NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
3.1.1.Một số quan điểm trong định hƣớng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
3.1.1.1. Quan điểm 1, xuất khẩu dầu thô đảm bảo tích lũy vốn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc
Ngay từ những ngày đầu tiến hành khai thác và xuất khẩu dầu thô, Đảng và Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong việc tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Văn kiện đại hội Đảng IX đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa” [5]. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2020 sẽ phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu nhập khẩu máy móc công nghệ phục vụ tiến trình công nghiệp hóa đất nước đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Do đó, nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô trong giai đoạn này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô sẽ tạo điều kiện cho nước ta nhập khẩu máy móc thiết bị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
Quan điểm này cho rằng, xuất khẩu dầu thô chỉ là giải pháp sách lược hợp lý trong thời kỳ tiền công nghiệp hóa, là giải pháp tình thế nhằm tạo vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa, trong khi nguồn vốn này lại rất lớn đối với một nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam. Xuất khẩu chỉ là tạm thời, bắt buộc để có ngoại tệ nhập khẩu công nghệ chế biến dầu. Đó mới là hiệu quả kinh tế lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
3.1.1.2. Quan điểm 2, xuất khẩu dầu thô cần khai thác tối ƣu nguồn tài nguyên chiến lƣợc quốc gia
Dầu thô là loại nhiên liệu khai khoáng không có khả năng tái tạo, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này là một trong những ưu đãi mà tạo hóa đã mang lại cho đất nước và con người Việt Nam. Trong các thế kỷ XX và XXI, dầu thô là loại nhiên nguyên liệu chưa thể thay thế được và đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người. Tuy nhiên, nguồn nguyên nhiên liệu này lại rất hữu hạn và không dễ dàng trong việc khai thác. Trước nhận định giá dầu thô sẽ tăng rất cao từ những năm cuối thế kỷ XXI và trở thành nguồn nguyên liệu cực kỳ khan hiếm và đắt đỏ trong tương lai, rất nhiều quốc gia đã có chiến lược dự trữ nguồn “vàng đen” quý báu này. Câu hỏi được đặt ra là: đối với Việt Nam, định hướng chiến lược khai thác là như thế nào? Câu trả lời của chúng ta đó là: trong điều kiện nguồn thu nhập quốc dân còn ở mức rất thấp, yêu cầu tích lũy vốn để hiện đại hóa nền kinh tế mang tính sống còn thì việc tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác dầu thô là đòi hỏi thiết yếu. Tuy nhiên, vấn đề cần phải đặt ra là khai thác như thế nào để hiệu quả nhất. Về mặt kỹ thuật thì việc nghiên cứu các ngành công nghệ nhằm tăng hệ số thu hồi dầu tại các mỏ đang khai thác đã được chú trọng từ những buổi đầu khai thác. Các mỏ đã xây dựng các sơ đồ công nghệ khai thác tổng thể và các chương trình khai thác trong từng thời kỳ nhằm thu hồi tối ưu dầu khí tại các mỏ. Hiện nay tỷ lệ dầu thu hồi trung bình tại các mỏ dầu trên thế giới chỉ đạt 30-40% và việc phấn đấu nâng cao tỷ lệ thu hồi tại các mỏ dầu vốn có cấu tạo
phức tạp tại Việt Nam là một bài toán kinh tế - kỹ thuật khá hóc búa. Trong quá trình phát triển công nghiệp khai thác dầu tại Việt Nam việc gia tăng hệ số thu hồi dầu đã được xác định như một chiến lược ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chiến lược này cần phải được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt là các khoa học công nghệ khai thác dầu mới. Để điều chỉnh được kịp thời nên xem xét chuyển giao chức năng phê duyệt Sơ đồ công nghệ khai thác các mỏ dầu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thay vì trình các sơ đồ này để Chính phủ phê duyệt.
3.1.1.3. Quan điểm 3, xuất khẩu dầu thô cần nâng cao uy tín và vị thế quốc gia
Với mức sản lượng đang khai thác như hiện nay, tuy là rất nhỏ so với thế giới nhưng với vai trò là một quốc gia xuất khẩu dầu thô thì Việt Nam đang đứng thứ tư trong các nước thuộc khu vực Châu Á – TBD. Cùng với các ngành nghề kinh tế khác như: lúa gạo, cà phê, thủy sản, da giày… mặt hàng dầu thô đã góp phần đáng kể gây dựng vị trí của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Với mức doanh thu xuất khẩu trên 10 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong danh sách các nước xuất khẩu dầu thô thế giới. Khách hàng mua dầu thô Việt Nam đa số là các công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh. Thông qua nhập khẩu dầu thô, các công ty này từng bước đã đầu tư vào Việt Nam qua việc tham gia vào các lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến, phân phối sản phẩm dầu và các dự án khác.
Ở cấp quốc gia, các quan hệ liên chính phủ cũng đã dành sự quan tâm thích đáng đến mặt hàng dầu thô, nhiều chính phủ đã đề nghị Việt Nam cung cấp dầu thô để đổi lấy những mặt hàng quan trọng khác đồng thời dầu thô cũng là một trong những lá bài chủ chốt trong các quan hệ kinh tế ở cấp độ quốc gia. Vấn đề đặt ra là việc giải quyết các mối quan hệ này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn thu từ dầu thô vẫn là một trong
những nguồn thu lớn nhất vào ngân sách quốc gia. Điều này sẽ chỉ được xem xét trên cơ sở từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể.
3.1.1.4. Quan điểm 4, xuất khẩu dầu thô phải bảo vệ môi trƣờng và các lợi ích xã hội
Bên cạnh những lợi ích kinh tế hết sức to lớn thì quá trình tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng dầu thô cũng tiềm ẩn những hiểm họa hết sức to lớn đối với môi trường. Các vụ ô nhiễm do sự cố tràn dầu nhất là trên biển hiện đang là mối đe dọa đối với môi trường thế giới, ngoài ra hoạt động khai thác dầu cũng đang phần nào tán phá thiên nhiên tại nơi hoạt động này diễn ra. Bất cứ sự cố ô nhiễm nào cũng có khả năng gây những ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới môi trường sống đặc biệt là một quốc gia ven biển như Việt Nam. Nhằm chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu nhất, các trung tâm ứng cứu sự cố đã được thành lập với những phương án dự phòng ở nhiều cấp độ. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng sự chuẩn bị của chúng ta chưa thật sự hoàn hảo, đặc biệt là về mặt kỹ thuật. Vấn đề này cần phải được rà soát và chấn chỉnh lại. Một vấn đề đã được đặt ra là việc thu dọn các mỏ đã khai thác để hoản trả lại hiện trạng mặt biển và đáy biển. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi chi phí khá lớn trung bình lên tới 1-2 triệu USD/giếng khoan. Hiện nay các đề án thăm dò khai thác đã tính đến các khoản chi phí này. Tuy nhiên, cần xem xét xây dựng đội ngũ và chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để có thể chủ động thực thi nhiệm vụ này.
Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác cũng cần phải nhận được sự quan tâm thích đáng như: chiến lược sử dụng cơ sở vật chất, con người của các đề án thăm dò dầu khí sau khi các đề án này chấm dứt hoạt động, định hướng phát triển của các địa phương vốn đang dựa trên sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí và hàng loạt vấn đề xã hội khác mà
phạm vi đề tài này chưa thể đề cập hết được cũng đòi hỏi phải sớm được tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị các giải pháp thỏa đáng.
3.1.1.5. Quan điểm 5, xuất khẩu dầu thô phải đảm bảo ƣu tiên trƣớc hết việc thỏa mãn nhu cầu của nhà máy lọc dầu trong nƣớc
Năm 2009 là một năm quan trọng của ngành dầu khí Việt Nam với sự kiện nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất chính thức vận hành, đánh dấu bước khởi đầu ngành công nghiệp lọc dầu Việt Nam. Sự kiện này phần nào ảnh hưởng đến các quan điểm trong việc định hướng xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian sắp tới.
Tiếp theo dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất là các dự án về tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và Long Sơn. Do đó, trong giai đoạn này, xuất khẩu dầu thô không còn là mối quan tâm hàng đầu của dầu khí Việt Nam nữa mà thay vào đó là việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu. Các chiến lược xuất khẩu dầu thô phải ưu tiên trước hết đảm bảo hoạt động cho các nhà máy lọc dầu mà hiện tại là nhà máy lọc dầu Dung Quất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp lọc dầu vừa mới có những bước tiến đầu tiên tại Việt Nam. Công nghiệp lọc dầu trong nước là nền tảng cho sự chuyển đổi từ “xuất khẩu dầu thô để nhập khẩu xăng dầu” tiến sang chiến lược kinh doanh mới ưu việt hơn.
3.1.2.Những định hƣớng chủ yếu trong chiến lƣợc Marketing xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
3.1.2.1. Giảm lƣợng xuất khẩu dầu thô và tiết kiệm nguồn năng lƣợng quý hiếm cho lâu dài
Việc điều chỉnh giảm sản lượng dầu thô xuất khẩu nằm trong chiến lược thăm dò, khai thác dầu khí lâu dài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn dự trữ dầu thô cho quốc gia. Trong bối cảnh trữ lượng các mỏ dầu của Việt Nam có hạn và phải cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu, trước mắt là nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 22/2/2009, Petrovietnam sẽ điều chỉnh hoạt động kinh doanh sang hướng giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu.
Sản lượng dầu thô Việt Nam dự báo sẽ đạt ổn định trong khoảng 17-20 triệu tấn/ năm vào năm 2010. Sau thời gian này, sản lượng dầu sẽ giảm dần xuống đến mức 10 triệu tấn/ năm vào năm 2020. Do là một loại nhiên liệu khai khoáng nên trong chiến lược xuất khẩu mặt hàng này, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giảm dần lượng dầu thô xuất khẩu và thay vào đó là đưa dầu thô vào chế biến trong các ngành công nghiệp lọc hóa dầu để đảm bảo an ninh năng lượng.
3.1.2.2. Xuất khẩu phải ƣu tiên trƣớc hết cho nhu cầu trong nƣớc
Như trên đã trình bày, ưu tiên hàng đầu của ngành dầu khí trong giai đoạn hiện nay là xây dựng, phát triển công nghiệp lọc hóa dầu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn một năm – đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước là một tín hiệu khả quan cho ngành công nghiệp còn mới mẻ này.
Trước mắt, theo kế hoạch, trong giai đoạn 2009-2010, nhà máy sẽ hoàn toàn sử dụng nguồn dầu thô trong nước, chủ yếu từ mỏ Bạch Hổ. Dự kiến trong năm 2009, sản lượng sẽ là 2,6 triệu tấn sản phẩm dầu các loại tương đương với khoảng 3,5 triệu tấn dầu thô nguyên liệu đầu vào. Do đó, lượng xuất khẩu dầu thô trong thời gian sắp tới định hướng giảm xuống còn khoảng 12 triệu tấn trong năm 2009 và còn tiếp tục giảm trong những năm tiếp sau đó.
Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, Petrovietnam dự tính sẽ nhập khẩu dầu thô để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu. Trong tương lai, các tổ hợp lọc hóa dầu ở Nghi Sơn và Long Sơn với công suất 10 triệu tấn/ năm sẽ sử dụng 100% nguồn nguyên liệu dầu thô là nhập khẩu.
3.1.2.3. Xuất khẩu kết hợp nhập khẩu dầu thô thông qua hợp tác khai thác ở nƣớc ngoài
Từ nhiều năm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào các khâu từ tìm kiếm thăm dò, khai thác đến chế biến dầu khí, nhằm thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tập đoàn đang từng bước mở rộng hoạt động thăm dò, tìm kiếm; đẩy mạnh thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở các khu vực có tiềm năng và triển vọng cao. Từ năm 2006-2008, Tập đoàn đã ký kết được 15 dự án ở nước ngoài. Với vị thế của đất nước và năng lực của tập đoàn, nhiều bạn bè quốc tế đã bắt tay mở cửa hợp tác, cùng tham gia triển khai thực hiện nhiều hợp đồng thăm dò, khai thác lớn với các đối tác Liên bang Nga và các nước nằm trong khối SNG, khu vực Mỹ Latin, Trung Ðông, châu Phi và Ðông - Nam Á. Từ năm 2009 và các năm tiếp theo, một số mỏ sẽ được đưa vào khai thác, đồng thời nguồn dầu thô khai thác ở nước ngoài sẽ bổ sung cho nguồn khai thác trong nước, bảo đảm gia tăng trữ lượng của ngành. Hiện nay, tập đoàn đang tích cực tập trung đầu tư phát hiện dầu khí có khả năng khai thác công nghiệp ở cả trong nước và nước ngoài, nhằm nhanh chóng đưa vào khai thác, sớm đưa lại nguồn thu và đóng góp cho đất nước.
3.1.2.4. Định hƣớng thị trƣờng
Chính sách thị trường cần được xây dựng dựa trên lượng dầu tiêu thụ thực tế của các quốc gia mua dầu. Cần thay đổi cách phân chia thị trường theo quốc tịch của khách hàng mua dầu. Có chính sách ưu đãi với các khách hàng là nhà tiêu thụ cuối cùng, giảm khối lượng của các khách hàng thương mại Nhật Bản và tăng khối lượng xuất khẩu cho các nhà máy lọc dầu tại Singapore và Trung Quốc.
Về cơ cấu khách hàng: việc tìm kiếm khách hàng truyền thống có nhu cầu tiêu thụ ổn định và lâu dài. Cần thiết cụ thể hóa chiến lược khách hàng bằng những chính sách:
- Hạn định khối lượng cung cấp cho một số khách hàng có tỷ trọng lớn tuy nhiên vẫn đảm bảo các khách hàng này như là những nhân tố chủ chốt cho việc ổn định thị trường xuất khẩu dầu thô Bạch Hổ.
- Thống kê số liệu về thị phần mua dầu thô Việt Nam của các thị trường qua các tờ khai hải quan đồng thời có đối chiếu với các số liệu thống kê của các tổ chức chuyên ngành quốc tế để xác định chính sách cơ cấu thị trường.
- Từ mục tiêu thực tế của từng thị trường để có chính sách ưu đãi về giá và khối lượng xuất khẩu cho các thị trường và khách hàng mục tiêu.
Qua xem xét cơ cấu thị trường, khách hàng của dầu thô Việt Nam trong các năm trở lại đây có thể dễ dàng nhận thấy dầu thô Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu tại các thị trường Australia, Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Trong tương lai gần, các thị trường này tiếp tục có nhu cầu ổn định đối với dầu thô