Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngơ lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 47)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1.Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngơ lai thí nghiệm

3.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của các

3.1.1.Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngơ lai thí nghiệm

Trỗ cờ, tung phấn và phun râu ở ngô là một giai đoạn quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến số hạt/bắp. Quá trình này diễn ra đồng thời hay không phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trƣờng. Nếu khoảng cách tung phấn và phun râu chênh lệch quá xa kèm theo điều kiện bất thuận của môi trƣờng (nhiệt độ, độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ẩm quá cao, quá thấp) sẽ làm cho bắp kết hạt kém. Do vậy, chọn tạo các giống có khoảng cách tung phấn và phun râu (ASI) ngắn sẽ mang lại an toàn hơn cho quá trình thụ phấn, thụ tinh. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng của các giống ngơ thí nghiệm vụ xuân 2013 và 2014

Giống

Ngày trỗ cờ Tung phấn Phun râu ASI TGST

2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 NK 54 69 72 71 73 72 74 1 1 116 118 NK 66 69 71 70 73 72 74 2 1 116 119 NK 67 70 72 72 74 74 75 2 1 116 118 NK 6326 71 73 73 75 74 76 1 1 115 118 NK 6654 70 71 71 72 72 73 1 1 116 118 NK 7328 72 74 74 76 76 78 2 2 118 120 BIOSEED 9698 (đ/c) 67 69 69 71 71 73 2 2 115 117

3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Cây ngô từ khi mọc đến 3 - 4 lá thật, cây sinh trƣởng chủ yếu dựa vào các chất dinh dƣỡng dự trữ trong hạt, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nƣớc, cây ngô sinh trƣởng phát triển chậm và chịu ảnh hƣởng rất lớn sự tác động của điều kiện ngoại cảnh. Khi đạt 3 - 4 lá trở đi, cây chuyển sang hút dinh dƣỡng ngồi mơi trƣờng. Sau khi đạt 7 - 9 lá đến trỗ cờ, đây là giai đoạn ngô sinh trƣởng nhanh nhất, giai đoạn này hoàn thành các cơ quan dinh dƣỡng và sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực. Đây là giai đoạn quyết định khối lƣợng chất dinh dƣỡng dự trữ trong thân lá và là thời kỳ ảnh hƣởng lớn đến năng suất của ngô, đặc biệt vào giai đoạn ngơ xốy nõn (trƣớc trỗ 15 - 20 ngày) nếu gặp hạn làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt, giảm số hoa, giảm số hạt và giảm năng suất.

Qua theo dõi 2 vụ chúng tôi nhận thấy, thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống ngơ thí nghiệm dao động từ 67 - 72 ngày (vụ xuân 2013) và từ 69 – 74 ngày (vụ xuân 2014). Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian trỗ cờ muộn hơn đối chứng 2 - 5 ngày, trong đó giống NK7328 có thời gian từ gieo đến trỗ muộn nhất (kể cả 2 vụ).

3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn

Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây ngơ vì giai đoạn này tạo nên các cơ quan dinh dƣỡng của cây, quyết định đến năng suất và sản lƣợng sau này. Do đó, tất cả các biện pháp tác động của con ngƣời cần phải chú ý không làm ảnh hƣởng đến giai đoạn này, nhƣ bố trí thời vụ hợp lý, chăm sóc tốt. Điều quan trọng phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các bộ phận sinh dƣỡng của cây để làm cơ sở cho năng suất hạt sau này. Khi cây ngô trỗ cờ đƣợc coi là kết thúc giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng. Đây là thời kỳ cây ngô yêu cầu ngoại cảnh rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 220C, ẩm độ thích hợp 80%. Nếu trời nóng q hay q khơ hạn sẽ làm hỏng hạt phấn, hoặc hạt phấn đã tung hết nhƣng râu chƣa phun.

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngơ tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2013 biến động từ 69 - 74 ngày và vụ xuân 2014 biến động từ 71 - 76 ngày. Các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến tung phấn muộn hơn đối chứng 1 - 5 ngày, trong đó giống NK7328 có thời gian từ gieo đến tung phấn muộn nhất (kể cả 2 vụ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu

Khi bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh trƣởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngô. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số nỗn đƣợc thụ tinh đƣợc xác định ở thời kỳ này, những nỗn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị thối hố, gây nên hiện tƣợng ngô đuôi chuột.

Vụ xuân 2013 thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 71 - 76 ngày và vụ xuân 2014 biến động từ 73 - 78 ngày. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến phun râu muộn hơn đối chứng 1 - 5 ngày, trong đó giống NK7328 muộn nhất (kể cả 2 vụ).

3.1.1.4. Khoảng cách tung phấn - phun râu

Khoảng cách này quyết định số lƣợng hạt, là một trong các yếu tố tạo thành năng suất. Đối với cây ngơ thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt. Khoảng cách giữa tung phấn - phun râu ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trƣờng, kỹ thuật chăm sóc. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao, chăm sóc khơng kịp thời hoặc bị hạn trong quá trình sinh trƣởng thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu bị kéo dài, khơng có lợi cho ngô thụ phấn thụ tinh.

Ở vụ xuân 2013 và 2014, khoảng cách tung phấn - phun râu của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 1 - 2 ngày. Trong đó giống NK54, NK6326, NK 6654 có khoảng cách tung phấn - phun râu là 1 ngày, ổn định ở cả 2 vụ. Giống NK7328 có khoảng cách tung phấn - phun râu tƣơng đƣơng đối chứng ở cả 2 vụ (2 ngày).

Tóm lại: Nhìn chung các giống ngơ thí nghiệm có khoảng cách tung phấn - phun râu ngắn, rất tốt cho q trình thụ phấn, thụ tinh. Giống có khoảng cách tung phấn - phun râu tốt nhất là NK54, NK6326, NK 6654.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.5. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trƣởng đƣợc tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Sau q trình thụ phấn, thụ tinh hạt ngơ đƣợc hình thành và phát triển, thời kỳ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác. Đây là thời kỳ chất hữu cơ đƣợc tích luỹ nhanh về hạt. Thời kỳ chín đƣợc xác định khi chân hạt xuất hiện điểm đen rõ.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các giống đều có thời gian từ gieo đến chín dao động 115 - 118 ngày (vụ xuân 2013) và dao động từ 117 – 120 ngày (vụ xuân 2014) thuộc nhóm chín trung bình, tƣơng đƣơng hoặc muộn hơn đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 47)