Mức độ nghe ké mở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội (FULL TEXT) (Trang 86 - 88)

1.4 .Tình hình nghe kém

4.1.6Mức độ nghe ké mở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội

4.1. Đặc điểm nghe ké mở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội

4.1.6Mức độ nghe ké mở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội

Ở nước ta cịn rất ít các nghiên cứu sàng lọc, nghiên cứu đặc điểm nghe kém của trẻ theo 2 giai đoạn đo âm ốc tai và làm các nghiệm pháp khiếm thính chuyên sâu hơn. Các nghiên cứu trước đây thường chỉ dừng lại ở phương pháp đo âm ốc tai sàng lọc [12], do đó chỉ cho biết tình trạng trẻ có nghi ngờ nghe

kém chứ không biết được các mức độ nghe kém của trẻ. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mức độ nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội bằng những xét nghiệm thính học hiện đại, có độ tin cậy cao tại Trung tâm Thính học của Bệnh viện Nhi Trung ương. Tất cả trẻ em được xác định có nghe kém qua đo OAE lần 2 tại Trung tâm thính học tiếp tục được đo bằng các xét nghiệm chuyên sâu hơn như ABR hoặc đơn âm nhằm xác định trẻ thực sự có nghe kém và mức độ nghe kém của trẻ. Kết quả cho thấy nghe kém mức độ nhẹ (21- ≤40 dB) là mức độ nghe kém phổ biến nhất (45,9%) sau đó là mức độ nghe kém vừa (41,7%), đặc biệt trẻ có mức độ nghe kém nặng đến sâu ( >70dB) chiếm tới 12,4%.

Mặc dù cịn ít nghiên cứu tìm hiểu mức độ nghe kém ở trẻ em Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả mức độ nghe kém ở học sinh tiểu học thành phố Hải Phòng. Trong số những học sinh bị nghe kém ở thành phố Hải Phịng, 78,5% trẻ có mức độ nghe kém nhẹ (20-40db), chỉ 18,5% trẻ nghe kém mức độ vừa (40-60dB), rất ít học sinh nghe kém mức độ nặng và rất nặng (3,0%) [39]. Nghiên cứu ở Nigeria ở trẻ dưới 6 tháng tuổi cho thấy trong số trẻ bị nghe kém cả 2 tai, chiếm 83,9% thì nghe kém mức độ vừa (41-70 dB) chiếm tỷ lệ cao nhất 44,6%, nghe kém mức độ nặng và sâu >70dB là 17,9%. Tuy nhiên tỷ lệ nghe kém mức độ nhẹ (30-40 dB) chỉ chiếm 21,4% [92]. Sự khác biệt về tỷ lệ các mức độ nghe kém có thể do tiêu chuẩn phân loại các mức độ nghe kém. Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn phân loại các mức độ nghe kém của TCYTTG [62], Hiệp hội Phát âm - Ngơn ngữ - Thính học của Mỹ [60], Ủy ban nghe kém ở trẻ sơ sinh [77]…Tiêu chuẩn phân loại của TCYTTG cho rằng trẻ được phân loại nghe kém nhẹ khi mất sức nghe ở 26-40dB, nghe kém vừa khi mất sức nghe từ 41-60dB [62], trong khi đó Hiệp hội Phát âm - Ngôn ngữ - Nghe kém của Mỹ cho rằng mức độ giảm thính lực nhẹ ở ngưỡng nghe 16- 25dB, trung bình 26-40dB, các mức độ nặng vừa, nặng, rất nặng là >41dB. Như vậy việc phân loại các mức độ nghe kém theo các ngưỡng nghe là rất khác nhau

theo từng phân loại chẩn đốn. Nghiên cứu của chúng tơi phân loại các mức độ nghe kém thừa nhận rằng trẻ mất ngưỡng nghe từ 20-40dB được coi là trẻ có nghe kém mức độ nhẹ và chỉ chia các mức độ nghe kém thành 3 mức độ là nhẹ, vừa và nặng hoặc sâu.Việc chia các mức độ nghe kém tạo thuận lợi cho việc xác định các biện pháp can thiệp phù hợp cho trẻ [125].

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội (FULL TEXT) (Trang 86 - 88)