Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 53 - 57)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3 Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con

3.3.3.1. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến chiều cao cây, đường kính gốc của cây chè con.

Sau quá trình ra rễ và bật mầm, là quá trình vươn dài của lóng, tức là quá trình sinh trưởng và phát triển của thân. Chiều cao của cây là một trong những chỉ tiêu phản ánh tiêu chuẩn xuất vườn của cây chè. Cây chè đủ tiêu chuẩn xuất vườn về chiều cao phải đạt từ 20 cm trở lên. Chiều cao của cây chè con là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con

(10 tháng tuổi).

C.Tiêu

C.T

Chiều cao cây (cm ) Đường kính gốc (cm) Số lá/thân chính ( lá ) Không cắt lá mẹ ( đ/c ) 22,9 0,2 8,5 Cắt 1/3 lá mẹ 26,9 0,3 10,1 Cắt 1/2 lá mẹ 26,9 0,3 9,8 Cắt 2/3 lá mẹ 25,6 0,3 9,4 P <0,01 <0,01 >0,05 LSD0,05 1,1 0,3 1,2 CV% 2,1 5,6 6,1

Kết quả bảng 3.8 cho thấy. + Chiều cao cây:

Diện tích lá mẹ có ảnh hưởng rất chắc chắn tới sự phát triển chiều cao của cây chè con ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( không cắt lá mẹ), khi cắt lá mẹ ở các mức 1/3, 1/2, đã làm cho cây sinh trưởng khỏe chiều cao trung bình của thí nghiệm là cao nhất và tương đương nhau đạt 26,9cm; tiếp đến là cắt bớt 2/3 diện tích lá mẹ chiều cao cây trung bình của thí nghiệm đạt 25,6cm.

Như vậy khi cắt bớt một phần diện tích lá mẹ đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng chiều cao của cây giống trong vườn ươm.

+ Đường kính gốc:

Diện tích lá mẹ có ảnh hưởng rất chắc chắn đến đường kính gốc của cây chè giống ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( không cắt lá mẹ ), khi cắt ở các mức 1/3, 1/2, 2/3 diện tích lá mẹ đều cho thấy đường kính gốc cao hơn và tương đương nhau đạt 0,3cm.

Như vậy khi cắt bớt chỉ số diện tích mẹ đã ảnh hưởng tới đường kính gốc của cây chè con trong vườn ươm.

+ Số lá trên thân chính.

Diện tích lá mẹ không làm ảnh hưởng đến số lá trên thân chính của cây giống ( P > 0,05 ). Số lá trên thân chính của cây giống là tương đương nhau, dao động từ 8,5 – 10,1 lá.

3.3.3.2. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khối lượng thân, khối lượng rễ và tỷ lệ xuất vườn.

Đối với cây chè trong vườn ươm, một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng là thông qua sự tích lũy chất khô tại các bộ phận ở dưới cũng như trên mặt đất. Cây có khối lượng chất khô cao có nghĩa là sức sinh trưởng mạnh và phát triển mạnh, ngược lại thì sức sinh trưởng kém. Chính vì vậy tôi tiến hành đánh giá khối lượng giữa hai bộ phận trên và dưới mặt đất của cành chè giâm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến sinh trưởng của cây chè con.

( Cây 10 tháng tuổi ) C.tiêu C.T Khối lượng thân ( g/cây) Khối lượng rễ ( g/cây) Tỷ lệ xuất vườn ( % ) Không cắt lá mẹ ( đ/c ) 3,8 2,5 64,7 Cắt 1/3 lá mẹ 4,9 3,7 79,0 Cắt 1/2 lá mẹ 4,8 3,3 74,4 Cắt 2/3 lá mẹ 4,3 3,0 67,3 P <0,01 <0,01 <0,01 LSD0,05 0,3 1,0 6,0 CV% 3,3 1,6 4,2

Kết quả bảng 3.9 cho thấy: + Khối lượng thân.

Diện tích lá mẹ có ảnh hưởng rất chắc chắn đến sự tích lũy vật chất khô trong thân cây ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( không cắt lá mẹ), cắt bớt 1/3 diện tích lá mẹ đã làm cho khối lượng thân cây giống đạt cao nhất 4,9g/cây; tiếp đến là cắt 1/2 diện tích lá mẹ khối lượng thân đạt 4,8g/cây và khi cắt 2/3 diện tích lá mẹ khối lượng thân chỉ đạt 4,3g/cây.

+ Khối lượng rễ.

Diện tích lá mẹ có ảnh hưởng rất chắn chắn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè giống ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( không cắt lá mẹ ), khi cắt bớt 1/3 diện tích lá mẹ đã cho khối lượng rễ cao nhất 3,7g/cây; tiếp đến là cắt bớt 1/2 diện tích lá mẹ khối lượng rễ đạt 3,3g/cây và cuối cùng là cắt 2/3 diện tích lá mẹ khối lượng rễ đạt 3,0g/cây.

+ Tỷ lệ xuất vườn.

Trong sinh trưởng của cây chè ở giai đoạn vườn ươm, ngoài việc quan tâm đến vấn đề sinh trưởng của cây giống, mục đích cuối cùng là làm cho vườn ươm đạt tỷ lệ xuất vườn cao nhất.

Diện tích lá mẹ có ảnh hưởng rất chắc chắn đến tỷ lệ xuất vườn ( P < 0,01 ). So với đối chứng ( không cắt lá mẹ ), khi cắt bớt 1/3 diện tích lá mẹ đã cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất đạt 79%; tiếp đến là cắt bớt 1/2 diện tích lá mẹ, cho tỷ lệ xuất vườn đạt 74,4%; cuối cùng là cắt bớt 2/3 diện tích là mẹ, cho tỷ lệ xuất vườn đạt 67,3%.

Như vậy thấy rằng diện tích lá mẹ của hom chè giống có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, tích lũy vật chất, phát triển của rễ và cuối cùng là tỷ lệ xuất vườn của cây chè giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè PH11 tại phú thọ (Trang 53 - 57)