3. Ý nghĩa của đề tài
3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng cây chè con của giống chè PH11.
Trong sản xuất nông nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ quan thu hoạch. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy giống chè PH11 tuy là một giống có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng đây là một giống hoàn toàn không đậu quả, vì vậy hình thức nhân giống duy nhất đối với giống chè này là nhân giống vô tính. Tuy nhiên khi nhân giống bằng phương pháp giâm cành đối với giống chè này tỷ lệ xuất vườn không cao, cây sinh trưởng phát triển chậm. Các nhược điểm về khả năng nhân nhanh giống đã ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất vườn của giống chè này. Do đó, để làm tăng khả năng nhân giống của giống chè PH11 đề tài tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng
của một số chất kích thích sinh trưởng tác động đến khả năng sinh trưởng của hom chè trong giai đoạn vườn ươm.
3.5.1. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trong vườn ươm. trưởng của cây trong vườn ươm.
Trong giai đoạn vườn ươm, dinh dưỡng nói chung và chế phẩm kích thích sinh trưởng nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây giống. Qua quá trình theo dõi thí nghiệm kết quả thu được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây giống trong vườn ươm
C.Tiêu CT
Chiều cao cây ( cm )
Đường kính gốc ( cm )
Phun nước lã ( đ/c ) 22,5 0,3
Phun GA3 29,4 0,4
Phun tony 920 40EC 26,8 0,4
Phun supper sieu 16SP 26,1 0,4
P <0,01 <0,01
LSD0,05 3,0 0,3
CV% 5,8 5,0
Kết quả bảng 3.12 cho thấy: + Chiều cao cây .
Chế phẩm kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rất chắc chắn tới chiều cao cây chè giống ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( phun nước lã ), phun GA3 đã làm tăng chiều cao cây lớn nhất đạt 29,4cm/cây; tiếp đến là phun tony 920 40EC có chiều cao cây đạt 26,8cm/cây và cuối cùng là phun supper sieu 16SP có chiều cao cây đạt 26,1cm/cây.
Chế phẩm kích thích sinh trưởng đã làm tăng đường kính gốc rất chắc chắn ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( phun nước lã ), phun GA3, Tony 920 40EC, Supper sieu 16SP đều đạt đường kính gốc cao hơn và tương đương nhau là 0,4cm.
Như vậy chế phẩm kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng chiều cao cũng như đường kính gốc của cây chè giống trong giai đoạn vườn ươm.
3.5.2. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khối lượng thân, khối lượng rễ và số lá trên thân chính của cây giống trong giai đoạn vườn ươm.
Sự ảnh hưởng của chế kích thích sinh trưởng còn được thể hiện qua các chỉ số đánh giá khác như khối lượng thân, khối lượng rễ và số lá trên thân chính của cây. Đây cũng là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tỷ lệ xuất vườn của cây giống. Kết quả theo dõi thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khối lượng thân, khối lượng rễ và số lá trên thân chính của cây giống trong vườn ươm
C.tiêu C.T Khối lượng thân ( g/cây ) Khối lượng rễ ( g/cây ) Số lá/thân chính ( lá ) Phun nước lã ( đ/c ) 3,5 2,9 8,5 Phun GA3 4,6 3,7 10,3
Phun tony 920 40EC 4,3 3,5 10,2
Phun supper sieu 16SP 4,4 3,5 10,0
P <0,01 <0,01 >0,05
LSD0,05 0,4 0,2 1,5
CV% 5,6 3,0 8,8
Kết quả bảng 3.13 cho thấy : + Khối lượng thân ( g/cây ).
Chế phẩm kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rất chắc chắn đến khối lượng thân của cây chè giống ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( phun nước lã ) phun GA3 có khối lượng thân đạt cao nhất 4,6g/cây; tiếp đến là phun supper sieu có khối lượng thân đạt 4,4g/cây và cuối cùng là phun Tony 920 40EC có khối lượng thân đạt 4,3g/cây.
+ Khối lượng rễ.
Chế phẩm kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rất chắc chắn đến khối lượng rễ của cây giống trong giai đoạn vườn ươm ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( phun nước lã ) phun GA3 cây có khối lượng rễ đạt có khối lượng rễ đạt cao nhất, 3,7g/cây; tiếp đến là phun Tony 920 40EC và phun Supper sieu có khối lượng rễ tương đương nhau, đạt 3,5g/cây.
+ Số lá/thân chính
Chế phẩm kích thích sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến số lá trên thân chính của cây giống ( P > 0,05 ). Số lá trên thân chính ở các thí nghiệm chất kích thích sinh trưởng là tương đương nhau, dao động từ 8,5 – 10,3 lá/thân.
Như vậy thấy rằng chế phẩm kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng thân, khối lượng rễ của cây giống trong giai đoạn vườn ươm. Tuy nhiên qua theo dõi chúng tôi thấy rằng, chế phẩm kích thích sinh trưởng không ảnh hưởng nhiều đến số lá trên thân chính của cây.
3.5.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hóa nâu và tỷ lệ xuất vườn của cây giống trong vườn ươm.
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cây giống có đủ tiêu chuẩn xuất vườn hay không còn phải căn cứ vào độ hóa nâu của cây giống. Nếu trồng cây quá non ra ngoài nương cây dễ bị thui chột làm giảm tỷ lệ sống. Vì vậy, tỷ lệ hóa nâu của cây giống trong vườn ươm cũng là một chỉ tiêu để đánh giá. Số liệu theo dõi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chất lượng cây giống.
Cây 10 tháng tuổi
C.tiêu
C.T Tỷ lệ hóa nâu ( % ) Tỷ lệ xuất vườn ( % )
Phun nước lã ( đ/c ) 77,5 49,1
Phun GA3 83,3 75,6
Phun tony 920 40EC 77,3 71,5
Phun supper sieu 16SP 79,1 67,6
P >0,05 <0,01
LSD0,05 7,7 11,6
CV% 4,9 8,8
Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Tỷ lệ hóa nâu.
Chế phẩm kích thích sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hóa nâu thân chính của cây giống trong giai đoạn vương ươm ( P > 0,05 ). Tỷ lệ hóa nâu của cây giống trong vườn ươm ở các thí nghiệm phun chế phẩm kích thích sinh trưởng là tương đương nhau, dao động từ 77,3 – 83,3%.
+ Tỷ lệ xuất vườn.
Chế phẩm kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ xuất vườn của cây giống trong thí nghiệm ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( phun nước lã ), phun GA3 đã cho tỷ lệ xuất vườn đạt cao nhất, 75,6%; tiếp đến là phun Tony 920 40EC tỷ lệ xuất vườn đạt 71,5% và cuối cùng là phun Supper sieu tỷ lệ xuất vườn đạt 67,6%.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi sơ bộ có kết luận sau.
1. Bón bổ sung 8 kg phân chuồng + 15g ure + 20g Supelân + 15g Kali sunphat trên nền phân bón theo quy trình đã làm tăng sản lượng hom và chất lượng hom, tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ bật mầm của hom giống trong vườn ươm.
2. Cắt 1/3 lá mẹ làm tăng 6,6% tỷ lệ ra rễ; 4,5% tỷ lệ bật mầm; 14,3% tỷ lệ xuất vườn so với đối chứng của cây giống trong giai đoạn vườn ươm.
3. Bón bổ sung 10g ure + 10g Supelân + 10g Kali sulphat trên nền phân bón theo quy trình đã làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng 16,6% tỷ lệ xuất vườn so với đối chứng của giống chè PH11 trong giai đoạn vườn ươm.
4. Phun GA3 đã làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng 26,5% tỷ lệ xuất vườn so với đối chứng của giống chè PH11trong giai đoạn vườn ươm.
4.2. Đề nghị
Bổ sung các kết quả nghiên cứu của đề tài vào quy trình sản xuất của giống chè PH11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Xuân Ái, (1988) Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm hình thái,
điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè.Tập san Bộ Nông nghiệp và Công
nghệ thực phẩm. 8/1998
2. Chu Xuân Ái, Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức (1999). Kết quả 10 năm
nghiên cứu về phân bón với cây chè. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về
chè 1988- 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1999.
3. Nguyễn Văn An (2006), Nghiên cứu khả năng nhân giống một số giống chè mới bằng phương pháp giâm cành và ghép tại Đăk LăK,
Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam, Hà Nội.
4. Báo cáo ngành chè Việt Nam quý I năm 2009. Trung tâm thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn.
5. Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002), Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá, hom một số giống chè chọn lọc ở Phú Hộ nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng giống. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp Viện KHKTNN Việt Nam, 2002
6. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đỗ Văn Ngọc (2003), Ảnh hưởng của một số đặc điểm hình thái giải phẫu hom chè đến sinh trưởng phát triển của cây chè
con trong vườn ươm. Tạp chí nông nhiệp và phát triển nông thôn (5).
7. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đỗ Văn Ngọc (1998), Cấu tạo giải phẫu hom
chè từ lúc bắt đầu giâm đến khi xuất hiện rễ trên các giống PH1, LDP1, LDP2,
1A, Đại Bạch Trà. Tạp chí Nông nghiệp và CN thực phẩm. 434/8/1998.
8. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Nguyễn văn Niệm (1996), Xác định chu kỳ
9. Nguyễn Văn Biên (1998), Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến sinh
trưởng chè PH1ở Phú Hộ. Luận án Thạc sỹ nông nghiệp – Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, 1998
10. Djmukhatze K.M (1982), Cây chè miền Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Quốc Doanh (2006),Khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Lê Đình Giang(1997), Nghiên cứu đặc điểm phân bố bộ rễ các giống chè chọn lọc trồng bằng cành giâm 8 tuổi trên đất xám feralit Phú Hộ - Phú Thọ. Luận án thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội
13. Lê Đình Giang, Nguyễn Văn Ba, Đào Bá Yên (1994), Một số kết quả
công tác thực nghiệm chè 1988- 1993. Kết quả nghiên cứu khoa học và triển
khai công nghệ về cây chè (1989-1993). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Đàm Lý Hoa (2002),Nghiên cứu đặc điểm, đặc trưng chủ yếu đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống chè mới, làm cơ sở tìm biện pháp
nâng cao năng suất chè ở Phú Hộ. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp Viện
KHKTNN Việt Nam, Hà Nội.
15. Võ Ngọc Hoài (1998), Phát triển chè đến năm 2000 và 2010. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, NXBNông nghiệp, Hà Nội.
16. Trịnh Khởi Khôn, Trang Tuyết Phương (1997), 100 năm ngành chè
Thế giới. Tài liệu dịch, Tổng công ty Chè Việt Nam, Hà Nội
17. Lê Tất Khương (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển
và khả năng nhân giống vô tính của một số giống chè mới tại Thái Nguyên.
Báo cáo khoa học
18. Lê Tất Khương (1987), Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống chè mới và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng vụ chè đông xuân- Bắc Thái, Luận án tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, Hà Nội.
19. Lê Tất Khương, Hoàng Văn Chung (1999), Giáo trình cây chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
20. Nguyễn Ngọc Kính (1979),Giáo trình cây chè. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Hữu La (1999),Thu thập bảo quản đánh giá tập đoàn giống
chè tại Phú Hộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứ về chè (1988-1997). NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Hữu La (1998), Kết quả 10 năm nghiên cứu tập đoàn giống chè. Tập san Nông nghiệp và công nghệ Thực phẩm. 8/1998
23. Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1999), kết quả mười năm nghiên
cứu giống chè. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-1997).
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Đình Nghĩa (1961), Báo cáo, phân loại điều tra chè Trung Du. Báo cáo trại thí nghiệm chè Phú Hộ
25. Nguyễn Văn Niệm, Chử Quốc Doanh, Lê Sỹ Thức (1994), Hoàn
thiện kỹ thuật nhân giống chè 1A, Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai
công nghẹ về chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Niệm, Trần Thị Lư, Nguyễn Thị Phương (1986), Dòng
chè xanh 1A, Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè
1989-1993, Tr 9-15, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Đinh Thị Ngọ (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân xanh phân khoáng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng chè trên đất đỏ
vàng Phú Hộ - Vĩnh Phú, Luận án tiến sỹ Khoa học nông nghiệp, Viện Khoa
28. Đỗ Văn Ngọc (2006), Cây chè Shan vùng cao một cây trồng có lợi
thế phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Hội thảo nghiên cứu, phát triển
chè Shan.
29. Đỗ Văn Ngọc (2006), Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống chè. Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001-2005, Tr 30-40, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
30. Vũ Công Quỳ (1982), Tương quan hình thái năng xuất ở một số vùng chè. Báo cáo tại Trại chè Phú Hộ
31. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè sản xuất
chế biến và tiêu thụ, . NXBNông nghiệp, Hà Nội
32. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm (1979), Kỹ thuật giâm cành chè. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
33. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997). Cây chè Việt nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
34. Trần Văn Phẩm, Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Tường Phán(1987), Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin đến sự phát triển
của cành giâm PH1. Báo cáo khoa học.
35. Trần Văn Phẩm, Đàm Lý Hoa, (1986), Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin đến phát sinh hình thái của cành chè
giâm 1A. Báo cáo khoa học
36. Nguyễn VănTạo (2005), Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng
bón thúc đến động thái cây chè con LDP1 trong vườn ươm. Tập san Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn 21/2005.
37. Nguyễn Văn Tạo và Cộng Sự (2004), Tìm hiểu đặc điểm sinh học
cành chè giống PH1 sinh trưởng tự nhiên. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
38. Nguyễn Văn Tạo, Đỗ Văn Ngọc (1999), Kết quả mười năm nghiên
cứu kỹ thuật canh tác chè. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-
1997). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
39. Hoàng Minh Tuấn (2004) Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một
số giống chè nhập nội từ Trung Quốc tuổi 3 tại Phú Hộ. Báo cáo khoa học
40. Hoàng minh Tuấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000)
Giáo trình sinh lý thực vật.. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
41. Trần Thanh, Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm (1984) Kết quả 10
năm thâm canh chè cành PH1 ở Phú Hộ 1972- 1981. kết quả nghiên cứu cây
ăn quả cây công nhiệp 1980-1984. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
42. Nguyễn Văn Toàn (1994) Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển các biến chủng chè ở Phú Hộ và ứng dụng vào chọn tạo giống ở thời kỳ chè con.
Luận án PTS khoa học nông nghiệp,Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội .
43. Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994) Một số đặc điểm lá chè và ý nghĩa của nó trong công tác chọn giống. Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè (1989-1993), . NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Thiệp (2006) Hoàn thiện công nghệ nhân giống vô
tính bằng giâm cành đối với 2 giống Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên. Báo cáo
khoa học
45.Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Văn Tạo (2008) Hệ số nhân giống từ các vườn cây mẹ của hai giống chè mới Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích trong điều
kiện Phú Hộ, Phú Thọ. Tạp chí nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2/2008.
46. Nguyễn Văn Thiệp, Inoue KaZumi (2006), Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy mô chè. Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001-2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
47. Đặng Văn Thư, Nguyễn Văn Toàn(2003) Nghiên cứu tiêu chuẩn cây chè giống LDP1, LDP2, 1A. Tập san Nông nghiệp và phát triển nông thôn