1.4 .Tình hình nghe kém
1.4.2. Tình hình nghe ké mở Việt Nam
Ở Việt Nam các nghiên cứu về giảm thính lực, nghe kém chưa thực sự được quan tâm. Trong những năm gần đây có một vài cơng trình nghiên cứu đánh giá và tình hình tàn tật ở cộng đồng và giảm thính lực ở trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tiến hành với những nghiệm pháp và công cụ thu thập thông tin trên một quần thể nghiên cứu nhỏ.
Năm 1996, một nghiên cứu đánh giá về tình hình tàn tật tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy tỷ lệ gặp khó khăn về nghe nói ở tất cả các lứa tuổi chiếm 22,7%, ở Thanh Hóa, tỷ lệ này là 18,5% [22]. Theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2003 cả nước 662.000 trẻ từ 0-18 tuổi bị khuyết tật, chiếm 2,4%. Trong đó, rối loạn thần kinh và khiếm thính là loại khuyết tật phổ biến thứ hai, chiếm 17%, sau khuyết tật vận động (29%) [7].
Nghiên cứu “Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam trong 17 năm qua” [5], [15] cho thấy tỉ lệ trẻ có khó khăn về nghe nói chiếm 17,6% tổng số người tàn tật. Kết quả chương trình thống kê trẻ em tàn tật ở bệnh viện Đà Nẵng từ năm 1990 đến 1997 cho thấy 14/1.313 (1,07%) trẻ có khó khăn về nghe/nói. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dùng các phương tiện thô sơ như chuông tự tạo và đánh giá sức nghe bằng chủ quan của người đo [34]. Năm 2001, tác giả Lê Thị Lan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phản ứng thính giác trên 900 trẻ sơ sinh có nguy cơ cao tại bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em bằng chuông tự tạo. Kết quả cho thấy tỷ lệ không đáp ứng với âm thanh ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao là 4,4% [21]. Tương tự như đánh giá ở Đà Nẵng, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ dùng những kỹ thuật thô sơ trong đo lường phản ứng thính giác ở trẻ, do đó chỉ cho kết quả là “Có” hay “Khơng” có phản ứng thính giác. Do vậy các kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều sai số khác nhau trong quá trình thu thập thông tin.
Phạm Thị Cơi và cộng sự đã xác định vai trị của âm phát ốc tai kích thích trong đánh giá thính giác ở 823 trẻ dưới 5 tuổi được chọn ngẫu nhiên tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Phú Thọ, kết quả cho thấy 4,87% cho kết quả nghi ngờ giảm thính lực cần phải kiểm tra lại. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng không cho biết các mức độ (độ nặng, nhẹ) nghe kém ở nhóm đối tượng nghiên cứu này [9]. Gần đây, một nghiên cứu sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh đã được tiến hành với 12.202 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai cho thấy, có tới 3,4% trẻ sơ sinh có nghi ngờ bị giảm thính
lực. Những can thiệp sớm như huấn luyện cho gia đình kỹ năng giao tiếp sớm cũng đã được tiến hành cho các trẻ nghi ngờ giảm thính lực [37]. Nghiên cứu về giảm thính lực cũng đã được thực hiện đối với những trẻ có nguy cơ cao bị nghe kém. Năm 2011, tác giả Lê Thị Thu Hà đã tiến hành sàng lọc nghe kém ở 305 trẻ có nguy cơ cao (sinh non, vàng da, nhẹ cân…) được điều trị tại Khoa điều trị tích cực sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai kính thích. Kết quả cho thấy có tới 21% trẻ có nghi ngờ bị giảm thính lực, trong đó chủ yếu là bị nghe kém cả hai tai, chiếm 15,4% [12]. Một nghiên cứu khác sàng lọc sơ sinh bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai kích thích được tiến hành với 6.571 trẻ sơ sinh thuộc 66 xã ở tỉnh Thái Bình cho thấy có 0,24% trẻ sơ sinh giảm thính lực [31].