Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng hà tiên – kiên lương (Trang 25 - 115)

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên

1) Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu nằm trong khung tọa độ địa lý: Từ 10o31’21” đến 10o00’38” vĩ độ Bắc

Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới dài 13,7 km, Đơng và Nam giáp huyện Hòn Đất, Tây giáp vịnh Thái Lan (xem hình 1.1).

Hình 1.2. Khu vực nghiên cứu

2) Đặc điểm địa hình

Phần đất liền cĩ hai dạng địa hình là đồng bằng và đồi núi sĩt. Đồng bằng thấp độ cao tuyệt đối từ 1 – 4m, hơi nghiêng thoải về phía tây – tây nam, cĩ mạng lưới kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc [8]. Đồi núi sĩt chủ yếu nằm ở phía tây và nam, dọc theo bờ biển từ Hà Tiên đến Hịn Chơng với các đỉnh Đá Dựng 96m, Tơ Châu Lớn 174m, Dùm Trưa 129m, núi Hịn Heo 124m, núi Hịn Chơng 207m. Ngồi ra, dải ven bờ cĩ các khối đá vơi với nhiều hang động karst kì thú.

3) Đặc điểm khí hậu

Hà Tiên – Kiên Lương nằm trong vùng nhiệt đới giĩ mùa cận xích đạo, khí hậu ở đây cĩ những đặc điểm chính như sau:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2°C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 23,9oC, thường vào khoảng tháng 12 - tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 30,2oC, thường vào tháng 4 - 5. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất quan trắc được là 14,8oC, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 37,6oC. Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 - 160 kcal/cm2 năm.

- Độ ẩm trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, cĩ nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng Sơng Cửu Long. Lượng mưa khá lớn, ở Hà Tiên trung bình 2.118 mm/năm; ở Kiên Lương tới 3.013mm/năm. Lượng mưa lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa các tháng này là 2.500 mm, các tháng mùa khơ là 500mm.

4) Đặc điểm thủy văn

Mạng lưới sơng ngịi, kênh, mương phát triển mạnh. Sơng Giang Thành là sơng lớn nhất của vùng Hà Tiên, Kiên Lương, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua khu vực Hà Tiên đổ vào Đơng Hồ và ra biển. Ngồi ra cịn cĩ hệ thống kênh rạch chằng chịt cĩ tác dụng tưới tiêu, dẫn nước vào đồng bằng.

1.3.2. Kinh tế, xã hội1) Cơng nghiệp 1) Cơng nghiệp

Cơng nghiệp trong vùng phát triển chưa cao. Tại Kiên Lương cĩ các nhà máy sản xuất xi măng như Honcil, Sao Mai, Bình An với tổng cơng suất khoảng 2,9 triệu tấn/năm. Các cơng trình khai thác đá vơi, đá granit với sản lượng và quy mơ vừa, đủ cung cấp cho các cơng trình ở địa phương và các tỉnh khác. Ngồi ra cịn cĩ một số cơ sở sản xuất gạch ngĩi, gốm sứ và các xí nghiệp nhỏ chế biến nơng sản, hải sản.

2) Nơng, ngư nghiệp và hải sản

Nơng ngư nghiệp và hải sản cũng là bộ phận kinh tế chính của vùng, tuy nhiên sản lượng lúa cịn thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nuơi trồng và chế biến hải sản khá phát triển.

3) Thương nghiệp và dịch vụ du lịch.

Vùng Hà Tiên – Kiên Lương cĩ bờ biển dài, nhiều bãi biển và đảo đẹp. Thiên nhiên đã tạo cho nhiều cảnh quan hang động trong các núi đá vơi kỳ thú. Hiện nay,

việc phát triển loại hình du lịch sẽ mang lại nguồn thu lớn cho địa phương và tạo cơng ăn việc làm cho người dân.

4) Giao thơng

Giao thơng trong vùng khá phá triển, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua Cần Thơ – Rạch Giá đi Hà Tiên khá thuận lợi và ngày càng được nâng cấp. Một đường khác từ Tp. Hồ Chí Minh qua Long Xuyên – Châu Đốc tới khu vực Bảy Núi theo kinh Vĩnh Tế đi Hà Tiên cũng rất thuận lợi. Từ Hà Tiên, Kiên Lương tới các xã đều cĩ ơ tơ, thuyền tàu lớn chạy. Hệ thống mương, kênh rạch là đường thủy nối liền các khu dân cư và vận chuyển hàng hĩa.

5) Dân cư

Hà Tiên là mợt thị xã nhỏ, có diện tích 82,39 km2 gồm 5 phường: Thuận Yên, Tơ Châu, Pháo Đài, Đơng Hồ, Bình San; 2 xã là Mỹ Đức và Tiên Hải. Riêng xã đảo Tiên Hải bao gồm các đảo trong quần đảo Hà Tiên (quần đảo Hải Tặc) như: Hịn Đốc, Hịn Long, Hịn Đước. Dân sớ Hà Tiên theo sớ liệu thớng kê năm 2008 là 44,570 người, mật đợ dân sớ là 541 người/1km2 [7].

Huyện Kiên Lương cĩ diện tích 896,24 km2, gờm 1 thị trấn (Kiên Lương) và 10 xã: Bình An, Bình Trị, Dương Hồ, Hồ Điền, Kiên Bình, Phú Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh Hồ, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú và 2 xã đảo: Hịn Nghệ và Sơn Hải. Hiện nay 5 xã: Tân Khánh Hịa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Phú Lợi, Phú Mỹ đã thuộc về huyện Giang Thành mới thành lập. Dân sớ Kiên Lương là 101,556 người, mật đợ dân sớ là 113 người/1km2 [7]. Dân cư tập trung nhiều trong thị trấn Kiên Lương.

Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, phần cịn lại là người Hoa và người Khơ me.Cộng đồng cĩ quan hệ lâu đời sống hịa thuận hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng cuộc sống.

CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM MƠI TRƯỜNG HANG ĐỘNG VÙNG HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG

Núi đá vơi ở Hà Tiên và Kiên Lương, chủ yếu thuộc hệ tầng Hà Tiên (P2 ht), tuổi Permi (cách đây từ 248 – 280 triệu năm trước) và một phần nhỏ trên đảo Hịn Nghệ thuộc hệ tầng Minh Hịa (T2 amh), tuổi Trias muộn (cách đây từ 200 – 251 triệu năm). Núi đá vơi thường cĩ đỉnh sắc nhọn, với sườn đốc khoảng từ 60 đến 70o

,

đá cĩ màu xám sáng, xám đen dạng khối, phân lớp dày [1].

2.1 Phân loại các hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Phân loại hang động là cách hiệu quả và dễ dàng mơ tả một hang động cả về hình thái và nội dung. Hiện nay, cĩ rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau cùng tồn tại và việc sử dụng hệ thống phân loại nào cịn tùy thuộc vào từng mục đính cụ thể như: dựa vào nguồn gốc hình thành (Ford và Williams, 1989, p.248)(sơ đồ 3.1), khía cạnh thủy văn (White, 1969), loại trầm tích lắng đọng bên trong (Ford và Williams, 1989, p.317; Gillieso, 1996, p.144) mơi trường sống của sinh vật (Howarth,1983), phân loại theo mục đích sử dụng của hang (Australian Speleological Federation –ASF, 1979; FCRPA, 1988)…

Hình 2.1. Sơ đồ Các loại hang động

Hang động

Do quá trình

cơ học Do sự ăn mịn và xĩi lỡ Hoạt động núi lửa Hang Băng tan của nướcDo sự hịa Hang động kiến tạo Taluy hang động Biển hang động Aeolian hang động Hốc đá (Rock shelters) và hố xĩi (Erosion pocket) Hang động xĩi ngầm (Suffosional caves) Ống dung nham Blister caves Miệng phun Hang động trong muối và đá liên quan Hang động thạch cao Hang động trong đá vơi và đá Đơlơmite

Mặc dù cĩ nhiều hệ thống phân loại hang động, nhưng nhìn chung cĩ 2 cách chủ yếu sau [5]:

- Cách thứ nhất, dựa vào những đặc trưng cơ bản của hang. Theo cách này, các chỉ tiêu sử dụng để phân chia bao gồm: theo kích thước, theo hình bình đồ, theo hình dạng cửa vào, theo mối quan hệ với giếng và nước ngầm khu vực.

- Cách thứ hai, dựa vào mối quan hệ với các nhân tố bên ngồi. Các chỉ tiêu phân loại là: theo kiểu khống chế địa chất, theo vị trí địa hình, theo mối quan hệ với địa hình, theo vai trị trong hệ thống dịng chảy, theo vai trị trong chu trình địa mạo và thủy văn, theo vị trí khí hậu.

Theo phân loại các hang động ở khu vực Vịnh Hạ Long của Tony Waltham, 2000, hang động tại khu vực này phân bố ở 3 tầng chính dựa vào độ cao tương đối của đáy hang so với vùng đồng bằng phía dưới chân núi và được phân làm 3 nhĩm: (1) hang ngầm cổ - đáy hang phân bố ở độ cao từ 14 -18m; (2) hang nền karst – đáy hang phân bố ở độ cao 1 – 2m (xấp xỉ mực đồng bằng hiện tại); hang hàm ếch ngang với mực nước biển, hiện vẫn trong giai đoạn phát triển [19].

Hình 2.2. Các loại hang động chính ở khu vực Vịnh Hạ Long (Ảnh: Tony Waltham, 2000)

Qua kết quả khảo sát cho thấy các hang động ở khu vực Hà Tiên – Kiên Lương, cĩ những đặc điểm địa mạo tương đồng với các hang động Vịnh Hạ Long (hình 3.2). Vì vậy, chúng được phân thành 3 loại sau:

Bảng 2.1. Các hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương

TT Ký hiệu Tên hang lý cửa hangTọa độ địa Dài(m)(*) Rộng(m)(**) Cao(m)(***) Hang ngầm cổ

1 HĐ_01 Đá Dựng -104- 10oo28’31”25’43” 22,5 8 8,5 2 HĐ_02 Thạch Động -104- 10o38’14”o8’24” 24,7 20,42 8 3 HĐ_03 Phật Ngủ -104- 10oo64’24”14’24” 21 3,4 10,5 4 HĐ_04 Hang Liên Tơn cổ tự -104- 10oo55’07”04’05” 22,5 5,7 12 5 HĐ_05 Hang Phật Cơ Đơn -104- 10oo55’25”04’19” 8,9 6,9 9 6 HĐ_06 Đạt Ma Sư Tổ -104- 10oo55’25”03’90” 25,3 8,8 7,5 Hang nền karst 7 HĐ_07 Quân Y( Mo So) -104- 10oo36’51”13’41” 270 28 15 8 HĐ_08 Cây Me -104°36'51”- 10°3'10” 176,4 5,5 7 9 HĐ_09 Sa Số Phật -104°36'59”- 10°13'3” 19,2 3,4 5 10 HĐ_10 Vịi Rồng -104°36'46”- 10°13'47” 96,9 3,5 12 11 HĐ_11 Hang Tiền -104°35'26”- 10°11'13” 274,4 10 6,5 12 HĐ_12 Chùa Hang -104- 10o38’14”o8’24” 51,8 16,5 8 -10 13 HĐ_13 Kim Cương -104°38'16”- 10°8'13” 75,1 5,7 8,5 14 HĐ_14 Giếng Tiên -104°38'32”- 10°08'13” 76,7 7,53 11 Hang Hàm Ếch 15 HĐ_15 Hang Cá Sấu -104- 10oo60’05”19’48” - - - 16 HĐ_16 Chân núi hịn Chơng -104- 10oo38’14”08’24” - - -

Ghi chú:

- (*): Chiều dài: tổng độ dài của các đoạn thẳng hoặc gần thẳng theo phương chính của hang.

2.2. Định dạng mơ tả hang động

Nhằm tạo một hồ sơ riêng cho từng hang động cụ thể giúp các nhà quản lý và các nhà khoa học cĩ thể tiếp cận và tạo tiền đề cho các nghiên cứu về Geosite và Geopark sau này. Các hang động được học viên mơ tả theo định dạng các Geosite của Hội Địa Chất Quốc tế (IUGS) [12], như sau:

Dữ liệu nhận dạng sơ bợ

1. Sớ hiệu hang động: HĐ_01 (hang động số 1)

2. Tên Hang Động (từ đờng nghĩa): ví dụ Thạch Động 3. Địa danh

4. Tọa đợ địa lý cửa hang chính

5. Kiểu hang (ví dụ: hang ngầm cổ, hang chân, hang hàm ếch)

6. Đặc điểm địa chất (tuổi địa chất, hệ tầng, thành phần thạch học của đá,...) 7. Địa mạo (mơ tả hình thái của các hang động như: chiều dài, rộng, phương kéo dài,...). 8. Vị trí trên bản đồ.

9. Các giá trị khác.

2.3. Mơ tả đặc điểm mơi trường hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương1. Núi Đá Dựng 1. Núi Đá Dựng

Giới thiệu

1) Sớ hiệu hang động

HĐ_01.

2) Tên hang động

Hang Đá Dựng

3) Địa danh

Xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

4) Tọa đợ địa lý cửa hang chính

Kinh đợ Đơng: 104o28’31” Vĩ đợ bắc: 10o25’43”

5) Kiểu hang

Các hang Đá Dựng thuộc nhĩm hang ngầm cổ, đáy hang cao từ 11m đến 17m so với mực đồng bằng. Cửa hang phân bố xung quanh vách núi đá vơi.

6) Đặc điểm địa chất

Hệ thống hang động Đá Dựng, được hình thành trong núi đá thuộc hệ tầng Hà Tiên (P ht), tuổi Permi. Đá vơi màu xám đen, cấu tạo phân lớp dày đến dạng khối xen lớp dày đến dạng khối xen lớp mỏng hoặc thấu kính bột kết. Đá cắm về tây bắc với gốc dốc 30o, chiều dày 150m.

Tập hợp mẫu vi cở sinh trong đá vơi màu xám đen, gờm:

- Neofuslinela sp.

- Nankinella sp. - Geinitzina sp. - Microjapanella sp.

Các hĩa thạch này cĩ tuổi Permi sớm kỳ Artinsk đến Permi muộn kỳ Guadalupi. Được xếp vào đá vơi tập 1 hệ tầng Hà Tiên (P ht1).

7) Địa mạo

Đá dựng là núi đá vơi sót trên đờng bằng có vách dựng đứng, đỉnh cao nhất là 96m (hình 2.4). Các hang karst nhỏ, phân bớ rời rạc. Có 14 hang được khảo sát, các hang này đang được địa phương sử dụng vào mục đích du lịch.

Chiều độ dài, rộng của từng hang được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.2. Các hang động núi Đá Dựng

TT Tên Hang Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) Phương chính 1 Hang mẹ sinh 35 11 5,5 25o 2 Hang Chỉ Huy 21 3,5 6,5 100 o 3 Hang Thác Bạc 21,5 3,8 4,2 100 o 4 Hang Trống Ngực 24 7,4 5,5 210 o 5 Hang Khổ Qua 25,6 10,3 6,3 200 o 6 Hang Cổng Trời 8,4 4,8 5,3 60 o

7 Hang Kim Quy 24,2 5,7 2,3 175 o

8 Hang số 3 18,6 6 4,2 235 o

9 Hang Xã Lộc Kỳ 92,4 8,5 15 225 o

Hình 2.4. Núi Đá Dựng nhìn từ phía Đơng Nam.

10 Hang Biệt Động 36,3 4 9,4 300 o

11 Hang Bồng Lai 38,4 11,5 10,7 5 o

12 Hang Dơi 26,9 11,9 8,5 50 o

13 Hang Lê Cơng Gia 8,1 3,5 3 225 o

14 Hang 7-8 12,3 3,7 5,33 50 o

Núi Đá Dựng cĩ hệ thống 14 hang động phân bố rời rạc, đáy nằm trên độ cao khoảng 15 - 17m so với mực nước biển. Các hang cĩ phương kéo dài theo hướng tây bắc đơng nam, đơng bắc tây nam, bắc nam. Trong hệ thống 14 hang, cĩ chiều dài nhất là Hang Xã Lộc Kỳ, dài 92,4m; cao 15m; rộng 8,5m và hang ngắn nhất là hang Lê Cơng Gia chỉ dài 8,4m. Các hang chỉ cĩ 1 cửa vào, riêng hang Xã Lộc Kỳ cĩ 3 cửa.

Đường lên núi dài 1.049m, được chia làm hai tuyến. Tuyến 1 (đi lên) dài 772 m gồm 10 hang chính thư hang Mẹ Sanh, hang Dơi, hang Cội Hàng Da, hang Trống Ngực (đấm ngực âm thanh vang như trống), hang Khổ Qua, hang Bồng Lai... Tuyến 2 (đi xuống) dài 377 m, cĩ các hang chính như hang Chỉ Huy, hang Biệt Động... (hình 2.5)

Tại các cửa hang, ta cĩ thể trơng thấy cánh đồng xanh mướt và biên giới Campuchia, cánh đồng nơi đây cũng là khu vực kiếm thức ăn của sếu đầu đỏ vì cĩ rất nhiều cỏ năng. Trong các hang, thạch nhũ với nhiều hình dáng như: hình khổ qua (hang Khổ Qua), hình con rùa (hang Thần Kim Quy) (hình 2.6), hồ lơ, đĩa bay (hang Dơi) (hình 2.7, 2.8),... tạo cho mỗi hang vẽ đẹp và sự kỳ bí riêng biệt. Núi nằm giữa đồng thấp (hình 3.3), nên hang cĩ khí hậu mát mẻ cả bên trong và bên ngồi hang, nhiệt độ trong hang trung bình 29,5o, độ ẩm 82,6%, tốc độ giĩ 1,2 m/s.

Hình 2.5. Sơ đồ dẫn đến các hang.

Hình 2.6. Thạch nhũ hình con rùa (hang Thần Kim Qui) Hình 2.7. Thạch nhũ hình bình hồ lơ (hang Dơi) Hình 2.8. Thạch nhũ hình đĩa bay (hang Dơi)

8) Vị trí trên bản đờ

Hình2.10. Bản đồ vị trí hang núi đá dựng

9) Các giá trị khác

Tại chân núi Đá Dựng ta cĩ thể quan sát được ngấn nước biển cổ ở độ cao 1,2m so với mực đồng bằng rất cĩ giá trị về mặt nghiên cứu khoa học (hình 2.11), nĩ cho biết nơi đây mực nước biển tồn tại khoảng thời gian dài.

Xung quanh chân núi là đồng cỏ năng là nguồn thực ăn cho Sếu đầu đỏ về đây kiếm ăn mỗi ngày. Ngồi ra. đa dạng sinh học trong hang động cũng được các nhà khoa học quan tâm hiện nay.

Giá trị văn hóa

Hình 2.12. Bia tưởng niệm chiến sỹ tại hang Lê Cơng Gia

Núi Đá Dựng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (hình 2.12). Với địa thế hiểm trở, núi Đá Dựng chiếm vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong việc bảo vệ biên cương của Việt Nam. Do đĩ, Bộ Văn hĩa Thơng tin và Cục Di sản Văn hĩa xếp hạng di tích cấp Quốc gia cho di tích lịch sử - thắng cảnh.

Cảnh quan địa phương: Núi Đá Dựng là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang và Nam Bợ. Nơi đây, với sự kết hợp hài hịa giữa biển, đồng bằng và

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng hà tiên – kiên lương (Trang 25 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w