Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngơ thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 63)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.4.Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngơ thí

3.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của các

3.1.4.Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngơ thí

vụ xuân 2013 và 2014

Để đánh giá chính xác hơn trong nghiên cứu khảo nghiệm giống ngô, chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu: Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp, vì các chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng giống. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Đặc biệt với tập quán sử dụng ngô của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi rất cần cho việc bảo quản. Qua theo dõi chỉ tiêu này, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngơ thí nghiệm vụ xn 2013 và 2014

(Đơn vị tính: Điểm)

Giống Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp

2013 2014 2013 2014 2013 2014 NK 54 3 3 3 3 3 3 NK 66 2 2 2 2 2 2 NK 67 2 2 2 2 4 4 NK 6326 2 2 2 2 2 2 NK 6654 1 1 1 1 1 1 NK 7328 2 2 2 2 2 2 BIOSEED 9698 (đ/c) 3 3 3 3 2 2

3.1.4.1. Trạng thái cây của các giống ngơ thí nghiệm

Trạng thái cây đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp cảm quan, quan sát đánh giá ở thời kì bắp bắt đầu chín sáp thơng qua khả năng sinh trƣởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thƣớc bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô. Trạng thái cây tốt là yếu tố biểu hiện giống có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: Trạng thái cây của các giống ngơ tham gia thí nghiệm ở 2 vụ dao động từ điểm 1 - 3. Trong thí nghiệm giống NK 6654 có trạng thái cây tốt nhất, đánh giá điểm 1. Giống NK54 đạt trạng thái cây thấp nhất, đƣợc đánh giá ở điểm 3, do độ đồng đều chƣa cao, khả năng chống chịu trung bình tƣơng đƣơng với đối chứng. Các giống còn lại đạt trạng thái cây ở mức độ khá, đánh giá điểm 2, cao hơn so với đối chứng (kể cả 2 vụ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.4.2. Trạng thái bắp của các giống ngơ thí nghiệm

Trạng thái bắp là chỉ tiêu quyết định năng suất và phẩm chất hạt. Trạng thái đƣợc đánh giá căn cứ vào dạng bắp, kích thƣớc bắp, độ đồng đều của bắp và tỷ lệ sâu bệnh hại trên bắp. Thƣờng những giống ngơ có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất cao, chất lƣợng tốt, khả năng chống chịu ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.

Số liệu ở bảng 3.5 chúng tôi thấy trạng thái bắp của các giống ngơ tham gia thí nghiệm dao động từ điểm 1 - 3. Trong đó giống NK6654 đạt trạng thái bắp tốt nhất, đánh giá điểm 1. Giống NK54 đạt trạng thái bắp kém nhất, đánh giá điểm 3, tƣơng đƣơng đối chứng. Các giống còn lại đạt trạng thái bắp ở mức độ khá, đánh giá điểm 2, tốt hơn đối chứng (Bioseed 9698: điểm 3).

3.1.4.3. Độ bao bắp

Độ bao bắp có ý nghĩa quan trọng, cũng là đặc trƣng của giống. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngơ với mơi trƣờng bên ngồi, hạn chế các tác nhân gây hại nhƣ mƣa, gió, sự thay đổi nhiệt độ và sự xâm nhập của sâu bệnh. Ngoài ra độ bao bắp cịn có ý nghĩa rất lớn trong bảo quản bắp, đặc biệt với việc bảo quản ngô cả bắp để sử dụng làm lƣơng thực lâu dài của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy độ bao bắp của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ điểm 1 - 4. Trong đó giống NK6654 có độ bao bắp tốt nhất, lá bi bao kín đầu bắp và vƣợt ra khỏi bắp (điểm 1). Giống NK67 có lá bi khơng che kín bắp để hở đầu bắp đƣợc đánh giá ở điểm 4 kém hơn đối chứng. Các giống cịn lại có độ bao bắp kín (lá bi bao kín đầu bắp), đƣợc đánh giá ở điểm 2, tƣơng đƣơng với đối chứng (kể cả 2 vụ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ trong thí nghiệm vụ xuân 2013 và 2014

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn tạo giống, bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trƣởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng nhƣ khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chiều dài bắp, đƣờng kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/ hàng và khối lƣợng 1000 hạt. Ngoài ra năng suất ngơ cịn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ tham gia thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô trong thí nghiệm vụ xuân 2013 và 2014 Giống Số bắp/cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kính bắp (cm) Số hàng hạt/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) KL 1000 hạt (g) 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 NK 54 1,02 1,03 18,23 18,33 5,03 5,02 12,87 12,67 36,33 36,67 318 315 NK 66 1,03 1,06 17,63 16,67 5,04 4,98 13,47 13,60 31,20 29,93 341 335 NK 67 1,06 1,04 16,70 16,30 5,02 4,99 13,33 13,13 34,00 35,17 415 410 NK 6326 1,05 1,04 17,43 17,30 5,24 5,21 13,53 13,53 34,80 32,33 336 330 NK 6654 1,10 1,09 18,07 18,47 4,92 5,02 14,20 13,93 34,60 36,63 400 415 NK 7328 1,02 1,05 16,32 16,96 5,07 4,90 13,33 13,20 33,60 33,60 345 355 BIOSEED 9698 (đ/c) 1,00 1,01 15,13 15,23 4,59 4,59 12,47 13,00 30,30 30,30 350 355 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 3,4 4,8 1,8 2,1 2,4 3,0 3,0 4,8 - - LSD05 1,05 1,45 0,16 0,18 0,58 0,71 1,80 2,88 - -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, trong cùng một điều kiện sinh thái, điều kiện thí nghiệm nhƣ nhau nhƣng các giống ngơ khác nhau có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Những giống có khả năng sinh trƣởng phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp tốt, hạt nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Ở mỗi mùa vụ khác nhau, điều kiện ngoại cảnh khác nhau cho năng suất và các yếu tố cấu thành khác nhau và mức độ đó tuỳ từng giống.

3.1.5.1. Bắp trên cây

Số bắp trên cây là yếu tố phụ thuộc chủ yếu vào tính di truyền của giống, ngồi ra cịn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc. Qua theo dõi chúng tơi thấy, số bắp trên cây của các giống ngơ thí nghiệm tƣơng đƣơng đối chứng (kể cả 2 vụ) dao động từ 1 – 1,1 bắp (vụ xuân 2013) và từ 1,01 – 1,09 bắp (vụ xuân 2014).

3.1.5.2. Chiều dài bắp của các giống ngơ thí nghiệm

Chiều dài bắp phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Qua bảng 3.6 cho chúng ta thấy:

Trong vụ xuân năm 2013, các giống ngơ tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp lớn hơn đối chứng, ở mức tin cậy 95%, biến động từ 16,32 - 18,23 cm. Vụ xuân năm 2014, các giống ngơ tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp đạt từ 15,23 - 18,47 cm, trong đó giống NK66 và NK67 có chiều dài bắp tƣơng đƣơng đối chứng (Bioseed 9698: 15,23 cm). Các giống cịn lại có chiều dài bắp dài hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Tóm lại: Qua thí nghiệm 2 vụ cho thấy, giống NK6654 và NK54 có chiều dài bắp dài nhất, giống NK67 và NK7328 có chiều dài bắp ngắn nhất. Chiều dài bắp của các giống ở 2 vụ tƣơng đối ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là một trong những chỉ tiêu quyết định đến số hạt trên bắp. Đƣờng kính bắp phụ thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện chăm sóc. Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy: Đƣờng kính bắp của các giống ngơ thí nghiệm lớn hơn đối chứng (Bioseed 9698: 4,59 cm) ở mức tin cậy 95% (kể cả 2 vụ), dao động từ 4,92 – 5,24 cm (vụ xuân 2013) và từ 4,9 – 5,21 cm (vụ xn 2014). Trong đó giống NK6326 có đƣờng kính bắp lớn nhất (5,21 – 5,24 cm) kể cả 2 vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5.4. Số hàng hạt/ bắp của các giống ngơ thí nghiệm

Đây là yếu tố đặc trƣng của giống. Qua số liệu bảng 3.6 cho chúng ta thấy: Ở vụ xuân năm 2013, các giống ngô tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp đạt từ 12,87 - 14,27 hàng. Trong thí nghiệm giống NK54 có số hàng hạt/ bắp tƣơng đƣơng với đối chứng. Các giống còn lại có số hàng hạt/ bắp nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Vụ xuân năm 2014, số hàng hạt/ bắp của các giống dao động từ 12,67 - 13,93 hàng. Trong đó, giống NK6654 có số hàng hạt/bắp nhiều nhất (13,93 hàng), cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống cịn lại có số hàng hạt tƣơng đƣơng đối chứng (Bioseed 9698: 13 hàng).

3.1.5.5. Số hạt/hàng của các giống ngơ thí nghiệm

Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào q trình thụ phấn thụ tinh của ngơ. Khi ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể làm giảm số lƣợng râu sản sinh, dẫn đến giảm sự thụ tinh của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, những nỗn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị thối hoá, gây nên hiện tƣợng ngô đuôi chuột - đỉnh bắp khơng có hạt, làm giảm số lƣợng hạt/hàng. Số hạt/ hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt. Qua theo dõi, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả số hạt/hàng của các giống ngơ thí nghiệm thể hiện bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở vụ xuân năm 2013, các giống ngơ tham gia thí nghiệm có số hạt/hàng dao động từ 31,20 - 36,33 hạt/hàng. Trong đó giống NK66 có số hạt/hàng tƣơng đƣơng đối chứng. Các giống còn lại đều đạt số hạt/hàng nhiều hơn so với đối chứng (Bioseed 9698: 30,3 hạt ) ở mức tin cậy 95%.

Vụ xn 2014, các giống ngơ tham gia thí nghiệm có số hạt/hàng đạt từ 29,93 - 36,67 hạt/hàng. Trong đó giống NK66 và NK6326 có số hạt/ hàng tƣơng đƣơng so với đối chứng (Bioseed 9698: 30,3 hạt). Các giống cịn lại đều có số hạt/hàng cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.1.5.6. Khối lượng 1000 hạt của các giống ngơ thí nghiệm

Khối lƣợng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhƣng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh nhƣ: Khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nếu sau khi ngô trỗ cờ - thụ phấn - phun râu mà gặp điều kiện không thuận lợi nhƣ thiếu nƣớc, dinh dƣỡng, sâu bệnh hại,... làm hạn chế quá trình vận chuyển dinh dƣỡng về hạt, hạn chế sự tích luỹ vật chất khơ và giảm khối lƣợng hạt. Qua số liệu bảng 3.6 chúng tôi thấy:

Ở vụ xuân năm 2013, khối lƣợng 1000 hạt của các giống ngơ tham gia thí nghiệm dao động từ 318 - 415 gam. Trong đó giống NK54, NK66, NK6326, NK7328 đạt khối lƣợng 1000 hạt thấp hơn so với đối chứng. Các giống cịn lại có khối lƣợng 1000 hạt hơn đối chứng từ 50 - 65 gam.

Trong vụ xuân 2014, khối lƣợng 1000 hạt của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 315 - 415 gam. Trong đó giống NK67, NK6654 đạt khối lƣợng 1000 hạt cao hơn đối chứng từ 55 - 65 gam, giống NK67, NK6654 cao nhất. Giống NK7328 có khối lƣợng tƣơng đƣơng đối chứng và các giống còn lại đều có khối lƣợng 1000 hạt thấp hơn đối chứng.

Tóm lại: Qua thí nghiệm cho thấy khối lƣợng 1000 hạt của các giống ngô vụ xuân 2013 và 2014 tƣơng đối ổn định. Giống NK67, NK6654 có khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng 1000 hạt cao nhất ở cả 2 vụ. Hầu hết các giống đạt khối lƣợng 1000 hạt cao hơn so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 63)