- Lào Cai tiếp giáp với phía Tây Nam (Trung Quốc), thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lƣu ngoại thƣơng, trở thành trung tâm dịch vụ xuất - nhập khẩu và du lịch của miền Bắc và cả nƣớc.
- Đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành là cầu nối quan trọng cho sự thông thƣơng trong hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc), tạo sự thuận lợi cho việc thu hút các nguồn lực về Lào Cai.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng trữ lƣợng lớn, phong phú, quý hiếm tạo cơ hội cho Lào Cai thu hút các nhà đầu tƣ, thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, là động lực khuyến khích đẩy mạnh quá trình chuyển dịch kinh tế kèm theo chuyển dịch về lao động.
- Những cơ chế, chính sách mới của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động; cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nhiều cơ hội cho ngƣời lao động đƣợc nâng cao trình độ và có công ăn việc làm ổn định.
3.1.3. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020
Dự báo về cung lao động: Giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh Lào Cai là 1,3%/năm, đến năm 2020 dân số của tỉnh đạt 704,4 nghìn ngƣời, cụ thể nhƣ sau:
61
Bảng 3.1: Dự báo cung lao động giai đoạn 2015 – 2020
Đơn vị tính: Nghìn người
Năm Dân số Số ngƣời trong độ tuổi lao động
A 1 2
2020 704,4 380,4
Kết quả điều tra nhu cầu học nghề lao động nông thôn cho thấy mỗi năm có 3% lao động khu vực nông thôn trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề chuyển sang làm việc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời với việc thực hiện chƣơng trình đại hoá khu vực nông thôn tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có xu hƣớng giảm dần. Theo dự báo thì giai đoạn 2011 - 2015 có trên 40 nghìn lao động khu vực nông, lâm nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc ở khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giai đoạn 2016 - 2020 có trên 30 nghìn lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm.
Dự báo về cầu lao động
- Đối với lao động trong nền kinh tế:
* Về số lượng: Với tốc độ tăng trƣởng của các ngành kinh tế và tăng năng xuất lao động, cùng với triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực trong các ngành kinh tế đến năm 2020 cần 364,4 nghìn ngƣời, cụ thể:
- Giai đoạn 2015 - 2020: Nhu cầu lao động tham gia trong các ngành kinh tế phân theo từng lĩnh vực, trong đó:
+ Ngành nông, lâm nghiệp: 162,2 nghìn ngƣời (bằng 44,5%), giảm 28,3 nghìn ngƣời so với năm 2015 (tỷ lệ giảm 14,8%).
+ Ngành công nghiệp, xây dựng: 86,4 nghìn ngƣời, tăng 21,3 nghìn ngƣời so với năm 2015 (tỷ lệ tăng 32,7%).
+ Ngành thƣơng mại, dịch vụ: 115,9 nghìn ngƣời, tăng 28,6 nghìn ngƣời so với năm 2015 (tỷ lệ tăng 32,8%).
62
Giai đoạn 2016 - 2020 có 28,3 ngàn lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (bình quân mỗi năm có gần 6 nghìn lao động chuyển đổi).
* Về chất lượng lao động:
Bảng 3.2: Dự báo cầu chất lƣợng lao động giai đoạn 2015 - 2020.
Năm
Cầu lao động qua
đào tạo
Lao động theo trình độ (nghìn người)
Số lƣợng (nghìn ngƣời) Tỷ lệ (%) Dạy nghề ngắn hạn Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2020 247,7 68,0 122,121 50,2 23,8 7,0 15,01 11,04 13,09 4,4
- Đối với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị:
* Về số lượng: Tổng số nhu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2020 là 33,581 nghìn ngƣời, tăng 36% so với năm 2015, trong đó:
+ Cán bộ, công chức hành chính là 2,9 nghìn ngƣời, tăng 20,5% so với năm 2015.
+ Cán bộ, công chức cấp xã là 3,6 nghìn ngƣời, tăng 13,6% so với năm 2015.
+ Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp là 27 nghìn ngƣời, tăng 42% so với năm 2015.
* Về chất lượng: Giai đoạn 2015 - 2020, nhu cầu nhân lực cần bổ sung thêm: + Nhân lực có trình độ trung cấp: 0,859 nghìn ngƣời.
+ Nhân lực trình độ cao đẳng, đại học: 1.985 nghìn ngƣời. + Nhân lực có trình độ trên đại học: 0,286 nghìn ngƣời.
63
Giai đoạn 2015 - 2020 cần phải cung ứng thêm cho nền kinh tế 44 nghìn lao động, theo đó sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ giữa các ngành đến năm 2020: nông, lâm nghiệp chiếm 44,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 23,7%; dịch vụ chiếm 31,8% và cơ cấu lao động qua đào tạo phải đạt tỷ lệ là 1-1-2 (một đại học, cao đẳng - một trung cấp - hai lao động công nhân kỹ thuật).
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2020
3.2.1. Quan điểm phát triển nhân lực
- Kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao từ các địa phƣơng khác trong nƣớc đến làm việc; chú trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là ngƣời dân tộc thiểu số; ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh có thế mạnh.
- Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dƣỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nhân lực.
- Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát triển nhân lực cần tập trung nâng cao tay nghề đồng đều cho ngƣời lao động, bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc đầu tƣ có trọng điểm để thu hút và đào tạo ra những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhằm phục vụ cho những ngành nghề là mũi nhọn của tỉnh.
3.2.2. Mục tiêu và chỉ tiêu phát triển nhân lực
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nƣớc; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông, lâm, ngƣ
64
nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và xoá đói giảm nghèo bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu duy trì đến năm 2020 tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT là 95% và tỉnh duy trì đƣợc chuẩn phổ cập THCS.
- Đào tạo nghề cho 80% học sinh không thi đỗ vào đại học. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 57,9% vào năm 2020.
- Phấn đấu tạo việc làm mới giai đoạn 2016 – 2020 bình quân cho khoảng 7,5 nghìn ngƣời/năm.
- Phấn đấu cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh đến năm 2020 đạt 78% có trình độ đại học, 5,6% có trình độ trên đại học, 100% đƣợc bồi dƣỡng theo ngành và theo chức danh lãnh đạo quản lý; công chức cấp xã đến năm 2020 có 100% cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn đạt các tiêu chuẩn quy định, 90% đạt trình độ trung cấp trở lên, 100% cán bộ đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành theo vị trí công việc, 90 % công chức xã thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
- Tỷ lệ nhân lực trong các ngành: đến năm 2020: Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 44,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,7% và dịch vụ chiếm 31,8%.
65
3.3. Những giải pháp quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Lào Cai đến năm 2020
3.3.1 Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nhân lực
Cơ cấu, sắp xếp lại lực lượng lao động trong các ngành kinh tế
- Giai đoạn 2015 - 2020: Chuyển đổi lao động từ lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:
+ Giảm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: 28,3 nghìn ngƣời. + Tăng ngành công nghiệp, xây dựng: 21,3 nghìn ngƣời. + Tăng ngành thƣơng mại, dịch vụ: 28,6 nghìn ngƣời.
Bên cạnh việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, cần phải tuyển dụng thêm 21,6 nghìn lao động từ bên ngoài tỉnh vào đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành. Về số lƣợng vẫn duy trì nhƣ giai đoạn 2015 - 2020, nhƣng về chất lƣợng đòi hỏi các lao động bổ sung thêm vào các lĩnh vực này đều phải qua đào tạo từ trình độ trung cấp nghề trở lên đối với công nhân kỹ thuật và trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với lao động phổ thông. Đặc biệt, ƣu tiên bổ sung thêm nguồn lao động có chất lƣợng cao trình độ cao đẳng, đại học những ngành nghề mũi nhọn của tỉnh.
Cân đối nguồn lực:
Tổng nhu cầu lao động đến năm 2020 là 364,4 nghìn ngƣời; trong đó lao động qua đào tạo: 247,7 nghìn ngƣời, gồm:
+ Trên đại học: 4,4 nghìn ngƣời. + Đại học: 13,1 nghìn ngƣời.
+ Cao đẳng và khác: 230,2 nghìn ngƣời.
- Khả năng đáp ứng của tỉnh: 236,7 nghìn lao động qua đào tạo, trong đó: + Trên đại học: 3,8 nghìn ngƣời.
+ Đại học: 12,7 nghìn ngƣời.
66
- Thu hút từ bên ngoài tỉnh: 11 nghìn lao động qua đào tạo (bình quân 2,2 nghìn lao động/năm), trong đó:
+ Trên đại học: 0,6 nghìn ngƣời. + Đại học: 0,4 nghìn ngƣời.
+ Cao đẳng và khác (cao đẳng nghề và công nhân có trình độ kỹ thuật cao): 10 nghìn ngƣời.
* Cân đối về Đào tạo: Giai đoạn 2016 - 2020 dự ƣớc đào tạo mới cho 104,3 nghìn lao động, trong đó chia theo trình độ đào tạo:
- Trên đại học: 0,586 nghìn ngƣời. - Đại học: 6,661 nghìn ngƣời.
- Cao đẳng và khác: 97,053 nghìn ngƣời.
Giai đoạn 2016 - 2020, theo lộ trình đề ra tỉnh Lào Cai sẽ liên kết với Đại học Thái nguyên mở một phân viện trực thuộc tại tỉnh và các trƣờng Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật, Trung cấp Y tế và Trƣờng Trung cấp nghề đƣợc lên thành cao đẳng, do đó có thể đáp ứng đào tạo tại địa phƣơng cho 100,38 nghìn ngƣời với các cấp trình độ nhƣ: Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Giai đoạn này, tỉnh vẫn phải tiếp tục đào tạo ngoài tỉnh cho 3,916 nghìn ngƣời đối với các cấp học nhƣ: Trên đại học và một số ngành thuộc đại học và cao đẳng nghề mà các trƣờng trong tỉnh chƣa đủ năng lực đào tạo.
Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật cho nguồn lao động giai đoạn 2016 - 2020 cho 134,1 nghìn ngƣời, trong đó:
+ Đào tạo mới: 104,3 nghìn ngƣời. + Đào tạo lại: 29,7 nghìn ngƣời.
67
Bảng 3.3: Nhu cầu lao động đƣợc đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
Chỉ tiêu
Hệ Dạy nghề (Tổng cục Dạy
nghề Hệ đào tạo (Bộ GD & ĐT) Dạy nghề dƣới 3 tháng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề TCCN Cao đẳng Đại học Trên ĐH A 1 2 3 4 5 6 7 8 I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 14.500 7.040 3.200 1.050 4.800 1.150 1.250 130 II. Công nghiệp
xây dựng 9.000 7.100 3.900 2.050 5.300 1.750 1.623 140 III. Dịch vụ 18.000 3.250 3.150 650 7.760 3.424 3.788 316
Bảng 3.4: Nhu cầu lao động đƣợc đào tạo lại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
Chỉ tiêu
Hệ Dạy nghề (Tổng cục Dạy
nghề Hệ đào tạo (Bộ GD & ĐT) Dạy nghề dƣới 3 tháng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề TCCN Cao đẳng Đại học Trên ĐH A 1 2 3 4 5 6 7 8 Đến năm 2020 7.700 3.539 1.583 479 720 3.231 11.361 1.115 I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.700 800 400 150 100 700 3.500 270
II. Công nghiệp xây dựng
2.700 1.450 550 120 150 750 3.151 400 III. Dịch vụ 3.300 1.289 633 209 470 1.781 4.710 445
68
- Tập trung đào tạo đối tƣợng và ngành nghề nhƣ sau:
+ Đối với dạy nghề: Đối tƣợng chủ yếu hƣớng đến là lao động phổ thông ở nông thôn, vùng giải phóng mặt bằng, lao động thất nghiệp khu vực thành thị. Đào tạo theo các lĩnh vực ngành nghề, nhƣ: Lái xe, sửa chữa cơ khí, điện dân dụng, khoan nổ mìn, chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, chế biến nông sản, nuôi trồng thuỷ sản, các nghề truyền thống, kinh doanh thƣơng mại, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, sản xuất vật liệu xây dựng,... đối với trình độ sơ cấp nghề; khai thác mỏ, tuyển khoáng, sản xuất hoá chất, luyện kim, vận hành máy, thiết bị, vận hành máy thuỷ điện, sửa chữa cơ khí, chế biến cao su, vật liệu xây dựng, thông tin - truyền thông, y - dƣợc, chế biến lâm sản, thƣơng mại - du lịch,.. đối với trình độ trung cấp nghề; chế biến khoáng sản, luyện kim, điện dân dụng - công nghiệp, cán kéo kim loại,.. đối với trình độ cao đẳng nghề.
+ Đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Chú trọng đến nhóm nhân lực lãnh đạo - quản lý và nhân lực hành chính công; nhân lực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm... tổ chức cho đi học chuyên sâu về lĩnh vực ngành đƣợc phân công phụ trách.
+ Đối với đào tạo chuyên nghiệp: Chú trọng đào tạo những học sinh có học lực khá và giỏi hƣớng ngành nghề đào tạo vào các nhóm ngành nhƣ: quản trị doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật, kỹ sƣ trình độ cao, bác sỹ chuyên khoa, kinh tế, khoa học - công nghệ, đại học sƣ phạm, ... đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cơ sở dạy nghề, bệnh viện.
Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực:
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng chuyển dịch kinh tế, cụ thể:
69
Cơ cấu kinh tế đƣợc xác định: Thƣơng mại, dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sự phát triển này đòi hỏi sự phát triển ngành dịch vụ để hỗ trợ, cung cấp đầu vào (thƣợng nguồn) nhƣ: nghiên cứu và phát triển, các nghiên cứu khả thi, thiết kế sản phẩm, đào tạo nhân viên; các dịch vụ đầu vào (trung nguồn) nhƣ: kế toán, luật pháp, kỹ thuật, kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, bảo dƣỡng, sửa chữa thiết bị, tài chính, viễn thông...; và đầu vào (hạ nguồn) nhƣ: quảng cáo, phân phối, vận tải, kho hàng. Song song với các dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp phát triển thì các ngành dịch vụ khác cũng đang phát triển ổn định. Giai đoạn này sẽ chứng kiến Lào Cai trở thành “trung tâm dịch vụ” của vùng Trung du miền núi Bắc bộ và cả nƣớc.
- Nâng cao năng suất lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của nguồn lao động, hƣớng lao động đến việc tự