung đầu tư chiều sâu vào một số công đoạn sản xuất để có được các công nghệ tiên tiến nhất nhằm tăng hiệu quả khai thác. Hiện nay, các thiết bị có chất lượng cao, kỹ thuật mới của các nước Mỹ, EU thường có giá thành rất cao trong khi Quy chế đầu thầu áp dụng cho việc mua sắm vật tư thiết bị lại quy định phải lựa chọn nhà thầy có giá đánh giá thấp nhất. Điều này dẫn đến tình trạng không mua được các thiết bị tốt nhất. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật thuần túy cần thiết phải có chính sách riêng áp dụng cho mua sắm trang thiết bị và công nghệ cho ngành công nghiệp mũi nhọn – dầu khí.

3.3.2.2. Kiến nghị về hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại quốc tế

Nhà nước cần tăng cường thông tin giữa hệ thống thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là từ các thương vụ đặt tại các thị trường tiêu thụ dầu thô lớn, để đảm bảo trao đổi thông tin hai chiều và có các biện pháp phối hợp hữu hiệu. Hệ thống các đại sứ quán và thương vụ Việt Nam hiện đã có mặt tại hầu hết các quốc gia tiêu thụ dầu thô

Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta phải có các biện pháp nhằm tăng cường trao đổi thông tin và tận dụng tối đa khả năng tiếp cận, khả năng tác động của hệ thống cơ quan thương vụ và ngoại giao tới bộ máy chính quyền sở tại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thị trường dầu thô, một thị trường chịu ảnh hưởng mạnh của các quyết định mang tính chính trị.

Mặt khác, cần chú trọng việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội đàm ở cấp cao để định hướng và làm cầu nối cho việc chiếm lĩnh các thị trường mới. Thực tế cho thấy, tại nhiều quốc gia điển hình như Myanma, Ấn Độ hay Trung Quốc, số lượng các hợp đồng được thỏa thuận qua cấp Chính phủ là khá lớn và chính quyền can thiệp khá sâu vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là xuất nhập khẩu dầu thô. Việc sử dụng các hình thức xúc tiến thương mại cấp Nhà nước là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một kênh bán hàng mới, tránh phụ thuộc vào các Công ty kinh doanh dầu quốc tế đang hiện diện ở mọi nơi và chi phối khá mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô.

KẾT LUẬN

Dầu thô là nguồn năng lượng rất quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, dầu thô lại là nguồn tài nguyên quý hiếm không tái tạo được và đang đứng trước nguy cơ ngày một cạn kiệt. Mặc dù Việt Nam chỉ mới tiến hành khai thác dầu từ năm 1986, nhưng theo dự đoán lạc quan nhất thì trữ lượng dầu mỏ hiện tại của nước ta sẽ chỉ có thể khai thác không quá 50 năm nữa. Do đó, ngành Dầu khí luôn chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác, đẩy mạnh hoạt động thăm dò tìm kiếm, khai thác ra nước ngoài, gấp rút hoàn thành thắng lợi các nhà máy lọc hóa dầu để tiến tới xuất khẩu các thành phẩm xăng dầu, đảm bảo tối ưu an ninh năng lượng quốc gia.

Với hơn 90 trang, đề tài khóa luận bắt đầu từ việc khái quát về thị trường dầu thô thế giới và chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp cho chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam những năm tới. Khóa luận có thể chốt lại vào 3 nội dung chính sau:

Thứ nhất, thị trường dầu thô thế giới đang có những biến động rất phức tạp và khó lường, chịu sự chi phối của cả các yếu tố kinh tế và chính trị. Nhìn chung, thị trường dầu thô thế giới có ảnh hưởng rất lớn tới các nước xuất khẩu dầu thô.

Thứ hai, trong thời gian qua, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu đứng đầu, góp phần đáng kể vào việc tích lũy vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, sự kiện nhà máy lọc dầu số 1 của Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước khởi đầu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu non trẻ và triển vọng trong chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam những năm tới.

Với định hướng và giải pháp đã đưa ra trong khóa luận, người viết rất mong được góp phần nhỏ bé của mình cho những bước đột phá mới của ngành công nghiệp hóa dầu Việt Nam đầy hứa hẹn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. Phan Kiến Anh (2003), Hoạt động kinh doanh xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng phát triển ngành Dầu khí, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Bộ Chính trị (2006), Văn bản số 41-KL/TW Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Bộ Công thương, Tạp chí thương mại (2007, 2008), Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Phan Trung Điền (2000), Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tuyển tập hội nghị khoa học, Hà Nội.

7. Dương Hữu Hạnh (2007), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. PGS.TS Lưu Văn Nghiêm (2005), Cung cầu dầu mỏ thế giới và chiến lược phát triển của Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2007, 2008, 2009), Tạp chí Dầu khí, Hà

Nội.

10. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2000), 30 năm dầu khí Việt Nam: cơ hội mới, thách thức mới, Tuyển tập báo cáo các hội nghị khoa học, Hà Nội. 11. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2007, 2008), Thông tin Dầu khí thế giới,

12. Đoàn Thiên Tích (2001), Dầu khí Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trần Thị Thu Trang (2006), Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

14. Tuần tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (2009), Số 4 + 5, Hà Nội.

15. PGS.TS Nguyễn Trung Vãn (2005), Định hướng và giải pháp xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong những năm tới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

16. Đỗ Hữu Vinh (2006), Marketing xuất nhập khẩu, NXB Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH:

17. Annual Statistical Bulletin (2007). 18. BP Annual Review (2008).

19. BP Statistical Review of World Energy (2008). 20. OPEC Bulletin (11-12/2008).

21. OPEC Bulletin (01/2009). 22. Oil and Gas Journal (07/2008). 23. World Oil Outlook (2008). MẠNG INTERNET:

24. http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/2000/200010/200010270

002

25. http://my.opera.com/CNQTDN/blog/tim-giai-phap-chien-luoc-phat-trien- xuat-khau-hang-cong-nghiep-giai-doan-2007-20

26. http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List= d46d405b-6620-4748-aee7-07b0233fdae6&ID=17221 27. http://pvpro.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=691 28. http://www3.congnghedaukhi.com/index.html 29. http://www.dungquat.com.vn/dungquat/welcome.do?mod=2&id=2009/0 2/437 30. http://www.nhandan.org.vn/tet2009/tinbai/?top=167&sub=169&article= 139638 31. http://thuvien.congnghedaukhi.com/ 32. http://www.opec.org/library/Annual%20Statistical%20Bulletin/interactiv e/FileZ/Main.htm 33. http://www.eia.doe.gov/oil_gas/petroleum/info_glance/petroleum.html 34. http://irv.moit.gov.vn/News/KTLCN.aspx

Một phần của tài liệu Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của việt nam (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)