Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh lào cai giai đoạn 2011 2020 (Trang 64 - 95)

- Do xuất phát điểm của tỉnh thấp và trình độ, năng lực của đội ngũ ngƣời lao động còn hạn chế.

- Tỷ lệ học sinh tại vùng nông thôn còn bỏ học cao, nguyên nhân do trẻ phải cùng bố mẹ tham gia sản xuất.

- Sản xuất của tỉnh vẫn còn lạc hậu. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn cao (27,9%), số lao động trong các ngành nghề nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn lớn (72,2%), số ngƣời lao động chƣa qua đào tạo chiếm đa số. - Sự mất cân đối trong phân bổ nguồn lực. Công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm vì vậy chƣa chuyển dịch đƣợc cơ cấu lao động từ nông nghiệp nông thôn sang lao động công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

57

- Việc phát triển nguồn nhân lực những năm qua còn nhiều bất cập, mặc dù đã có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các ngành và của tỉnh nhƣng các giải pháp đƣa ra còn chƣa đồng bộ, chủ yếu thực hiện theo đề án trong 5 năm và kế hoạch hàng năm của các cấp, các ngành; việc phát triển nhân lực giữa các ngành còn nhiều chồng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể dẫn đến tình trạng hiện nay là vừa thừa vừa thiếu.

- Nội dung và phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập: Các phƣơng pháp dạy và học hiện nay tạo ra sự thụ động đối với ngƣời học, nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành. Khi làm việc ngƣời lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế nên các tổ chức, chủ sử dụng thƣờng phải đào tạo lại, gây lãng phí về tiền bạc, thời gian.

- Trong những năm qua tuy cơ sở vật chất của các trƣờng đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Đa số các cơ sở dạy nghề đều mới thành lập hoặc đƣợc xây dựng mới nên nhu cầu về đầu tƣ là rất lớn, còn thiếu nhiều hạng mục nhƣ: ký túc xá, phòng thí nghiệm, thực hành, trang thiết bị thực hành...

- Chính sách thu hút lao động chƣa thực sự hấp dẫn cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế.

58

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020

3.1. Dự báo những nhân tố tác động đền phát triển nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2020

3.1.1. Nhân tố bên ngoài

- Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng cao trong các năm tới. Nhu cầu sử dụng nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, do vậy phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trƣờng lao động trong điều kiện mới.

- Việt Nam đang thực hiện chiến lƣợc cơ cấu lại nền kinh tế và tái cấu trúc lại các loại hình doanh nghiệp một cách hợp lý hơn để thích ứng với điều kiện kinh tế đầy biến động của kinh tế thế giới, sự phát triển của kinh tế tri thức. Do đó việc không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới. Quá trình tái cấu trúc có tác động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao nhƣ: Công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chính xác cao, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.... Đồng thời, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và công nghiệp hoá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nƣớc ta sau khủng khoảng sẽ đƣợc thúc đẩy trên bình diện quốc gia, vùng, địa phƣơng, doanh nghiệp và sản phẩm. Trong đó, chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp là chủ yếu; chuyển sang các ngành, lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ phải thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực về chất lƣợng và số lƣợng, đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

59

- Sau khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới đã phục hồi dần, các thị trƣờng cho hoạt động xuất, nhập khẩu đƣợc mở rộng. Khả năng hội nhập, kết nối nền kinh tế nƣớc ta với kinh tế khu vực và toàn cầu càng chặt chẽ và toàn diện. Vị thế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế không ngừng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên các yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực của các ngành sản xuất, kinh doanh hƣớng vào xuất khẩu và nhân lực cho xuất khẩu lao động đòi hỏi phải đƣợc cải thiện nhanh chóng.

- Sự hội nhập kinh tế sâu sắc của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đang dẫn tới sự dịch chuyển nền kinh tế theo hƣớng chú trọng hơn vào dịch vụ và công nghiệp, vào những ngành có giá trị xuất nhập khẩu lớn, tốc độc xuất khẩu nhanh. Đồng thời nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lƣợng hàng hoá dịch vụ. Với tƣ cách là một loại chi phí đầu vào có ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất và chất lƣợng hàng hoá dịch vụ, yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao. Nếu không đáp ứng đƣợc các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ mất dần đi lợi thế cạnh tranh của mình, sẽ chỉ là nơi gia công cho các nƣớc khác. Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng đƣợc yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng số ngƣời thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về an sinh xã hội. Do đó, đối phó với khủng khoảng theo hƣớng tích cực là tập trung vào tái tạo lại nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu suất lao động về lâu dài thông qua các biện pháp nhƣ đầu tƣ vào kỹ năng của lực lƣợng lao động, vào nghiên cứu và phát triển và các biện pháp khác để nâng cao chất lƣợng lao động.

- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của các nền kinh tế phát triển có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, các máy móc thiết bị

60

hiện đại, tự động hóa cao đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đƣợc đào tạo đúng tiêu chuẩn; số lƣợng lao động giản đơn thấp.

3.1.2. Nhân tố trong tỉnh.

- Lào Cai tiếp giáp với phía Tây Nam (Trung Quốc), thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lƣu ngoại thƣơng, trở thành trung tâm dịch vụ xuất - nhập khẩu và du lịch của miền Bắc và cả nƣớc.

- Đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành là cầu nối quan trọng cho sự thông thƣơng trong hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc), tạo sự thuận lợi cho việc thu hút các nguồn lực về Lào Cai.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng trữ lƣợng lớn, phong phú, quý hiếm tạo cơ hội cho Lào Cai thu hút các nhà đầu tƣ, thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, là động lực khuyến khích đẩy mạnh quá trình chuyển dịch kinh tế kèm theo chuyển dịch về lao động.

- Những cơ chế, chính sách mới của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động; cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nhiều cơ hội cho ngƣời lao động đƣợc nâng cao trình độ và có công ăn việc làm ổn định.

3.1.3. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020

Dự báo về cung lao động: Giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh Lào Cai là 1,3%/năm, đến năm 2020 dân số của tỉnh đạt 704,4 nghìn ngƣời, cụ thể nhƣ sau:

61

Bảng 3.1: Dự báo cung lao động giai đoạn 2015 – 2020

Đơn vị tính: Nghìn người

Năm Dân số Số ngƣời trong độ tuổi lao động

A 1 2

2020 704,4 380,4

Kết quả điều tra nhu cầu học nghề lao động nông thôn cho thấy mỗi năm có 3% lao động khu vực nông thôn trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề chuyển sang làm việc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời với việc thực hiện chƣơng trình đại hoá khu vực nông thôn tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có xu hƣớng giảm dần. Theo dự báo thì giai đoạn 2011 - 2015 có trên 40 nghìn lao động khu vực nông, lâm nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc ở khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giai đoạn 2016 - 2020 có trên 30 nghìn lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm.

Dự báo về cầu lao động

- Đối với lao động trong nền kinh tế:

* Về số lượng: Với tốc độ tăng trƣởng của các ngành kinh tế và tăng năng xuất lao động, cùng với triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực trong các ngành kinh tế đến năm 2020 cần 364,4 nghìn ngƣời, cụ thể:

- Giai đoạn 2015 - 2020: Nhu cầu lao động tham gia trong các ngành kinh tế phân theo từng lĩnh vực, trong đó:

+ Ngành nông, lâm nghiệp: 162,2 nghìn ngƣời (bằng 44,5%), giảm 28,3 nghìn ngƣời so với năm 2015 (tỷ lệ giảm 14,8%).

+ Ngành công nghiệp, xây dựng: 86,4 nghìn ngƣời, tăng 21,3 nghìn ngƣời so với năm 2015 (tỷ lệ tăng 32,7%).

+ Ngành thƣơng mại, dịch vụ: 115,9 nghìn ngƣời, tăng 28,6 nghìn ngƣời so với năm 2015 (tỷ lệ tăng 32,8%).

62

Giai đoạn 2016 - 2020 có 28,3 ngàn lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (bình quân mỗi năm có gần 6 nghìn lao động chuyển đổi).

* Về chất lượng lao động:

Bảng 3.2: Dự báo cầu chất lƣợng lao động giai đoạn 2015 - 2020.

Năm

Cầu lao động qua

đào tạo

Lao động theo trình độ (nghìn người)

Số lƣợng (nghìn ngƣời) Tỷ lệ (%) Dạy nghề ngắn hạn cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2020 247,7 68,0 122,121 50,2 23,8 7,0 15,01 11,04 13,09 4,4

- Đối với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị:

* Về số lượng: Tổng số nhu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2020 là 33,581 nghìn ngƣời, tăng 36% so với năm 2015, trong đó:

+ Cán bộ, công chức hành chính là 2,9 nghìn ngƣời, tăng 20,5% so với năm 2015.

+ Cán bộ, công chức cấp xã là 3,6 nghìn ngƣời, tăng 13,6% so với năm 2015.

+ Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp là 27 nghìn ngƣời, tăng 42% so với năm 2015.

* Về chất lượng: Giai đoạn 2015 - 2020, nhu cầu nhân lực cần bổ sung thêm: + Nhân lực có trình độ trung cấp: 0,859 nghìn ngƣời.

+ Nhân lực trình độ cao đẳng, đại học: 1.985 nghìn ngƣời. + Nhân lực có trình độ trên đại học: 0,286 nghìn ngƣời.

63

Giai đoạn 2015 - 2020 cần phải cung ứng thêm cho nền kinh tế 44 nghìn lao động, theo đó sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ giữa các ngành đến năm 2020: nông, lâm nghiệp chiếm 44,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 23,7%; dịch vụ chiếm 31,8% và cơ cấu lao động qua đào tạo phải đạt tỷ lệ là 1-1-2 (một đại học, cao đẳng - một trung cấp - hai lao động công nhân kỹ thuật).

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2020

3.2.1. Quan điểm phát triển nhân lực

- Kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao từ các địa phƣơng khác trong nƣớc đến làm việc; chú trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là ngƣời dân tộc thiểu số; ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh có thế mạnh.

- Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dƣỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển nhân lực cần tập trung nâng cao tay nghề đồng đều cho ngƣời lao động, bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc đầu tƣ có trọng điểm để thu hút và đào tạo ra những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhằm phục vụ cho những ngành nghề là mũi nhọn của tỉnh.

3.2.2. Mục tiêu và chỉ tiêu phát triển nhân lực

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nƣớc; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông, lâm, ngƣ

64

nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và xoá đói giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu duy trì đến năm 2020 tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT là 95% và tỉnh duy trì đƣợc chuẩn phổ cập THCS.

- Đào tạo nghề cho 80% học sinh không thi đỗ vào đại học. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 57,9% vào năm 2020.

- Phấn đấu tạo việc làm mới giai đoạn 2016 – 2020 bình quân cho khoảng 7,5 nghìn ngƣời/năm.

- Phấn đấu cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh đến năm 2020 đạt 78% có trình độ đại học, 5,6% có trình độ trên đại học, 100% đƣợc bồi dƣỡng theo ngành và theo chức danh lãnh đạo quản lý; công chức cấp xã đến năm 2020 có 100% cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn đạt các tiêu chuẩn quy định, 90% đạt trình độ trung cấp trở lên, 100% cán bộ đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành theo vị trí công việc, 90 % công chức xã thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Tỷ lệ nhân lực trong các ngành: đến năm 2020: Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 44,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,7% và dịch vụ chiếm 31,8%.

65

3.3. Những giải pháp quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Lào Cai đến năm 2020

3.3.1 Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nhân lực

Cơ cấu, sắp xếp lại lực lượng lao động trong các ngành kinh tế

- Giai đoạn 2015 - 2020: Chuyển đổi lao động từ lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:

+ Giảm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: 28,3 nghìn ngƣời. + Tăng ngành công nghiệp, xây dựng: 21,3 nghìn ngƣời. + Tăng ngành thƣơng mại, dịch vụ: 28,6 nghìn ngƣời.

Bên cạnh việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, cần phải tuyển dụng thêm 21,6 nghìn lao động từ bên ngoài tỉnh vào đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành. Về số lƣợng vẫn duy trì nhƣ giai đoạn 2015 - 2020, nhƣng về chất lƣợng đòi hỏi các lao động bổ sung thêm vào các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh lào cai giai đoạn 2011 2020 (Trang 64 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)