Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của việt nam (Trang 39 - 43)

2.1.2.1.Kim ngạch và khối lƣợng xuất khẩu

Trong bối cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/2 vừa rồi, Việt Nam đang điều chỉnh hoạt động kinh doanh sang hướng giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu dầu thô, do phải cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu và sử dụng tối ưu trữ lượng các mỏ dầu có hạn. Tuy nhiên có thể thấy rằng, do công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam mới chỉ bắt đầu những bước đi chập chững nên trong thời gian sắp tới, phần lớn sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam vẫn tiếp tục được xuất khẩu để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Trước đây, những năm 90, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của chúng ta không cao. Điều này cũng là dễ hiểu khi ngành công nghiệp dầu khí của chúng ta còn quá non trẻ, công nghệ khai thác còn lạc hậu, các khâu trong quá trình xuất khẩu chưa đạt được mức chuyên nghiệp. Sau năm 1990, hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam mới thực sự bắt đầu khởi sắc. Dầu mỏ trở thành mặt hàng xuất khẩu, năm đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 1995. Tới nay dầu mỏ vẫn luôn khằng định vị trí dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 2.1. Xuất khẩu dầu thô từ năm 2000-2008 Năm Lƣợng (triệu tấn) Trị giá (tỷ USD) Giá bình quân (USD/tấn) 2000 15,4 3,5 227 2001 16,7 3,1 186 2002 16,9 3,3 195 2003 17,1 3,8 222 2004 19,5 5,7 292 2005 18,0 7,4 411 2006 16,4 8,3 506 2007 15,1 8,5 563 2008 13,8 10,4 754 Nguồn: www.sgtt.com.vn

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, trước năm 2004, sản lượng xuất khẩu dầu thô của ta thường tăng trưởng cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu. Cả hai xu hướng này đều đạt mức khá cao, trong đó mức tăng của kim ngạch thường cao hơn so với mức tăng của sản lượng. Trong quá trình xuất khẩu, cũng có lúc giá cả trên thị trường giảm sút nhưng kim ngạch của chúng ta vẫn tăng nhờ các biện pháp tăng sản lượng khai thác để xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch không phải lúc nào cũng có sự gia tăng cùng chiều. Giai đoạn từ 2004 trở lại đây, sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên nhờ giá dầu tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô vẫn theo xu hướng tăng nhanh. Đơn cử năm 2008, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 8,7% so với năm 2007 nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 vẫn đạt 10,4 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007. Ngày 22/2/2009, ngành dầu khí Việt Nam đã thành công rực rỡ trong việc khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất – đứa con đầu lồng

và niềm tự hào của công nghiệp Việt Nam. Do vậy, xuất khẩu dầu thô chỉ cần 12 triệu tấn vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

2.1.2.2. Thực trạng thị trƣờng xuất khẩu theo cách tƣ duy mới

Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thực chất chỉ diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, cùng với cơ cấu thị trường có nhiều thay đổi. Trước kia thị trường xuất khẩu của chúng ta gần như chỉ là Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam đã có thêm nhiều thị trường mới, ngày càng đa dạng và mở rộng theo hướng tốt hơn. Có thể thấy cơ hội đối với Việt Nam không phải là xuất khẩu được dầu thô mà chính là việc nhà máy lọc hóa dầu của ta đi vào hoạt động. Trữ lượng dầu của Việt Nam không lớn, sự đóng góp của Việt Nam vào cung cấp trên thị trường thế giới không nhiều nên chúng ta cần tăng nhanh giá trị tài nguyên quý hiếm này để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Trữ lượng dầu của Việt Nam chỉ đứng hàng thứ 31 trên thị trường thế giới. Vậy cách tăng giá trị cho dầu thô Việt Nam một cách tối ưu phải là việc phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí kịp thời ở trong nước. Xuất khẩu dầu thô giá thấp, trong khi giá các sản phẩm lọc dầu lại cao hơn rất nhiều. Các thị trường mà chúng ta xuất khẩu đều là những nước có ngành công nghiệp lọc dầu phát triển. Các nước này càng nhập khẩu nhiều dầu thô, càng thu được nhiều lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá cả thành phẩm xăng dầu với mức giá cả nguyên liệu dầu thô. Hiện nay, tuy nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức đi vào hoạt động song dự kiến trong năm 2009, sản lượng của nhà máy này mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước, do đó chúng ta vẫn phải tiếp tục nhập khẩu lớn dầu thành phẩm của nước ngoài và vẫn phải bù sự chênh lệch giá đó. Vì vậy, cần nhìn nhận vấn đề một cách thiết thực hơn. Cần phải đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến trình xây dựng các nhà máy hóa lọc dầu phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Hiện thời, một khi dầu thô vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho quốc gia, Việt Nam vẫn phải tiếp tục

khai thác, tăng cường thăm dò tìm kiếm phát hiện dầu khí phục vụ cho xuất khẩu. Chúng ta đang có những thị trường tốt, tin cậy với mức tăng trưởng ổn định. Để dầu thô Việt Nam càng có chỗ đứng trên những thị trường này nhất thiết phải tạo dựng hình ảnh và uy tín cho dầu thô Việt Nam ngày càng vững chắc. Dầu thô Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt, đáp ứng được cả những thị trường khó tính nhất. Tuy nhiên thương hiệu của dầu thô Việt Nam trên những thị trường này chưa được tạo dựng theo đúng với giá trị của nó. Các mặt hàng dầu thô của các nước khác, chất lượng cũng chỉ tương tự nhưng lại xây dựng được thương hiệu khá ổn định.

Thị trường xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam vẫn chưa có nhiều, chúng ta mới chỉ xuất khẩu cho các hãng, các tập đoàn lớn của các nước như Mitsubishi của Nhật Bản, Shell của Mỹ, Sinopec của Pháp, BP Singapore…mà chưa thiết lập được nhiều thị trường trực tiếp. Điều này cũng gây ra một số khó khăn trong việc tự tìm cho mình những khách hàng mới trực tiếp trên các thế giới.

Hiện nay chúng ta vẫn đang cố gắng duy trì tốc độ khai thác, xuất khẩu nhưng cũng phải gắn việc xuất khẩu với việc đảm bảo an ninh năng lượng. Trữ lượng dầu của Việt Nam cũng chỉ có hạn, ngoài ra còn phải dành phần lớn để cung cấp lâu dài cho công nghiệp lọc hóa dầu trong nước, trong khi nhu cầu của các thị trường ngày một tăng nhanh. Điều này khiến Việt Nam phải cân nhắc và xác định mức xuất khẩu hợp lý trong phạm vi trữ lượng cũng như chiến lược phát triển công nghiệp chế biến dầu khí Việt Nam.

Hướng đi của dầu thô Việt Nam là phải làm sao mang được những giá trị cao hơn cho xuất khẩu và phải phù hợp với mục tiêu chiến lược giảm tỷ trọng các mặt hàng thô. Xét trên thực tế, việc mở rộng thị trường không phải là vấn đề khó khăn, vì hiện nay nhu cầu tăng nhanh kéo theo những lo ngại về an ninh năng lượng quốc gia của các nước tư bản. Xuất khẩu càng nhiều dầu thô càng nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý báu này. Dầu thô

cần được sự quan tâm hơn nữa trong việc sử dụng tài nguyên này sao cho có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của việt nam (Trang 39 - 43)