Những nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 29 - 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.6.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Giâm cành chè được xem là một tiến bộ khoa học quan trọng của ngành chè. Ưu điểm của phương pháp là cây con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè đồng đều, rất thuận lợi cho chăm sóc, thu hái và chế biến, hệ số nhân giống cao ( 1ha vườn giống cung cấp đủ giống để trồng 80ha ).

Giâm cành đã được bắt đầu nghiên cứu ở Trung Quốc từ những năm 1900, sau đó nhiều quốc gia khác cũng đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật giâm cành chè, ở Ấn Độ năm 1911, ở Gruzia năm 1928, ở Nhật Bản năm 1936 và ở Srilanka năm 1938. Hiện nay, hầu hết các nước trồng chè trên thế giới đều áp dụng nhân giống bằng phương pháp giâm cành vào sản xuất

Qua các công trình nghiên cứu, các tác giả Srilanca cho rằng quá trình ra rễ của cành giâm không ảnh hưởng bởi tuổi của cây mẹ. Tuy nhiên trong sản xuất những cây chè vào tuổi 4 khi cây bắt đầu ổn định về sinh trưởng và năng suất thì cho hom giâm tốt. Đối với giâm cành chè ở Srilanca các nhà nghiên cứu cho rằng không nên tiến hành khi thời tiết khô hanh hay hạn hán. Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Liên Xô cũ cho thấy thời vụ giâm cành tốt nhất vào tháng 7, tháng 8, tháng 9.

Theo Watt 1940 sự khác nhau về kết quả giâm cành là do đặc điểm của giống cây gây nên, các giống chè gần giống Trung Quốc cho tỷ lệ ra rễ cao hơn những giống gần giống với ATSan. Sự phát triển của rễ phụ thuộc vào các chất dự trữ trong thân cây, vì vậy vên chọn lấy hom giống ở những cây khoẻ mạnh.

Từ năm 1958, Srilanca đã trồng những dòng chè chọn lọc bằng giâm cành trong túi P.E, đầu tiên là sêri 2020 ( phổ biến la 2023; 2025; 2026; 2043…..) có năng suất chất lượng tốt; sau đó là sêri 3013 tới 3020. Tại

Bangladesh trồng chè giâm cành từ những năm 1970; Indonexia bắt đầu phổ biến trồng các giống mới như GMB-1; GMB-2; GMB-3; GMB-4 từ năm 1988.

Ở Trung Quốc, kỹ thuật giâm cành chè cũng được nghiên cứu từ rất lâu, tuy nhiên phải đến năm 1958 mới được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước. Các tác giả Trung Quốc cho rằng vị trí hom lấy ở giữa cành có tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ ra rễ cao nhất.

Tại Nga, Ấn Độ, Srilanca khi nghiên cứu về kỹ thuật cắm hom, các tác giả cho rằng cắm hom vào túi PE không ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom mà còn thuận lợi trong quá trình vận chuyển.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đi sâu nghiên cứu về các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình giâm cành chè như: tuổi hom, vị trí hom trên cành, các chất kích thích sinh trưởng…. Các kết quả đã đóng góp rất nhiều cho sự hoàn thiện công tác nhân giống chè bằng giâm cành.

Theo Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1999 ) Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và năng suất đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như: màu sắc, kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá [ 23 ].

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lượng chè tác giả kết luận: Dạng lá chè có màu vàng là đặc trưng và tương quan có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá, nó phân biệt với lá có màu sắc khác ở chỗ có sự khác nhau của hàm lượng Chlorophyll, Tanin và một số chỉ tiêu khác. Dạng lá có màu cà phê sáng đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý.

Khi nghiên cứu kích thước lá chè tác giả kết luận: Kích thước lá biến động theo giống và tuổi của cây chè, thường những giống chè Ấn Độ có kích thước lá lớn nhất, kích thước lá của những giống chè Nhật Bản thường nhỏ hơn.

Nghiên cứu về quan hệ giữa lá chè với năng suất chất lượng chè Vũ Công Quỳ (1982 ) cho rằng: Góc lá tối ưu cho quang hợp của cây chè là 450, lá chè màu vàng là đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá búp chè [ 30 ].

Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè trưởng thành và lá thứ 3 của búp chè tôm ba lá tác giả Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1999 ) cho rằng: Lá thứ 3 của búp 1 tôm 3 lá thường có diện tích bằng 40% lá trưởng thành [23 ].

Nghiên cứu của Võ Ngọc Hoài (1998 ) về chỉ số diện tích lá của các giống chè đã rút ra kết luận: Chỉ số diện tích lá của những giống chè thông thường là 3 - 4 và của những giống chè có thế lá đứng là 5 - 7. Giống chè Trung Quốc chỉ số diện tích lá cao hơn, có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam [ 15 ].

Nghiên cứu về hoocmon, các chất sinh trưởng đối với sự ra rễ của hom chè giâm các nhà khoa học cho rằng: các hoocmon và các chất kích thích sinh trưởng chỉ có hiệu quả cao trong phạm vi hẹp đối với những giống chè quý hiếm và khó ra rễ. Ở Zaia người ta đã dùng cách ngâm hom chè vào dung dịch nước vôi trong, thuốc tím và 2,4D trước khi giâm. Ở Liên Xô cũ đã sử dụng các chất như: 2,4D, α NAA, IAA với thời gian ngâm hom 24 giờ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tia X quang đến tỷ lệ ra rễ, sinh trưởng phát triển của cành giâm người ta cho rằng: Cành giâm sẽ ra rễ nhanh hơn, tỷ lệ sống so với đối chứng tuy tăng không đáng kể nhưng cành giâm sẽ bật mầm tốt hơn. Khi xử lý cành giâm bằng những tia γ có thể tạo ra những cây chè có chất lượng rất khác nhau.

Nghiên cứu kỹ thuật cắm hom khi giâm cành chè các tác giả thuộc Liên Xô cũ, Ấn Độ, Srilanka đều khẳng định giâm hom chè vào túi polyetylen không những không ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom chè mà còn tạo điều kiện tốt cho quá trình vận chuyển cây con ra nương và do đó góp phần tăng tỷ lệ sống khi trồng mới.

Việc bón phân cho cành giâm theo các tác giả chỉ nên bắt đầu khi các cành giâm đã có rễ và kết thúc khi bắt đầu giai đoạn luyện cây trước khi mang trồng. Có thể dùng phân Sulphat, phân Urê, phân tổng hợp... với lượng 2 - 30g/m2 tuỳ từng giai đoạn. Một số tác giả khác đều thống nhất cho rằng phân

N, P, K theo tỷ lệ 15:10 :10 bón với lượng 1,5g hỗn hợp này cho một bầu sẽ cho kết quả tốt. Tại Srilanka sau khi hom chè đã nảy mầm và ra rễ bón 15g hỗn hợp T55 ( 35 phần đạm sunphat + 10 phần Kali + 10 phần muối Magiê ) cho 100 bầu, bón 28g T55 cho 100 bầu chè trước khi trồng hai tháng sẽ cho kết quả tốt. Theo Nguyễn Văn Tạo ( 2005 ) khi nghiên cứu vai trò của các nguyên tố trong quá trình phát triển của cành chè giâm đã khẳng định: Kali và Mg có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của bộ rễ chè [ 36 ].

Như vậy cây chè cũng như nhiều loại cây trồng khác có thể nhân giống vô tính bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phương pháp nhân giống vô tính đã được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phương pháp giâm cành, phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp nhân giống khác bởi hệ số nhân giống cao và tính khả thi, ưu việt của nó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 29 - 32)