Sử dụng trong chiến tranh

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng hà tiên – kiên lương (Trang 99 - 101)

Trong chiến tranh, các hang động thường được sử dụng vào mục đích quân sự như: cất dấu đạn dược, sinh hoạt, chơn cất,… Việc sử dụng này sẽ cĩ những tác động đáng kể đến mơi trường hang động.

Trong kháng chiến chống Mỹ, các đồi núi và hang karst ở khu vực Hà Tiên – Kiên Lương được sử dụng làm căn cứ quân sự của bộ đội ta. Theo nghiên cứu của Kevin Kiernan (2010), một vài hang trong núi Đá Dựng đã bị biến đổi nhiều do việc xây dựng các hàng rào bê tơng bảo vệ bên trong (hình 3.10) và chi chít các lỗ đạn. Việc phân tích 2 ơ khảo sát trong các hang ngập nước (như hang cây Me, Quân Y) đã chỉ ra 10% bề mặt đá ở đây cĩ vết đạn, và đối với khu vực các hang, các vách cao hơn con số này từ 8 – 15% chủ yếu là các lỗ nhỏ cĩ đường kính 1 -2 cm. Các ơ khảo sát nhỏ hơn quanh các cửa hang ở núi Bãi Voi cho thấy 24.8% diện tích bề mặt bị loang lổ vết đạn. Quan sát các vết đạn cịn mới và chưa bị phong hĩa cho thấy cĩ thể chúng xuất hiện sau thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Hình 3.10. Xây dựng tường chắn tại cửa hang Xã

Lộc Kỳ (núi Đá Dựng)

Các tác động của chiến tranh đối với các hang động chủ yếu do vũ khí như: bom, mìn cĩ thể làm sập hang hoặc tác động đến hệ sinh thái và gãy đổ, hư hại các trầm tích phải mất hàng ngàn năm hình hành; các lỗ đạn, mảnh bom (hình 3.11) tác động lên vách và trần hang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hịa tan nước từ ngồi vào trong hang mà khơng theo một quy luật hình thành tự nhiên là theo khe nứt hay phương kéo dài của hang.

Ngồi ra, việc sử dụng các hang động làm nơi trú ẩn, bệnh viện dã chiến, kho chứa, xưởng sản xuất vũ khí cũng cĩ những tác động lớn đến mọi quá trình đang diễn ra trong hang.

3.1.5. Tác động của tự nhiên và biến đổi khí hậu đến các hang động đá vơi

Sự xuất hiện dày đặc của hệ thống các khe nứt, cộng với các quá trình phong hĩa, hịa tan và sự mài mịn của sĩng biển, giĩ bão là những tác nhân chủ yếu phá hủy các hang động và cảnh quan đá vơi như: làm chia cắt, gãy đổ các cột đá vơi hay sụp nĩc các hang động.

Báo cáo của tổ chức đa chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2001 cho biết: nhiệt độ tồn cầu sẽ tăng 1,4 đến 5,8oC, và mực nước biển trung bình tồn cầu sẽ tăng từ 0,09 đến 0,88m vào năm 2100.

Biến đổi khí hậu tác động đến mơi trường, sinh thái, kinh tế. Và Hà Tiên – Kiên Lương là khu vực đất thấp sẽ bị tác bởi biến đổi khí hậu. Do đĩ, các hang động ở đây cũng chịu ảnh hưởng chung với tồn khu vực. Các tác động chính bao gồm:

(1) Biến đổi khí hậu sẽ làm lượng mưa tăng hoặc giảm cả về lượng và chất, khi lượng mưa thay đổi sẽ làm cho qua trình karst tại đây thay đổi và quá trình hịa tan đá vơi cũng thay đổi. Sự hình thành và phát triển hệ sinh thái hang động sẽ bị tác động ít nhiều do sự thay đổi này.

(2) Nhiệt độ tăng, dẫn đến mực nước biển tăng từ đĩ cĩ thể sẽ làm mất đi các hang động phân bố ở khu vực chân núi và ở ven biển như hang Tiền, Chùa Hang, Giếng Tiên, Kim Cương.

Hình 3.11. Mãnh bom cịn sĩt lại tại hang Giĩ

(3) Lượng mưa tăng, cùng với sự tăng của nước biển sẽ dễ dẫn đến xĩi lở bờ biển, ngập lụt diện rộng, tăng tốc độ hịa tan đá vơi, làm cho các hang dễ bị sập đổ như Hịn Phụ Tử.

Các tác động của biến đổi khí hậu đến các hang động cĩ thể được xem như những tác động tự nhiên. Do đĩ, cần phải cĩ những nghiên cứu thêm về mức độ tác động của tự nhiên đến các hang động từ đĩ cĩ những kế hoạch ứng phĩ kịp thời nhằm bảo nguồn tài nguyên quí giá này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng hà tiên – kiên lương (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w