Ảnh hưởng của cácyếu tố đất đai đến năng suất mủ cao su

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đăk nông (Trang 40 - 43)

Chương 3 : Kết quả và thảo luận

3.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố tự nhiên đến năng suất mủ cao su

3.2.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố đất đai đến năng suất mủ cao su

3.2.2.1. Ảnh hưởng của chất lượng đất đến năng suất mủ cao su

Nhìn chung đất đỏ bazan tại Đăk Nơng chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho cây cao su sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Tuy nhiên tuỳ theo mức độ sử dụng, bồi dưỡng đất trước và trong khi trồng cao su mà chất lượng đất cĩ thể thay đổi.

Trong quá trình tìm hiểu ảnh hưởng của chất lượng đất đến năng suất mủ, chúng tơi tiến hành điều tra trên ba lơ cao su kinh doanh cĩ chất lượng đất khác nhau là đất tốt, đất trung bình và đất bạc màu, kết quả trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của chất lượng đất đến năng suất mủ cao su.

Chỉ tiêu Lơ Do Ry Lơ Đức Lễ Lơ 1 Đắk Mol

Loại đất Tốt Trung bình Bạc màu

pH 4,95 4,53 4,45 Mùn (%) 4,23 3,29 2,97 Nts (%) 0,26 0,21 0,15 P2O5 ts (%) 0,36 0,34 0,17 K2Ots (%) 0,07 0,05 0,04 P2O5 ts (mg%) 8,50 4,68 3,30 K2Odt (mg%) 10,63 9,78 3,83 Mg++ (lđl%) 2,12 2,12 1,19

Ca++ (lđl%) 2,80 2,16 1,65

Mật độ cây cạo/ha 350 318 278

Năng suất cá thể (kg/cây) 4,09 3,95 3,68

Năng suất quần thể (kg/ha) 1.431,50 1.256,10 1.023,04

% so với đất tốt 100,00 87,75 71,47

Ghi chú : các lơ điều tra trồng năm 1990, giống GT1.

Qua bảng 3.3 chúng tơi nhận thấy kết quả phân tích mẫu đất phản ánh rất rõ chất lượng đất từng lơ. Lơ Do Ry cĩ hàm lượng dinh dưỡng vượt xa lơ Đức Lễ và lơ 1 Đăk Mol, đặc biệt ở các chỉ tiêu mùn, Nts, P2O5dt và K2Odt.

Chất lượng đất ảnh hưởng đến năng suất thơng qua hai chỉ tiêu: Mật độ cây cạo/ha và năng suất cá thể kg/cây.

Mật độ cây cạo ở lơ đất tốt 350 cây/ha, lơ đất trung bình 318 cây/ha và lơ đất bạc màu 278 cây. Chứng tỏ đất tốt cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cao su sinh trưởng tốt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Vì vậy số cây đủ tiêu chuẩn cạo mủ rất cao khi bước vào giai đoạn kinh doanh.

Trên lơ đất tốt, cây cao su cĩ điều kiện phát huy tiềm năng năng suất và đạt 4,09 kg/cây, chỉ tiêu này bị hạn chế trên lơ đất bạc màu, năng suất chỉ đạt 3,68 kg/cây.

Năng suất cao su trồng trên lơ đất tốt đạt 1431,50 kg/ha, lơ đất trung bình 1256,10 kg/ha, lơ đất bạc màu 1023,04 kg/ha. Như vậy trồng cao su trên đất bạc màu và đất trung bình thì năng suất chỉ đạt từ 71,47% đến 87,75% so với cao su trồng trên đất tốt.

Tĩm lại chất lượng đất ảnh hưởng rất rõ đến năng suất mủ cao su, đất bạc màu hạn chế khoảng 28,53% năng suất, đất trung bình hạn chế khoảng 12,25% năng suất so với đất tốt. Vì vậy cần cĩ biện pháp chăm sĩc, bồi dưỡng đất trồng cao su để đạt năng suất cao.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của độ cao đến năng suất mủ cao su

Sanjeeva Ras, Jayarathnam, Sethurai (1990) cho rằng: Độ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất cây cao su, những vùng cĩ độ cao >600m so với mặt biển được gọi là giới hạn khơng thể trồng cao su {30}.

Để tìm hiểu ảnh hưởng của độ cao đồi với năng suất mủ cao su tại Đăk Nơng, chúng tơi tiến hành điều tra trên 4 lơ cĩ độ cao khác nhau. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của độ cao đến năng suất mủ cao su Địa điểm Chỉ tiêu Lơ 2 Đơ Ri Lơ 3 Đức Mạnh Lơ 2 Đăk La Lơ 7 Đăk Mol Độ cao (m) 500 555 600 750 Mật độ (cây cạo/ha) 332 320 305 326

Năng suất cá thể (kg/cây) 4,39 4,43 4,38 3,98 Năng suất quần thể (kg/ha) 1457,36 1416,20 1336,07 1296,73

% so với độ cao 500m 100,00 0,97 0,92 0,89

Ghi chú : Các lơ điều tra trồng năm 1990, giống GT1.

Qua bảng 3.4, chúng tơi nhận thấy độ cao hầu như ít ánh hưởng đến mật độ cây cạo, mật độ cây cạo ở độ cao 500 m là 332 cây/ha và ở độ cao 750 m là 326 cây/ha, chênh lệch khơng đáng kể.

Độ cao cĩ ảnh hưởng đến năng suất cá thể, từ độ cao 500m lên 600m năng suất cá thể giảm chậm từ 4,39 kg/cây xuống 4,38 kg/cây. Vượt qua độ cao 600m năng suất cá thể giảm nhanh, chỉ đạt 3,98 kg/cây ở độ cao 750m.

Kết quả năng suất quần thể cho thấy càng lên cao năng suất càng giảm. Khi độ cao tăng từ 500m lên 750 m, năng suất giảm từ 1457,36 kg/ha xuống 1296,73 kg/ha.

Trồng cao su ở độ cao 750 m năng suất thấp hơn khoảng 11% so với trồng cao su ở độ cao 500m. Như vậy độ cao của các vườn cao su tại Đăk Nơng là một trong những yếu tố hạn chế năng suất mủ cao su. Do đĩ cần phải thâm canh từ đầu để nâng cao mật độ cây cạo, khắc phục hạn chế của năng suất cá thể, đưa năng suất vườn cây lên cao.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của địa hình đến năng suất mủ cao su

Địa hình cĩ độ dốc cao dễ bị xĩi mịn trong mùa mưa, rửa trơi tầng đất mặt làm giảm chất lượng đất đồng thời gây trở ngại cho cơng tác chăm sĩc, cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ cao su.

Theo kết quả nghiên cứu các vùng phù hợp để trồng cao su ở Tây Nguyên của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam năm 1995 thì khơng nên trồng cao su ở những vùng cĩ độ dốc trên 20 % {22} .

Trong quá trình tìm hiểu ảnh hưởng của địa hình đối với năng suất mủ cao su tại Đăk Nơng, chúng tơi tiến hành điều tra trên 4 lơ cĩ địa hình khác nhau. Kết quả được trình bày ở báng 3.5.

Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của địa hình đến năng suất mủ cao su.

Chỉ tiêu Đội Đức Mạnh

Lơ 7 Lơ 5 Lơ 4 Lơ 8

Địa hình Bằng phẳng Dốc 5% Dốc 16% Dốc 23%

Mật độ (cây cạo/ha) 342 325 322 307

Năng suất cá thể (kg/cây) 4,31 4,37 4,14 3,61 Năng suất quần thể (kg/ha) 1472,56 1421,31 1333,84 1107,51 % so với địa hình bằng phẳng 100,00 96,52 90,58 75,21

Ghi chú : Các lơ điều tra trồng năm 1990, Giống GT1.

Qua bảng 3.5 chúng tơi nhận thấy địa hình cĩ ảnh hưởng đến mật độ cây cạo và năng suất cá thể cao su. Địa hình bằng phẳng cĩ 342 cây cạo/ha và năng suất cá thể 4,31 kg/cây. Độ dốc tăng từ 5 % đến 16 %, mật độ cây cạo và năng suất cá thể giảm chậm. Khi độ dốc tăng lên 23 % hai chỉ tiêu này giảm nhanh, chỉ đạt 307 cây cạo/ha và 3,61 kg/cây. Qua khảo sát tại lơ cĩ độ dốc 23%. Chúng tơi thấy đất bị xĩi mịn khá mạnh, dịng chảy xuất hiện nhiều trên các hàng cao su gây hiện tượng lộ rễ cao su trên mặt đất, do đĩ hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rễ dẫn đến năng suất thấp.

Năng suất quần thể cao su giảm dần khi độ dốc tăng cao. Địa hình bằng phẳng, năng suất đạt 1472,56 kg/ha. Độ dốc 16% , năng suất đạt 1333,84 kg/ha và độ dốc 23 %, năng suất chỉ đạt 1107,51 kg/ha.

Tĩm lại địa hình cĩ độ dốc cao là yếu tố hạn chế năng suất mủ cao su tại Đăk Nơng. Trồng cao su trên địa hình dốc 16-23%, năng suất thấp hơn khoảng 9,42-24,79 % so với trồng cao su trên địa hình bằng phẳng. Do đĩ cần phải xây dựng hệ thống mương chống xĩi mịn, trồng cây phủ đất trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Trên địa hình cĩ độ dốc cao hơn 15 % thì trồng cao su theo đường đồng mức nhằm hạn chế xĩi mịn, nâng cao mật độ cây cạo tạo tiền đề tăng năng suất vườn cao su.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đăk nông (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)