Phương pháp xử lý số liệu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 42 - 99)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.6. Phương pháp xử lý số liệu:

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm về sinh trưởng búp của giống chè PH11.

Chè là cây trồng lâu năm, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè có 2 chu kỳ đó là sinh trưởng hàng năm và sinh trưởng dài. Chu kỳ sinh trưởng hàng năm thường bắt đầu vào mùa xuân khi nhiệt độ ấm áp, trạng thái ngủ nghỉ được phá vỡ và cây bắt đầu sinh trưởng, đến mùa hè cây sinh trưởng nhanh hơn và cuối cùng vào mùa thu sự sinh trưởng của cây giảm dần rồi sau đó kết thúc chu kỳ sinh trưởng hàng năm. Theo dõi chu kỳ sinh trưởng của cây chè kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1 : Các đợt sinh trưởng tự nhiên của giống chè nghiên cứu.

Đơn vị tính tốc độ sinh trưởng : cm/ngày đêm

Đợt ST Giống PH11 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Thời điểm 22/1-26/3 21/5-14/6 26/6-18/7 10/8-15/9 2/10-23/11 Tốc độ ST 0,38 0,46 0,61 0,52 0,29

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy :

Trong một năm cây chè có 5 đợt sinh trưởng búp, thời gian sinh trưởng của mỗi đợt khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố tự nhiên trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Đợt sinh trưởng đầu tiên bắt đầu từ 22/1 và kéo dài đến 26/3 đây là đợt sinh trưởng có thài gian kéo dài nhất. Khi các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cây chè bắt đầu đợt sinh trưởng đầu tiên trong chu kỳ sinh trưởng hàng năm, đây là thời kỳ cây chè qua giai đoạn ngừng sinh trưởng ở vụ đông và bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng hàng năm mới. Trong đợt sinh trưởng này các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ẩm độ

chưa phù hợp cho sự sinh trưởng búp của cây chè. Qua bảng cũng cho thấy đợt sinh trưởng thứ 3 trong năm của giống chè PH11 từ 26/6 – 18/7 là đợt có thời gian sinh trưởng ngắn nhất chỉ kéo dài chưa đầy 1 tháng từ khi phát sinh đợt sinh trưởng mới đến khi cây chè ngừng sinh trưởng và ngủ nghỉ.

Qua bảng cũng cho thấy, tốc độ sinh trưởng của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa. Tốc độ sinh trưởng trong các đợt rất khác nhau, những tháng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cây chè có tốc độ sinh trưởng mạnh, thời gian kết thúc đợt sinh trưởng ngắn ( đợt 3 ). Trong khi đó vào những tháng có điều kiện tự nhiên không phù hợp cây chè có tốc độ sinh trưởng ngắn và thời gian để kết thúc 1đợt sinh trưởng dài. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng. Trong 5 đợt sinh trưởng, đợt 3 cây chè có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất ( 0,61cm/ngày đêm ) và đợt 5 có tốc độ sinh trưởng chậm nhất chỉ đạt 0,29cm/ngày đêm.

3.2. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến khả năng sản xuất hom của giống chè PH11. giống chè PH11.

Kết quả của việc giâm cành phụ thuộc vào chất lượng hom giống, trong khi đó hiệu quả của sản xuất hom giống phụ thuộc vào số lượng hom giống của vườn giống. Để có số lượng hom nhiều và chất lượng hom giống tốt cần có cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt. Bón phân cân đối sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn, qua đó có thể cung cấp những hom chè đủ tiêu chuẩn của hom giâm.

3.2.1. Ảnh hưởng bón phân cho cây mẹ đến sản xuất hom chè giống.

Số lượng và chất lượng hom chè có thể thu được trên cây chè giống ngoài phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn dinh dưỡng được cung cấp. Trên thực tế cho thấy nếu những nương chè được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt, khả năng cho hom nhiều hơn cũng như chất lượng hom tốt hơn.

Theo dõi ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến sản lượng hom giống

Đơn vị tính: hom/cây

C. tiêu

C.T Sản lượng hom

Theo quy trình 70,6

Quy trình + 15g urê + 20g suppe lân + 15g kali sulfat 81,1

Quy trình + 8kg phân trâu bò 78,4

Quy trình + 8kg phân trâu bò + 15g urê + 20g supelân +

15g kali sulfat 86,0

P < 0,01

LSD0,05 3,6

CV% 2,3

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

Bón bổ sung phân so với quy trình làm tăng sản lượng hom rất chắc chắn ( P < 0,01 ). So với bón theo quy trình, bón bổ sung 8kg phân trâu bò + 15g urê + 20g supelân + 15g kalisulfat đạt sản lượng hom cao nhất, 86 hom/cây; bón bổ sung 15g urê + 20g supelân + 15g kali sulfat ( 81,9 hom/cây ); và chỉ bón bổ sung 8kg phân trâu bò ( đạt 78,4 hom/cây) có sản lượng hom tương đương nhau.

Chất lượng hom chè giống ảnh hưởng tới khả năng giâm cành trong vườn ươm, thường hom loại A cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất. Việc bón phân cho cây chè mẹ cũng có ảnh hưởng đến chất lượng hom chè. Qua quá trình theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng hom chè, chúng tôi thu được kết quả và thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến chất lượng hom chè giống

Đơn vị tính (%)

Loại hom giống C.tiêu

C.T A B

Quy trình ( đ/c ) 45,8 54,2

Quy trình + 15g urê + 20g supelân

+ 15g kali sulfat 50,7 49,3

Quy trình + 8kg phân trâu bò 50,6 49,4

Quy trình + 8kg phân trâu bò + 15g

urê + 20g supelân + 15g kali sulfat 53,4 46,7

P < 0,05 <0,05

LSD0,05 3,6 3,6

CV% 3,6 3,6

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

Bón bổ sung phân bón so với quy trình đã làm tăng chất lượng hom A cao hơn chắc chắn ( P < 0,05 ). So với bón theo quy trình, bón bổ sung 8kg phân trâu bò + 15g urê + 20g suppe lân + 15g kalisulfat, đạt chất lượng hom chè A đạt cao nhất 53,4%; bón bổ sung 8kg phân trâu bò đạt chất lượng hom A là 50,7%; và bón bổ sung 15g ure + 20g suppe lân + 15g kalisulfat, đạt chất lượng hom A là 50,6%.

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.

Hom chè sau khi giâm từ 20 - 40 ngày, tại vết cắt ( đặc biệt vết cắt phía gốc hom ) có sự phân chia tế bào hình thành khối tế bào mô sẹo, từ khối mô sẹo này trong điều kiện thích hợp sẽ phân hóa xuất hiện rễ và rễ phát triển. Sự hình thành và phát triển rễ của hom chè ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây con. Tỷ lệ ra rễ của các giống chè trong giai đoạn vườn ươm

được các nhà chọn tạo giống rất quan tâm. Nó giúp đánh giá khả năng hom chè có thể sống độc lập và tự hút nước, dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Cytokynin - một dạng hoocmon tăng trưởng của thực vật điều này sẽ giúp hom chè đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển, tạo tiền đề cho giống có tỷ lệ xuất vườn cao. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm

Đơn vị tính (%)

C.tiêu

C.T Sau giâm 60 ngày Sau giâm 120 ngày

Quy trình ( đ/c ) 10,1 60,8

Quy trình+ 15g urê+ 20g

supelân+ 15g kali sulfat 12,9 70,3

Quy trình + 8kg phân trâu bò 12,6 68,6

Quy trình + 8kg phân trâu bò + 15g urê + 20g supelân + 15g kali sulfat 13,2 70,3 P <0,01 <0,05 LSD0,05 1,4 5,1 CV% 5,9 3,8

Kết quả bảng 3.4 cho thấy : + Sau khi giâm cành 60 ngày.

Bón bổ sung phân bón so với quy trình có ảnh hưởng rất chắc chắn tới tỷ lệ ra rễ của cành giâm ( P < 0,01 ). So với công thức bón theo quy trình, bón bổ sung 8kg phân trâu bò +15g urê + 20g supelân + 15g kali sulphat, đạt tỷ lệ

ra rễ cao nhất là 13,2%; tiếp đến là bón bổ sung 15g urê+ 20g supelân + 15g kali sulphat, đạt tỷ lệ ra rễ là 12,9%; tiếp đến là bón bổ sung 8kg phân trâu bò, đạt tỷ lệ ra rễ là 12,6%.

+ Sau khi giâm cành 120 ngày.

Phân bón có ảnh hưởng khác nhau tới tỷ lệ ra rễ của các công thức thí nghiệm. Bón bổ sung phân so với quy trình đã làm tăng tỷ lệ ra rễ chắc chắn của cành giâm sau 120 ngày giâm hom ( P < 0,05 ). So với bón theo quy trình, bón bổ sung 15g ure + 20g suppe lân + 15g kalisulfat và bón bổ sung 8kg phân trâu bò + 15g ure + 20g suppe lân + 15g kalisulfat, đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất và tương đương nhau là 70,3 % . Tiếp đến chỉ bón bổ sung 8kg phân trâu bò đạt tỷ lệ ra rễ là 68,6%.

3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm.

Mầm dinh dưỡng của hom giâm là cơ sở để hình thành cây chè sau này. Nếu mầm khởi động và hình thành sớm trong khi rễ chưa hình thành cũng là một trong những trở ngại trong quá trình giâm hom. Vì mầm khi hình thành cần phải có một lượng nước và dinh dưỡng cung cấp để nuôi mầm khi chưa có bộ rễ, tình trạng này sẽ dẫn đến mầm phát triển kém hoặc có thể dẫn tới hom chè bị chết do mất cân đối giữa các quá trình sinh lý: hấp thu, thoát hơi nước và tiêu hao dinh dưỡng.

Theo dõi các chỉ tiêu về ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm trong vườn ươm kết quả thu được thể hiện tại bảng sau.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm

Đơn vị tính( %)

T.G

C.T Sau giâm 60 ngày Sau giâm 120 ngày

Quy trình ( đ/c ) 11,2 68,7

Quy trình + 15g urê + 20g

supelân + 15g kali sulphat 13,7 77,1

Quy trình + 8kg phân trâu bò 12,9 72,0

Quy trình + 8kg phân trâu bò + 15g urê + 20g supelân + 15g kali sulphat

13,9 80,2

P <0,05 <0,05

LSD0,05 1,7 5,6

CV% 6,5 3,8

Kết quả bảng 3.5 cho thấy :

Khi bón bổ sung phân bón cho vườn chè giống gốc đã làm tăng tỷ lệ bật mầm ở cả 2 thời điểm sau khi giâm cành 60 và 120 ngày.

Sau khi giâm 60 ngày.

Bón theo quy trình có tỷ lệ bật mầm ( 11,2% ) thấp hơn hẳn so với các tổ hợp bón bổ sung ure, suppelân và kalisulfat. Bón bổ sung tổ hợp phân khác nhau có tỷ lệ bật mầm tương đương nhau với tỷ lệ từ 12,9 đến 13,9%.

Sau khi giâm cành 120 ngày.

So với bón theo quy trình, khi bón bổ sung 8kg phân trâu bò + 15g ure + 20g suppe lân + 15g kalisulfat đạt tỷ lệ bật mầm cao nhất là 80,2 %, tiếp đến là bón bổ sung 15g ure + 20g suppe lân + 15g kalisulfat đạt tỷ lệ bật mầm là 77,1%, cuối cùng là chỉ bón bổ sung 8kg phân trâu bò đạt tỷ lệ bật mầm là 72,0%.

3.3. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khả năng giâm cành trong vườn ươm của giống PH11. vườn ươm của giống PH11.

Khi giâm hom, vào thời gian đầu vai trò của lá trên hom giâm rất quan trọng vì nó tiếp tục làm nhiệm vụ quang hợp để duy trì các hoạt động sống của cành giâm. Tuy nhiên lá cũng là bộ phận làm mất nước của hom giâm thông qua quá trình thoát hơi nước bề mặt. Vì vậy nếu diện tích lá quá lớn quá trình thoát hơi nước sẽ nhanh và nhiều hơn, từ đó làm cho hom giâm luôn ở tình trạng thiếu nước và sẽ ảnh hưởng đến sự sống của hom.

PH11 là một trong những giống chè có diện tích lá rất lớn. Vì vậy độ che lấp lá giữa các hom lẫn nhau dẫn đến tình trạng thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến sự nẩy mầm, sức sinh trưởng của hom giâm cũng như làm giảm tỷ lệ xuất vườn. Để tìm hiểu vấn đề này, đề tài tiến hành cắt giảm bớt diện tích lá mẹ khi giâm đối với giống chè trên.

3.3.1. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.

Diện tích lá mẹ sau khi giâm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành mô sẹo và qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến tốc độ và quá trình hình thành rễ của hom giâm. Cắt bớt một phần diện tích lá mẹ sẽ làm thay đổi quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm kết quả được trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm Đơn vị tính (%) T.gian C.T Sau giâm 30 ngày Sau giâm 60 ngày Sau giâm 120 ngày Không cắt lá mẹ ( đ/c ) 4,2 10,4 65,8 Cắt 1/3 lá mẹ 10,8 19,5 85,5 Cắt 1/2 lá mẹ 9,2 17,4 78,0 Cắt 2/3 lá mẹ 6,3 12,3 72,7 P <0,01 <0,01 <0,01 LSD0,05 1,3 1,1 2,2 CV% 8,8 3,6 1,5

Kết quả bảng 3.6 cho thấy. Sau khi cắm hom 30 ngày.

Diện tích lá mẹ của hom giâm có ảnh hưởng rất chắc chắn tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm ( P < 0,01 ). So với công thức đối chứng ( không cắt lá mẹ ), cắt lá mẹ của hom giâm ở các diện tích 1/3; 1/2; 2/3 đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn.

Khi cắt 1/3 diện tích lá mẹ của hom đã cho tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất là 10,8%; tiếp đến là cắt 1/2 diện tích lá mẹ đã cho tỷ lệ ra rễ đạt là 9,2%; cuối cùng là cắt 2/3 diện tích lá mẹ đã cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm đạt là 6,3%.

Sau khi cắm hom 60 ngày.

Diện tích lá mẹ của hom giâm có ảnh hưởng rất chắc chắn tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm ( P < 0,01 ). So với công thức đối chứng ( không cắt lá mẹ ), khi cắt lá mẹ của hom giâm ở các diện tích khác nhau đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn.

Khi cắt 1/3 lá mẹ cho tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất là 19,5%; tiếp đến là khi cắt 1/2 lá mẹ cho tỷ lệ ra rễ đạt 17,4% và cuối cùng là cắt 2/3 lá mẹ của hom giâm cho tỷ lệ ra rễ đạt 12,3%.

Sau khi cắm hom 120 ngày cơ bản đã đánh giá được tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Qua theo dõi thấy rằng: Tất cả các công thức thí nghiệm khi tiến hành cắt bớt một phần diện tích là mẹ đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn. So với đối chứng ( không cắt lá mẹ ), khi cắt 1/3 diện tích lá mẹ đã cho tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất là 85,5%; tiếp đến là khi cắt 1/2 diện tích lá mẹ tỷ lệ ra rễ là 78,0% và cuối cùng là khi cắt bớt 2/3 diện tích lá mẹ, tỷ lệ ra rễ đạt là 72,7%.

3.3.2. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ bật mầm của hom giâm.

Đối với giâm hom chè, lá mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự bật mầm của hom giâm. Với những giống chè có diện tích lá lớn nếu không tiến hành cắt bớt một phần diện tích, lá mẹ của các hom khác nhau sẽ che lấp lên hom hoặc mầm ngủ của hom khác do đó hom giâm sẽ không phát triển được. Vì vậy khi giâm hom nếu cắt bớt một phần đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hình thành mô sẹo và tăng tỷ lệ ra rễ của hom giâm, trên cơ sở đó thúc đẩy quá trình phát triển của mầm. Mặt khác vì lá quá lớn nếu để nguyên thường có hiện tượng che lấp lẫn nhau giữa các bầu do đó hom thiếu ánh sáng và ảnh hưởng tới khả năng bật mầm của hom giâm. Theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 42 - 99)