Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh lào cai giai đoạn 2011 2020 (Trang 60 - 61)

Cùng với những kết quả đạt đƣợc khá ấn tƣợng về phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, nhất là tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc duy trì liên tục ở mức cao và ổn định, cùng với sự chỉ đạo của Trung ƣơng, tỉnh đã luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nguồn nhân lực của tỉnh đã có sự phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, tạo ra những lợi thế rất cơ bản.

- Cơ cấu nguồn nhân lực trẻ với tỷ lệ thanh niên trong nhóm 15 - 34 tuổi chiếm 60,7% tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động, cao hơn mức trung bình cả nƣớc 7,8% và vùng 8,1%.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lào Cai nhìn chung có trình độ chuyên môn cơ bản, có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, có ý chí phấn đấu vƣơn lên đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong những năm qua luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, địa phƣơng trong tỉnh và đƣợc cụ thể hoá bằng các nghị quyết chuyên đề của tỉnh

53

và các địa phƣơng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là nền tảng khai thác, phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, phục vụ nâng cao đời sống của nhân dân.

- Hệ thống cơ sở đào tạo đƣợc đầu tƣ nâng cấp cả về số lƣợng và quy mô đào tạo, trong đó số cơ sở dạy nghề công lập tăng 100% so với năm 2009; cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ bổ sung, đặc biệt các trƣờng Cao đẳng nghề, Cao đẳng Cộng đồng và Cao đẳng Sƣ phạm đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, có quy mô về phòng học, nhà xƣởng, thiết bị thực hành tăng hàng chục lần.

- Đội ngũ giáo viên tăng 30%, số giáo viên đạt chuẩn tăng 40% so với năm 2009, nhiều tài liệu, giáo trình đƣợc biên soạn, chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu đào tạo và ngành nghề phát triển kinh tế của địa phƣơng, đặc biệt những ngành nghề truyền thống của mỗi dân tộc.

- Chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng cao, thực hiện liên doanh liên kết trong đào tạo và tranh thủ sự hỗ trợ của các trƣờng Trung ƣơng đào tạo nghề cho lao động của tỉnh, đặc biệt các dự án lớn của tỉnh.

- Nhận thức của nhân dân, ngƣời lao động trong tỉnh về học nghề, chuyển đổi việc làm đã có bƣớc chuyển biến quan trọng, trở thành một nhu cầu thiết thực, phục vụ xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Công tác đào tạo đã đƣợc xã hội hoá, đƣợc huy động từ nhiều nguồn lực, trong đó có sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp và ngƣời học (từ năm 2009 đến hết năm 2013 đã huy động trên 1,1 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc là 264 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh lào cai giai đoạn 2011 2020 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)