Phương pháp xử lý giun sán để định danh

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm. thành phần loài giun sán đường tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại huyện tuy phước tỉnh bình định và biện pháp phòng trị (Trang 48 - 49)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.5. Phương pháp xử lý giun sán để định danh

Trong quá trình mổ khám cĩ một số lồi giun sán cĩ thể phân loại được bằng mắt thường. Nhưng phần nhiều các lồi giun sán phải được nhuộm, làm trong suốt rồi quan sát dưới kính lúp hoặc kính hiển vi để phân loại. Tùy theo từng lớp giun sán mà ta cĩ cách xử lý khác nhau.

* Đối với giun trịn

Cĩ thể làm trong suốt giun trịn trong dung dịch acid lactic 50% mà khơng cần nhuộm. Cho giun lên phiến kính rồi nhỏ một giọt acid lactic 50% lên trên, đậy lá kính lại, quan sát dưới kính hiển vi để định danh.

Ngồi ra, cĩ thể làm trong suốt mẫu giun trịn bằng cách cho giun trịn vào trong ống nghiệm chứa cồn 750 và glycerin 5% trong một vài ngày cồn bốc hơi, glycerin cịn lại sẽ ngấm vào tổ chức của giun trịn, làm trong suốt và khơng gây biến dạng đột ngột như khi ta đặt giun trịn trong glycerin.

Những giun trịn bảo quản trong dung dịch này cĩ thể trữ mẫu nhiều năm trong ống nghiệm cĩ nút mài. Để phân loại giun trịn, người ta lấy giun ra, cho lên phiến kính, nhỏ một giọt glycerin và đậy lá kính lên, quan sát dưới kính hiển vi để phân loại.

* Đối với sán lá và sán dây

Để làm rõ các bộ phận bên trong giúp cơng tác định danh được dễ dàng, mẫu sán lá, sán dây được nhuộm trong thuốc nhuộm carmine.

- Trước khi nhuộm, sán được rửa sạch dưới vịi nước sạch, sau đĩ ngâm sán trong dung dịch KOH 5% khoảng 30 phút đến 1 giờ tùy mẫu dày hay mỏng, theo dõi đến khi sán trong là được;

- Vớt sán ra và rửa sạch KOH với nước cất (3 lần) mỗi lần 2-5 phút, tất cả cơng đoạn trên đều qua giấy thấm;

- Sau đĩ rút nước trong mẫu sán, bằng cách cho sán vào cồn ở các nồng độ từ thấp tới cao (500- 600 – 700) mỗi độ cồn cần khoảng 5 phút;

- Nhuộm mẫu trong dung dịch carmine 10-15 phút. Tùy theo lồi sán lớn hay nhỏ, thời gian nhuộm mẫu cĩ khác nhau, đến khi thấy mẫu bắt màu đẹp là được. Trong trường hợp mẫu sán nhuộm quá sậm màu, ta cĩ thể làm nhạt màu bằng cách cho vào dung dịch cồn HCl 1% (99ml cồn 700 với 1ml HCl);

- Sau đĩ vớt sán ra, lần lượt cho vào cồn 800-900-950-990, mỗi nồng độ 2 lọ, mỗi lọ được ngâm trong 5 phút;

- Cho mẫu vào xylen (3 lọ), mỗi lọ 2 phút;

- Sau đĩ vớt sán ra, thấm khơ bằng giấy thấm, đặt trên phiến kính, đậy lá kính;

- Để tiêu bản mẫu tự khơ, định danh dưới kính hiển vi hoặc kính lúp. Riêng với đầu sán dây, khơng cần nhuộm, chỉ cần nhuộm một số đốt thân. Đầu sán tách rời, sau đĩ được đặt lên phiến kính, nhỏ lên một giọt glycerin, đậy lá kính, quan sát dưới kính hiển vi để phân loại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm. thành phần loài giun sán đường tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại huyện tuy phước tỉnh bình định và biện pháp phòng trị (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)