Sơ đồ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội (FULL TEXT) (Trang 52 - 131)

Chọn Quận/trường và trẻ tham gia nghiên cứu

Khám sàng lọc và đo âm ốc tai lần 1 tại trường (7191 trẻ)

Trẻ (+) (6854 trẻ)

Trẻ (-) (337 trẻ) Khám đo âm ốc tai

lần 2 tại Viện Nhi

Loại 23 trẻ âm tính giả Xác định đặc

điểm đối tượng

Đo ABR, ASR, Đơn âm, Nội soi TMH

(314 trẻ) Chọn ngẫu nhiên 628 trẻ làm nhóm chứng Phỏng vấn sâu 628 bà mẹ Phỏng vấn sâu 314 bà mẹ tại Viện Nhi Xác định các

yếu tố nguy cơ Xác định tỷ lệ nghe kém theo tuổi, giới Xác định đặc điểm và mức độ nghe kém

2.9 Khắc phục sai số

Nghiên cứu được tiến hành tại cộng đồng, sàng lọc đối tượng với số lượng lớn, do đó nhiều biện pháp sau đã được thực hiện nhằm khắc phục các sai số:

 Người tiến hành đo âm Ốc tai cho trẻ, đo các test thính giác chuyên sâu là bác sỹ (kỹ thuật viên) của Bệnh viện Nhi Trung ương đã được tập huấn và thực hành về quy trình đo âm Ốc tai theo một quy trình thống nhất.

 Máy đo OAE là máy đo cho độ chính xác cao và đều được hiệu chỉnh trước mỗi lần đo.

 Điều tra viên được tập huấn và thực hành phỏng vấn: Người phỏng vấn là các bác sỹ, kỹ thuật viên của Trung tâm Thính học tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã được tập huấn kỹ về cách tiếp cận, cách phỏng vấn và thực hành phỏng vấn theo một quy trình thống nhất.

 Giảm bớt sai số nhớ lại thông qua việc hỏi kỹ tiền sử, sử dụng các dấu hiệu bệnh bằng hình ảnh và đối chiếu với sổ theo dõi sức khỏe của mẹ và trẻ.

 Các công cụ nghiên cứu bao gồm bộ câu hỏi tại cộng đồng và bệnh án mẫu đều được các chuyên gia trong lĩnh vực TMH thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, được thử nghiệm và chỉnh sửa nhiều lần trước khi sử dụng trong thu thập số liệu chính thức tại cộng đồng và tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.10 Quản lý và xử lý số liệu

Xây dựng hệ thống nhập và quản lý số liệu. Số liệu được nhập 2 lần độc lập, sử dụng phần mềm Epi data 3.0.

Số liệu định lượng được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0 bao gồm các phân tích thống kê mơ tả, phân tích hồi quy đơn biến (sử dụng trong nghiên cứu bệnh-chứng). Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến cũng được phân tích nhằm tìm ra mơ hình các yếu tố liên quan.

Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng các tỷ lệ (%), tỷ suất chênh (OR) và tỷ suất chênh có hiệu chỉnh (adjusted OR) trong các phân tích đơn biến và đa biến với khoảng tin cậy (CI): 95%. Kiểm định 2 test, Fisher’exact test được sử dụng để xem xét sự khác biệt trong nhóm.

2.11 Đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông qua.

- Việc khám sàng lọc thực hiện trên địa bàn Hà Nội được sự đồng ý của Chi cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương.

- Nghiên cứu có sự đồng ý của cha mẹ, gia đình hoặc người giám hộ trẻ (Phụ lục 8: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu).

- Các kết quả đều được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. - Các trẻ có nghi ngờ nghe kém (thông qua khám sàng lọc ban đầu) sẽ được

tiếp tục thực hiện các test thính giác chuyên sâu tại Trung tâm Thính học – Bệnh viện Nhi Trung ương. (được khám ưu tiên và miễn phí cho tất cả các dịch vụ)

- Phương pháp đo OAE, ABR hoặc đơn âm không gây bệnh, không đau, không thâm nhập nên không gây chảy máu, không lây bệnh và khơng gây khó chịu cho trẻ.

- Các trẻ có xác định nghe kém sẽ được tư vấn cách chăm sóc, xử trí theo chế độ khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi của Bộ Y tế.

2.12 Một số hạn chế và khu trú của nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu được triển khai tại các trường mẫu giáo thuộc nội thành Hà Nội theo hình thức lựa chọn bốc thăm ngẫu nhiên, tuy nhiên nghiên cứu chỉ thực hiện ở những trường mẫu giáo công lập mà không thực hiện ở

những trường mẫu giáo dân lập, trường mẫu giáo tư thuộc nội thành Hà Nội. Tuy nhiên theo Sở Giáo dục Hà Nội, hơn 90,0% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo theo học tại những trường mẫu giáo công lập này, do đó việc nghiên cứu chỉ triển khai tại các trường mẫu giáo cơng lập có thể khơng ảnh hưởng gì tới kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ thực hiện ở nội thành Hà Nội, nơi các đặc điểm về nghe kém ở trẻ mẫu giáo có thể khác trẻ mẫu giáo ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Phương pháp sàng lọc đo âm ốc tai kích thích là phương pháp phù hợp trong sàng lọc nghe kém tại cộng đồng, tuy nhiên phương pháp này chỉ sàng lọc nghe kém do tổn thương và ảnh hưởng từ ốc tai trở ra, do đó những trẻnghe kém có nguyên nhân sau ốc tai vẫn không được phát hiện. Việc phát hiện loại nghe kém này phải được thực hiện bằng các phương pháp chuyên sâu hơn như ABR, đơn âm. Tuy nhiên, do vấn đề về nguồn lực như hậu cần, kinh phí và thời gian trong sàng lọc nghe kém tại cộng đồng, việc sử dụng các phương pháp chuyên sâu như ABR, đơn âm là khó khả thi. Phương pháp đo OAE có độ nhạy cao, do đó sử dụng phương pháp này trong sàng lọc nghe kém cho trẻ mẫu giáo tại cộng đồng vẫn là phương pháp phù hợp.

Do bản chất của nghiên cứu bệnh chứng là hồi cứu lại những yếu tố liên quan tới nghe kém ở trẻ do đó trong nghiên cứu này, một số yếu tố liên quan đến nghe kém như ảnh hưởng của tiếng ồn tới nghe kém, việc sử dụng một số loại kháng sinh tới nghe kém chưa được nghiên cứu. Thực tế cho thấy việc nghiên cứu tiếng ồn tới nghe kém ở trẻ em là rất phức tạp, khó có thể thực hiện trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó tìm hiểu tiền sử sử dụng một số nhóm kháng sinh ở trẻ cũng gặp nhiều khó khăn và có thể cho kết quả khơng chính xác bởi vì các bà mẹ sử dụng thuốc, biệt dược cho trẻ theo hướng dẫn, kê đơn của cán bộ y tế chứ khơng tìm hiểu sâu về loại thuốc, nhóm kháng sinh mà trẻ sử dụng.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 3.1.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo quận 3.1.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo quận

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo quận (n=7.191)

Quận

Nam Nữ Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Ba Đình 795 11,1 729 10,1 1524 21,2 Tây Hồ 761 10,6 781 10,9 1542 21,4 Đống Đa 628 8,7 543 7,6 1171 16,3 Thanh Xuân 763 10,6 689 9,6 1452 20,2 Hoàng Mai 818 11,4 684 9,5 1502 20,9 Tổng 3765 52,4 3426 47,6 7191 100

Kết quả bảng trên cho thấy tổng số có 7191 trẻ em ở 5 quận tham gia vào nghiên cứu đáp ứng cỡ mẫu theo yêu cầu và tỷ lệ phân bố số trẻ được chọn vào nghiên cứu của 5 quận khơng có sự khác biệt. Quận có số trẻ em ít nhất là 1171 trẻ, chiếm 16,3%, quận có số trẻ cao nhất, chiếm 21,4%.

3.1.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi (n=7.191)

Tuổi

Nam Nữ Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

2 tuổi 379 5,3 321 4,5 700 9,7

3 tuổi 872 12,1 809 11,3 1681 23,4

4 tuổi 1249 17,4 1138 15,8 2387 33,2

5 tuổi 1265 17,6 1158 16,1 2423 33,7

Số lượng trẻ trong nghiên cứu tăng dần với độ tuổi của trẻ, thấp nhất là trẻ 2 tuổi (9,7%), cao nhất là trẻ 5 tuổi, chiếm 33,7%.

3.1.2 Kết quả đo âm ốc tai (OAE) lần 1 tại cộng đồng 3.1.2.1 Tỷ lệ OAE (-) lần 1 theo quận 3.1.2.1 Tỷ lệ OAE (-) lần 1 theo quận

Bảng 3.3: Tỷ lệ OAE (-) theo quận (n=7.191)

Quận OAE (+) OAE (-)

Số trẻ % Số trẻ % Ba Đình 1451 95,2 73 4,8 Tây Hồ 1472 95,5 70 4,5 Đống Đa 1117 95,4 54 4,6 Thanh Xuân 1379 95,0 73 5,0 Hoàng Mai 1435 95,5 67 4,5 Tổng 6854 95,3 337 4,7

Các quận có tỷ lệ OAE (-) tương đối giống nhau, dao động từ 4,5% ở quận Tây Hồ, Hoàng Mai đến 5,0% ở quận Thanh Xuân. Tỷ lệ OAE (+) đều trên 95,0% ở tất cả các quận. Sự khác biệt về kết quả OAE (-) và OAE (+) giữa các quận khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.2.2 Tỷ lệ OAE(-) lần 1 theo tuổi

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ OAE (-) theo từng nhóm tuổi (n=7.191)

Biểu đồ trên cho thấy trẻ 2, 3 tuổi có tỷ lệ OAE (-) cao nhất, lần lượt là 8,1% và 6,0%. Trẻ 4 tuổi có tỷ lệ OAE (-) thấp nhất, chỉ 3,4%. Sự khác biệt về kết quả OAE (-) giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

8,1 6,0 3,4 4,0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi

p <0,05

Tỷ lệ %

3.1.2.3 Tỷ lệ OAE âm tính lần 1 theo giới

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ OAE (-) theo giới tính

Tỷ lệ đo âm ốc tai âm tính ở trẻ em nam và trẻ em nữ lần lượt là 5,0% và 4,3%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.2.4 Kết quả đo âm ốc tai sàng lọc lần 2

Bảng 3.4: Kết quả đo OAE lần 2 những trẻ OAE (-) lần 1 (n=337)

Trẻ OAE lần 2 OAE (-) OAE (+) Số trẻ % Số trẻ % Trẻ OAE (-) lần 1 314 93,2 23 6,8

Trong tổng số 337 trẻ có kết quả đo âm Ốc tai âm tính lần 1, sau khi được khám tai và được đo OAE lần 2 tại phịng cách âm chuẩn của Trung tâm thính học có 314 trẻ có kết quả OAE (-), chiếm 93,2%. Có 23 trẻ (6,8%) có kết quả OAE lần 2 (+). 5,0 4,3 3.8 4 4.2 4.4 4.6 4.8 5 5.2 Nam Nữ p>0,05 Tỷ lệ % Giới tính

3.1.3 Đặc điểm nghe kém của trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội qua đo ABR hoặc đơn âm hoặc đơn âm

3.1.3.1 Tỷ lệ nghe kém theo quận

Bảng 3.5: Tỷ lệ nghe kém theo quận (n=7191)

Quận Không nghe kém Nghe kém

Số trẻ % Số trẻ % Ba Đình 1.454 95,4 70 4,6 Tây Hồ 1.480 96,0 62 4,0 Đống Đa 1.118 95,5 53 4,5 Thanh Xuân 1.388 95,6 64 4,4 Hoàng Mai 1.437 95,7 65 4,3 Tổng 6.877 95,6 314 4,4

Tồn bộ 314 trẻ có kết quả OAE (-) lần 2 được đo và khám thính lực tại phịng cách âm tuyệt đối của bệnh viện Nhi Trung ương nhằm xác định tỷ lệ nghe kém và đặc điểm nghe kém của nhóm đối tượng này. Kết quả cho thấy tồn bộ 314 trẻ có kết quả OAE lần 2 âm tính đều được xác định là trẻ nghe kém sử dụng phương pháp đo ABR hoặc đơn âm. Như vậy qua 3 lần đo cho thấy tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo là 4,4%, trong đó cao nhất là quận Ba Đình (4,6%), tỷ lệ nghe kém thấp nhất ở quận Hoàng Mai (4,3%). Sự khác biệt về tỷ lệ nghe kém giữa các quận khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này cũng cho thấy nghiệm pháp đo âm ốc tai ứng dụng tại cộng đồng có giá trị thực tiễn và khả năng thực thi cao.

3.1.3.2 Tỷ lệ nghe kém theo lứa tuổi

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nghe kém theo lứa tuổi (n=7.191)

Trẻ 2 tuổi có tỷ lệ nghe kém cao nhất (7,9%), tiếp đó là trẻ 3 tuổi (5,4%), trẻ 4 và 5 tuổi có tỷ lệ nghe kém thấp hơn, 3,1% và 3,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

3.1.3.3 Tỷ lệ nghe kém theo giới tính

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trẻ nghe kém theo giới tính (n=7.191) 7,9 5,4 3,1 3,9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi

p<0,05 Tỷ lệ % Tuổi 4,7 4,0 4,4 3.6 3.8 4 4.2 4.4 4.6 4.8 Nam Nữ Chung p>0,05 Tỷ lệ % Giới tính

Tỷ lệ trẻ nghe kém là 4,4%, trong đó trẻ em nam có tỷ lệ nghe kém cao hơn trẻ em nữ, lần lượt là 4,7% và 4,0%. Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ nghe kém theo giới tính khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.3.4 Đặc điểm nghe kém theo nhóm tuổi

Bảng 3.6: Đặc điểm nghe kém theo tuổi và giới (n=314)

Tuổi Nam (176) Nữ (138) Chung (314)

Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 2 29 52,7 26 47,3 55 17,5 3 52 57,1 39 42,9 91 29,0 4 39 52,7 35 47,3 74 23,6 5 56 59,6 38 40,4 94 29,9 Tổng 176 56,1 138 43,9 314 100

Kết quả bảng trên cho thấy trẻ em nam có tỷ lệ nghe kém cao hơn trẻ em nữ ở tất cả 4 lứa tuổi (trẻ em nam chiếm 56,1% tổng số trẻ nghe kém, trẻ em nữ chiếm 43,9%). Trẻ 5 tuổi nghe kém chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi (29,9%), trẻ 2 tuổi nghe kém chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,5%). Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.3.5 Đặc điểm nghe kém theo vị trí tai và giới

Bảng 3.7: Đặc điểm trẻ nghe kém theo vị trí tai và giới (n=314)

Đặc điểm

Nam (176) Nữ (138) Chung (314)

Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ %

Chỉ nghe kém tai phải 22 12,5 19 13,8 41 13,0 Chỉ nghe kém tai trái 32 18,2 21 15,2 53 16,9

Nghe kém cả 2 tai 122 69,3 98 71,0 220 70,1

Tổng 176 56,1 138 43,9 314 100

Kết quả nghe kém theo vị trí tai cho thấy nghe kém cả hai tai là nghe kém phổ biến nhất ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội, chiếm 70,1%, tiếp đến là nghe kém tai trái (16,9%). Chỉ nghe kém tai phải là nghe kém thấp nhất, chỉ 13,0%. Tỷ lệ nghe kém theo vị trí tai ở nam và nữ là gần như nhau và khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.3.6 Kết quả khám nhĩ lượng trẻ nghe kém (n=314)

Bảng 3.8: Kết quả khám nhĩ lượng cho trẻ nghe kém Nhĩ Nhĩ lượng Kết quả Nam ( 176 ) Nữ ( 138) Chung (314) Số trẻ (%) Số trẻ (%) Số trẻ (%) Nhĩ lượng phải Bình thường 103 58,5 78 56,5 181 57,6 Viêm tai thanh

dịch 65 36,9 55 39,9 120 38,2 Viêm tắc vòi nhĩ 8 4,5 5 3,6 13 4,1 Nhĩ lượng trái Bình thường 89 50,6 72 52,2 161 51,3 Viêm tai thanh

dịch 72 40,9 58 42,0 130 41,4

Viêm tắc vòi

Kết quả khám nhĩ lượng cho thấy nhĩ lượng bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất, 57,6% nhĩ lượng phải và 51,3% nhĩ lượng trái có kết quả bình thường. Viêm tai thanh dịch chiếm tỷ lệ cao thứ nhì và viêm tai thanh dịch tai phải thường gặp hơn tai trái, 40,9% so với 36,9%. Trẻ em nam có kết quả khám nhĩ lượng phải bình thường cao hơn trẻ em nữ (58,5% và 56,5%), tuy nhiên kết quả lại ngược lại ở nhĩ lượng trái. Tỷ lệ trẻ em nam bị viêm tai thanh dịch thấp hơn tỷ lệ trẻ em nữ bị viêm tai thanh dịch ở cả nhĩ lượng phải và nhĩ lượng trái. Trái lại trẻ em nam bị viêm tắc vòi nhĩ cao hơn trẻ em nữ ở nhĩ lượng phải (4,5% và 3,6%) và nhĩ lượng trái (8,5% và 5,8%). Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.3.7 Kết quả phản xạ cơ bàn đạp ở trẻ nghe kém (n=314)

Bảng 3.9: Kết quả phản xạ cơ bàn đạp ở trẻ nghe kém

Cơ bàn đạp Kết quả Nam ( 176 ) Nữ ( 138) Chung (314) Số trẻ (%) Số trẻ (%) Số trẻ (%) Phản xạ cơ bàn đạp phải Âm tính 89 50,6 84 60,9 173 55,1 Phản xạ cơ bàn đạp trái Âm tính 96 54,5 79 54,7 175 55,7 Tỷ lệ âm tính ở cơ bàn đạp phải và trái là gần bằng nhau, 55,1% và 55,7%. Tỷ lệ âm tính cơ bàn đạp phải và trái ở nam đều thấp hơn ở nữ. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.3.8 Mức độ nghe kém của trẻ

Bảng 3.10: Mức độ nghe kém của trẻ theo giới (n=314) Mức độ nghe kém Nam Nữ Chung Số trẻ (%) Số trẻ (%) Số trẻ (%) Nghe kém nhẹ (từ 21 - ≤40 dB) 80 45,5 64 46,4 144 45,9 Nghe kém vừa (từ 41- 70 dB) 72 40,9 59 42,8 131 41,7 Nghe kém nặng đến sâu (≥70dB) 24 13,6 15 10,9 39 12,4

Nghe kém mức độ nhẹ là mức độ nghe kém phổ biến nhất, chiếm 45,9% trong tổng số nghe kém, tiếp đó là nghe kém mức độ vừa, chiếm 41,7%, nghe kém nặng đến sâu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ 12,4%. Trẻ em nam có tỷ lệ nghe kém mức độ nhẹ và vừa thấp hơn trẻ em nữ, 45,5% so với 46,4% nghe kém mức độ nhẹ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội (FULL TEXT) (Trang 52 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)