Những nghiên cứu Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 32 - 35)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.6.2. Những nghiên cứu Việt Nam

Theo Đỗ Ngọc Quỹ - Nguyễn Văn Niệm ( 1979 ) muốn có hom chè tốt phải bón cho cây mẹ 20gam đạm sunfat, 20gam supe lân, 20gam kalisunfat [ 32 ].

Nghiên cứu về kích thước hom các tác giả kết luận : Hom chè có kích thước dài 3 - 5cm, và có 1 lá nguyên là tốt nhất. Vết cắt phía trên của hom với khoảng cách từ lá mẹ trở nên là 0,5cm là tốt nhất.

Theo Nguyễn Văn Toàn ( 1994 ) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước lá mẹ đến khả năng giâm cành của giống đã nhận xét : Diện tích lá chè có ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống, hình thành mô sẹo và khả năng ra rễ của hom [ 42 ].

Theo Đỗ Ngọc Quỹ - Nguyễn Văn Niệm ( 1979 ) đã khẳng định để hạn chế quá trình thoát hơi nước có thể cắt bớt 1/3 lá chè đối với những giống chè có diện tích lá lớn [ 32 ].

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây chè xuất vườn Lê Tất Khương – Hoàng Văn Chung ( 1999 ) kết luận : khi tăng lượng phân bón đã làm tăng tỷ lệ xuất vườn, hạ giá thành

cây con, lượng phân bón tăng 25% so với quy trình và bón 7 lần từ tháng thứ 2 sau cắm có kết quả rất tốt [ 19 ].

Khi nghiên cứu về tuổi cây con khi trồng mới Nguyễn Văn Niệm và cộng sự ( 1994 ) kết luận cây chè con 14 tháng tuổi khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất [ 25 ].

Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống chè 1A ( Luận án tiến sỹ - Đặng Văn Thư ) tại Phú Hộ với nội dung là ảnh hưởng của thời vụ và phân bón tới giâm cành. Kết quả cho thấy khi bón riêng N, hom sinh trưởng kém còn khi bón đầy đủ NPK hữu cơ thì cây con khỏe, tỷ lệ xuất vườn cao [ 48 ].

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái giải phẫu mỗi loại hom với khả năng giâm cành của Nguyễn Thị Ngọc Bình ( 2002 ) tại Phú Hộ 1996 – 1998 cho thấy : Đặc điểm hình thái của mỗi loại hom của từng giống khác nhau đã ảnh hưởng tới tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ, bật mầm và tỷ lệ xuất vườn của các loại hom. Các giống khác nhau, tỷ lệ ra rễ khác nhau. Khả năng ra rễ của hom bánh tẻ cao nhất, thấp nhất là hom nâu. Tỷ lệ sống của các giống và các loại hom chênh lệch không cao. Các loại hom khác nhau có tỷ lệ xuất vườn khác nhau. Các giống khác nhau, tỷ lệ xuất vườn cũng khác nhau. Như vậy, khả năng giâm cành của cây chè phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hom và giống đem giâm [ 5 ].

Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành đang được áp dụng phổ biến ở các nước trồng chè trên thế giới. Ở nước ta giống chè cành cũng đang dần thay thế các giống chè hạt năng suất thấp, khả năng thành công của phương pháp này tương đối cao. Tuy nhiên để trồng chè bằng cành giâm thành công cần phải lưu ý một số vấn đề là: tùy theo giống và chất lượng hom giống mà có kỹ thuật tác động phù hợp. Nhằm nâng cao hiệu quả nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật tác động vào hom giống, giúp hom giống ra rễ, bật mầm.

Khi nghiên cứu thời vụ giâm cành đối với giống chè PH1 các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm kỹ thuật giâm cành chè ở Việt Nam được áp dụng rộng rãi trong sản xuất khi có giống chè PH1 ra đời và khi giống này được phép khu vực hoá vào năm 1972.

- Khi nghiên cứu thời vụ giâm cành đối với giống chè PH1 các tác giả đã xác định có hai thời vụ chính: Vụ đông xuân giâm từ tháng 12 đến tháng 2 và vụ hè thu từ tháng 6 đến 15 tháng 7 nhưng thời vụ giâm cành tốt nhất đối với giống chè PH1 là vụ Đông Xuân.

- Nghiên cứu về kích thước hom các tác giả cho rằng hom chè có kích thước từ 4-5cm, có một lá nguyên. Vết cắt phía trên cành giâm cách nách lá mẹ 0,5cm, nếu khoảng cách này dài quá hay ngắn quá đều không tốt.

- Nguyễn Văn Thiệp và Nguyễn Văn Tạo ( 2008 ) khi nghiên cứu hệ số nhân giống của giống chè Phúc Vân Tiên và Keo Am Tích đã chỉ rõ: Cành giống tốt là những cành chè có số lá thật đồng đều, lá dầy, màu xanh, độ dài lóng đạt mức độ trung bình, mầm nách phát triển không dài quá 3cm tốt nhất mầm nách chỉ hình thành ở nách lá thứ 1 - 3 với độ dài mầm ≤ 1cm [ 45 ].

- Nguyễn Văn Toàn ( 1994 ) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước lá đến khả năng giâm cành của các giống đã kết luận: Diện tích lá chè ảnh hưởng đến khả năng giâm cành, những giống có lá quá lớn ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, hình thành mô sẹo, ra rễ và bật mầm của cành giâm [ 42 ].

Tác giả cũng đã đưa ra nhận xét: Giống 1A có điểm khác biệt so với những giống chè khác như bản lá to, lá mỏng và tầng dầy biểu bì trên 1,7μ, mức độ hoá nâu chậm vì thế đây là giống chè khi giâm cành sẽ có tỷ lệ sống thấp nhất.

- Theo Đặng Văn Thư ( 2010 ) nếu bón đầy đủ N, P, K và phân hữu cơ cho cây mẹ giống chè 1A, kết quả giâm cành đạt tỷ lệ xuất vườn cao hơn và cây khoẻ hơn [ 48 ].

- Lê Tất Khương ( 2006 ) cho rằng giống chè 1A là một giống khó giâm cành, ra mô sẹo, ra rễ muộn, tỷ lệ sống thấp và đặc biệt bộ rễ phát triển kém. Cũng theo tác giả khi phun Komix, Agriconik và hỗn hợp axit Boric + Urê cho chè giâm cành làm tăng tỷ lệ bật mầm, tăng tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của cành giâm từ đó làm giảm giá thành cây xuất vườn từ 3,2 – 8,1% [ 17 ].

- Nghiên cứu biện pháp giâm cành chè trên nền đất tác giả Đỗ Văn Ngọc và cộng sự ( 2006 ) kết luận: Giâm cành trên nền đất cây chè phát triển thân lá tốt hơn giâm trong bầu, tuy nhiên khối lượng rễ trên cây con khi đem đi trồng ít hơn so với cây trong bầu. Kết quả theo dõi sau trồng tác giả cũng khẳng định không có sự sai khác lớn về sinh trưởng giữa cây giâm trong bầu hay giâm rễ trần [ 29 ].

- Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân khoáng bón thúc đến động thái cây chè con LDP1 trong vườn ươm tác giả Nguyễn Văn Tạo ( 2005 ) cho rằng bón đạm Sunfat cho cây chè con đạt sinh khối cao nhất, bộ rễ phát triển khoẻ tỷ lệ xuất vườn cao [ 36 ].

Việc nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè sẽ làm tăng tỷ lệ xuất vườn của cành giâm từ đó hạ giá thành sản xuất cây giống và tăng sức sinh trưởng của cây chè khi trồng mới là một yêu cầu cấp bách và cũng là quá trình hoàn thiện việc nghiên cứu cho giống chè PH11 cũng như một số giống chè triển vọng khác vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại Phú Thọ ”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 32 - 35)