Chức năng nhiệm vụ và triết lý kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tiền lương tại báo vnexpress.net 1 (Trang 42)

vi Thị trường bên trong

2.1 Tổng quan về công ty AA & Logistics

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và triết lý kinh doanh của công ty

Công ty AA & Logistics ra đời hoạt động kinh doanh với chức năng chính là: Kinh doanh đại lý vận tải đa phương thức.

Kinh doanh vận tải khai thác bến bãi, container và các dịch vụ liên quan.

Đại lý môi giới hàng hải, kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường vận tải đa phương thức.

Thuê và cho thuê kho, cảng bến bãi, lưới cước các phương tiện vận tải bằng các hợp đồng.

Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hố và các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhiệm vụ. Với chức năng đã nêu, công ty phải thực hiện các nhiệm vụ:

Xây dựng các kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng kinh doanh của cơng ty.

Đảm bảo việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, đảm bảo trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ ngân sách với nhà nước.

Mua sắm xây dựng bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phương tiện vật chất kỹ thuật của công ty.

Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn thực hiện cải tiến vận chuyển cho vận chuyển, lưu cước và bảo quản hàng an toàn, đúng yêu cầu trong phạm vi trách nhiệm của công ty.

Tranh thủ tiếp cận, thu hút khách hàng tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. * Triết lý kinh doanh của công ty:

Với chức năng và nhiệm vụ rất rõ ràng, cơng ty AA & Logistics đang xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh: Khơng chỉ cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận chuyển mà là cung cấp giải pháp vận tải tối ưu cho khách hàng.

Để triết lý đi vào thực tế cơng ty đang nỗ lực hết mình đó là:

Lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải, nguồn vận tải để tổ chức vận tải đảm bảo cho hàng hố được vận chuyển nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm.

Thiết lập và thu nhập các chứng từ cần thiết cho việc giao nhận vận tải theo đúng yêu cầu của người uỷ thác.

Lo liệu thủ tục hải quan và các thủ tục khác phù hợp với luật lệ tập quán từng địa phương nếu khách hàng có yêu cầu.

Thực hiện việc gửi kho, cân đo, đóng gói, bảo hiểm thanh tốn cho hàng hố nếu khách yêu cầu.

Tư vấn thơng tin cho khách hàng về tình hình thị trường, giá cước và hình thức chuyên chở thích hợp về văn hố, tập quán của địa phương và thị trường mục tiêu của khách hàng.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty:

Ra đời và hoạt động đã lâu, tuy nhiên do hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, do vậy cơng ty chưa xây dựng được phịng nhân sự chuyên biệt, mà chỉ có cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về nhân sự. Tuy nhiên đội ngũ lao động của công ty phần lớn đều đã tốt nghiệp đại học uy tín như ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, ĐH Hàng Hải... mặc dù cịn thiếu kinh nghiệm song họ đã có những bước phát triển nhất định cùng với sự trưởng thành của công ty. Một điểm nổi bật khác nữa là: tuổi đời còn khá trẻ, biết sử dụng thành thạo máy vi tính và có khả năng giao tiếp về ngoại ngữ, cơng ty ln có chính sách đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên của mình được cập nhật những kiến thức mới nhất.

(Hình 5: Sơ đồ tổ chức công ty AA & Logistics năm 2010 - Vẽ lại dựa trên quan sát và tìm hiểu cơ cấu tổ chức của cơng ty)

 Giám đốc: Ơng Trần Qúy Dương. Là chủ và là người đứng đầu công ty, quản lý tồn bộ

cơng ty.

 Văn phòng Hà Nội:

Trưởng văn phòng đại diện: anh Phan Tú Quân

Chức năng: phụ trách những lô hàng nhập về Hà Nội và các tỉnh phía Bắc lân cận cũng như hàng xuất khẩu đi từ Hà Nội đến các nước khác trên thế giới.

 Văn phòng Hải Phòng:

Trưởng văn phòng đại diện: anh Trương Quang Thắng

Chức năng: phụ trách những lô hàng nhập và xuất khẩu từ Hải Phòng.

 Phịng Vận Tải Đường Hàng Khơng (văn phịng TP. HCM):

Trưởng phòng: chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Chức năng: phụ trách làm chứng từ và giá cước cho những lô hàng nhập và xuất khẩu bằng đường hàng khơng.

 Phịng Vận Tải Đường Biển (văn phịng TP. HCM):

Trưởng phòng: chị Nguyễn Quốc Thụy Phương

Chức năng: phụ trách làm chứng từ và giá cước những lô hàng nhập và xuất khẩu qua đường tàu biển.

 Phòng Logistics (văn phòng TP. HCM):

Trưởng phòng: anh Nguyễn Minh Hiếu.

Giám đốc Văn phòng Hà Nội Văn phòng Hải Phòng Văn phòng TP. HCM Phòng Vận Tải Đường Hàng Khơng Phịng Vận Tải Đường Biển Phịng Logistics Văn phịng Sân bay Phịng Sale and Marketing Phịng Kế Tốn

Chức năng: phụ trách làm thủ tục hải quan cho hàng nhập và xuất (khi khách hàng yêu cầu), phục trách dịch vụ vận chuyển container từ công ty khách hàng đến cảng hoặc ngược lại, dịch vụ kho bãi, hậu cần.

 Phòng Sale & Marketing (văn phòng TP. HCM):

Trưởng phòng: chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

Chức năng: tìm kiếm khách hàng cho cơng ty, thực hiện những hoạt động quảng bá, marketing cho công ty.

 Phịng Kế tốn (văn phịng TP. HCM):

Trưởng phòng: chị Đỗ Thị Tuyết Nga

Chức năng: thực hiện tất cả công việc liên quan đến thu, trả, quyết tốn thuế cho cơng ty.

 Văn phòng sân bay (văn phòng TP. HCM):

Trưởng phòng: anh Phạm Văn Quý

Chức năng: phụ trách đo hàng, kiểm hàng, nhận hàng xuất và nhập qua đường hàng khơng về thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được của cơng ty:

2.1.4.1 Vị trí của công ty trong thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá:

Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế đã ra đời và phát triển cách đây vài trăm năm. Nó có vị trí rất quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong điều kiện hội nhập, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới như ngày nay. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu lưu thơng, vận chuyển hàng hoá ngày càng lớn. Điều đó được chứng tỏ bởi sự ra đời và lớn mạnh của rất nhiều hãng giao nhận vận tải hàng hoá của Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Panama, Ai Cập, Ấn Độ… những nước có vị trí chiến lược trong bản đồ liên vận quốc tế. Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các cơng ty, xí nghiệp xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải từ những năm 70 trực thuộc Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Cơng Thương) gồm 2 tồ chức chính là: Cục kho vận kiêm Tổng công ty Giao Nhận Ngoại Thương và cơng ty giao nhận đường bộ. Sau đó Bộ Thương Mại đã sát nhập 2 tổ chức này thành Tổng công ty Giao Nhận Và Kho Vận Ngoại Thương (Vietrans). Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, sau hơn 10 năm đổi mới ngành dịch vụ giao nhận vận tải của nước ta đã có sự nở rộ nhất là từ sau khi luật doanh nghiệp ra đời. Điều đó được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp ở đủ các loại hình trong khắp cả nước: Sài Gòn Ship, Viconship, Vietfracht, Transimex, Gemartrans, Gemadept, Vinatrans... Ngồi ra cịn rất nhiều hãng liên vận quốc tế: CMA CGM (Pháp), K-Line (Nhật), Maesrk Line (Đan mạch), Hanjin (Hàn Quốc)… đã có mặt tại Việt Nam, đáp ứng cho nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam và quốc tế.

Như vậy hầu hết toàn bộ thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu đã được bao phủ bởi các “đại gia” cũng như các “trung gia” ở Việt Nam và trên thế giới cùng với hàng trăm các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ khác, cơng ty AA & Logistics hiện vẫn là

triệt để khai thác những ưu điểm vốn có của mình đó là sự năng động, sáng tạo để phục vụ nhu cầu khách hàng trên những phân đoạn thị trường nhỏ lẻ và không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh để chiếm lĩnh dần các phân đoạn thị trường lớn hơn.

2.1.4.2 Khách hàng của công ty:

Nắm bắt được xu thế hội nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới là tất yếu cùng với xu thế bùng nổ cuộc cách mạng vận chuyển container trong giao thông vận tải, công ty đã xây dựng được một hệ thống khách hàng trên khắp cả nước, đồng thời tạo ra những mối quan hệ gắn bó với các khách hàng trung thành của mình.

Khách hàng trung thành của cơng ty:

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm, thuỷ hải sản đặc biệt trà, cà phê: công ty Fideco, công ty Trung Nguyên, công ty Cafatex, công ty Quốc Việt.

Trong lĩnh vực dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ: Đây là lĩnh vực hoạt động hoạt động tốt nhất của công ty với rất nhiều khách hàng truyền thống như: Pentland, Biti’s, Việt Thắng, Thế Hịa, Việt Tiến… một số cơng ty ở Hải Phịng và Hà Nội...

Hàng hố nhập khẩu vào Việt Nam đủ phương tiện và máy móc, trang thiết bị, phân bón và hố chất... cơng ty có các khách hàng gồm: Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA, công ty TNHH Việt Mỹ…

Khách hàng tiềm năng:

Cơng ty vừa kí kết được những hợp đồng với khách hàng Fila (hàng gia công tại Việt Nam) và khách hàng Deayun Việt Nam (gia công giày để xuất sang Italia). Đây là những khách hàng rất tiềm năng vì lượng hàng sản xuất hàng năm rất lớn.

Công ty rất chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên Maketing và đội ngũ Sales để tìm kiếm khách hàng mới. Hiện công ty đang tăng cường bổ sung thêm số lượng nhân viên cho bộ phận này. Đó là một chiến lược dài hạn và rất tồn diện địi hỏi phải có chính sách đầu tư thích đáng.

2.1.4.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty:

Sự phát triển rất năng động của nền kinh tế, cùng với xu thế hội nhập với kinh tế thế giới, tồn cầu hố nền kinh tế đòi hỏi sự phát triển tương xứng của ngành vận tải và giao nhận vận tải. Trong nhưng năm gần đây, ngành vận tải hàng hoá và giao nhận của nước ta thực sự có những chuyển biến rất lớn, sự nỗ lực các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này tạo nên một thị trường hoạt động rất sôi động và các công ty cạnh tranh rất quyết liệt với nhau.

Đã hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải gần 10 năm, công ty AA & Logistics đã có những thành cơng nhất định khẳng định vị thế của mình trên thị trường giao nhận. Bên cạnh những đối tác làm ăn, những khách hàng trung thành, cơng ty cũng có hàng loạt những đối thủ cạnh tranh trên thị trường ở mọi lúc mọi nơi. Đơi lúc đó chính là những khách hàng, những đối tác bạn hàng của công ty phần lớn các đối thủ của AA & Logistics cũng là những công ty giao nhận lớn trên, đặc biệt là những cơng ty nước ngồi như: Shipco, Panalpina…

và một số công ty Việt Nam lớn như Sun VN, TMC, Everich… do họ có hợp đồng giá tốt với các hãng tàu.

2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:

Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển (%) Phương thức vận chuyển Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/ 2007 2009/ 2007 2009/ 2008 (1) (2) (3) (4) (5) =(3) / (2) (6) =(4) / (2) (7) =(4) / (3) Hàng xuất Đường Biển: -FCL (TEU) 705 862 949 122,27 % 134.47 % 110.09 % -LCL (CBM**) 1.040 1.240 1.350 119,23 % 129,80 % 108,87 % Đường Không: (MT) 69.40 85.21 97.00 122,78 % 139,77 % 113,84 % Hàng nhập Đường Biển: + FCL (TEU) 684 760 882 111,11 % 128,95 % 116,05 % + LCL (CBM) 1.260 1.435 1.650 113,89 % 130,95 % 114,98 % Đường Không: (MT***) 75.80 92.20 115.00 121,64 % 151,72 % 124,73 %

Bảng 1: Bảng phân tích tốc độ phát triển khối lượng hàng xuất nhập khẩu do AA & Logistics đảm nhiệm (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kinh doanh của công ty AA & Logistics năm 2007, 2008 và 2009) **CBM: mét khối (M3) ***MT: tấn (Đơn vị: 1,000 vnđ) NĂM 2008 NĂM 2009 Khoản mục Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) KH/TH % Kế hoạch Thực hiện KH/TH % Tổng lợi nhuận 3.400.000 4.266.581 125.49 4.500.000 6.005.454 133.45

Bảng 2: Tổng lợi nhuận năm 2008 và 2009 của công ty AA & Logistics(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kinh doanh của công ty AA & Logistics năm 2008 và 2009)

Phân tích kết quả kinh doanh từ 2 bảng trên chúng ta thấy rằng: Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty đang tiến triển theo chiều hướng tích cực, sản lượng năm sau ln có sự tăng trưởng so với năm trước. Tuy nhiên các chỉ tiêu năm 2009 so với năm 2008 có tỷ lệ tăng ít hơn những năm trước do khủng hoảng kinh tế giới đã làm cho bầu trời kinh tế thế giới trở lên ảm đạm, thương mại, đầu tư đóng băng.

Để đạt được kết quả như vậy là những thành công rất lớn của công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.Vì do sự đồng sức đồng lịng của tồn bộ mọi thành viên của công ty vì mục tiêu chung. Cũng như việc thực hiện những chính sách hoạt động kinh

Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng các con số trong bảng thống kê đó là rất nhỏ bé so với tổng thị trường của ngành vận tải. Điều đó nói lên thị phần của công ty đều hết sức nhỏ trong thị trường tổng thể. Mà nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa thực sự chú trọng và đầu tư cho mục tiêu mở rộng thị trường

2.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN (VẬN TẢI CONTAINER): (VẬN TẢI CONTAINER):

2.2.1 Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và vận tải container ở Việt Nam:

Việt Nam nằm ở khu vực Đơng Nam Á có 3,260 km bờ biển có hàng chục cảng biển lớn nhỏ chạy dài từ Bắc xuống Nam. Bờ biển Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Mối quan hệ hợp tác kinh tế và buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường biển. Vận tải đường biển của nước ta đang trên đà phát triển theo hướng hiện đại hoá. Đội tàu của chúng ta chưa nhiều, nhưng vận tải đường biển đã đóng góp vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân phục vụ chuyên chở hàng hoá ngoại thương.

Ngành vận tải đường biển đảm nhận chuyên chở trên 80% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Vận tải đường biển là ngành chủ chốt so với các phương thức vận tải khai thác để có thể chun chở hàng hố xuất nhập khẩu. Việt Nam đang hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh vào xuất khẩu. Do đó nhu cầu về xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế là rất lớn và ngày càng phát triển. Kéo theo sự phát triển nói riêng của ngành giao thông vận tải và đặc biệt là vận tải bằng container. Vận tải container là cuộc cách mạng lần 3 của ngành vận tải. Muốn đánh giá trình độ phát triển giao thơng vận tải của một quốc gia ta có thể đánh giá qua vận tải container.

Đối với Việt Nam chúng ta, vận tải container đã xuất hiện từ những năm 70 để đáp ứng nhu cầu vận chuyển viện trợ của Mỹ. Sau giải phóng ta tiếp nhận 45.000 container. Năm 1988 vận chuyển container bắt đầu phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh, giao nhận vận chuyển như Saigonship, Viconship, Transimex… Hiện nay cả nước có hơn 100 cơng ty được cấp phép làm đại lý tàu và hàng chục các đại gia trong làng vận chuyển của thế giới như Maersk, Evergreen, Hanjin, K-line, OOCL… chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải Phịng và Sài Gòn. Trong những năm gần đây vận chuyển bằng container của Việt Nam đã có sự phát triển đột biến. Năm 1995 cả nước chỉ có 427,710 TEU* thì năm 2005 đạt 2,000,000 teu, dự kiến năm 2012 đạt 6,5-7,5 triệu TEU.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tiền lương tại báo vnexpress.net 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)