Một số nghiên cứu về hĩa dược

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm. thành phần loài giun sán đường tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại huyện tuy phước tỉnh bình định và biện pháp phòng trị (Trang 40 - 41)

1.2.1 .Đặc điểm vịt Khaki campbell

1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh giun sán ở vịt

1.4.2.2. Một số nghiên cứu về hĩa dược

Theo Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [13] để phịng và điều trị bệnh sán lá ruột gia cầm dùng một trong những loại thuốc như: CCl4 với liều 2-4ml/kg P bằng cách tiêm qua diều hoặc cho uống qua ống cao su; Arecolin với liều 0,002 g/kg P, pha dưới dạng dung dịch nồng độ 1:1000, cho uống riêng từng con; Filixan liều 0,3-0,4 g/kg P, trộn với thức ăn.

Một số loại thuốc tẩy sán dây như: nước sắt hạt cau (100 g hạt cau tươi thái nhỏ, 400 ml nước đun sơi lấy 100 ml nước sắt), 3 ml/kg P, cho uống 2 lần cách nhau 1 tuần; Niclosamide 50-200 mg/kg P, trộn với thức ăn cho ăn; Menbenvet liều 1 g/kg P, cho ăn trong 3 ngày; Fenbendazole liều 100 ppm, trộn thứa ăn trong 4 ngày; Praziquantel liều 10 mg/kg P; Oxfendazole liều 10 mg/kg P. Để phịng bệnh sán dây cần định kỳ 4 tháng tẩy 1 lần, dùng Sulfat đồng (1g sulfat đồng trong 1 lít nước, đun sơi, để nguội thêm vào 1-2 thìa cà phê HCl) cho vịt uống vào buổi sáng từ 3-5 ngày [5].

Phan Lục (2006) [25] đã dùng một trong những thuốc: Devermin liều 60 mg/kg P cho ăn, Fenbendazole liều 40 mg/kg P cho ăn; Praziquantel liều 20-25 mg/kg P; Febendazole liều 10-50 mg/kg P cho ăn; Arecolin 0,002 g/kg P để điều trị cĩ hiệu quả bệnh sán lá ruột cho vịt. Sử dụng Praziquantel 10 mg/kg P, Niclosamide 50-200 mg/kg P, Fenbendazole 60-100 ppm cĩ tác dụng tẩy sán dây ở gia cầm [25].

Nguyễn Hữu Hưng (2006) [11], dùng Albendazole, Fenbendazole và Menbendazole điều trị giun sán trên vịt. Kết quả thử nghiệm cho thấy: thuốc Albendazole với liều 50 mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn liên tục 7 ngày cho hiệu quả tẩy sạch sán lá ruột là 100%; thuốc Fenbendazole với liều 8 mg/kg thể trọng và thuốc Menbendazole với liều 20 mg/kg thể trọng cho ăn liên tục trong 7 ngày, cho hiệu quả cao trong việc tẩy trừ sán lá ruột và sán dây.

Nguyễn Xuân Dương (2008) [4], dùng thuốc Ivermectin, Menbendazole, Praziquantel và Oxfendazole điều trị giun sán trên vịt. Kết

quả: Thuốc cĩ hiệu lực cao để tẩy giun trịn cho vịt là Ivermectin liều 0,4 mg/kgP, tiêm 2 lần cách nhau 2 ngày, tỷ lệ sạch giun là 91,66%; Menbendazole liều 30 mg/kg P/ ngày cho vịt ăn trong 3 ngày liền, tỷ lệ sạch giun đạt 75,00%; Thuốc cĩ hiệu lực cao để tẩy sán lá và sán dây cho vịt là Praziquantel liều 10mg/kg P cho vịt ăn 2 ngày liền, tỷ lệ sạch sán 100%; Oxfendazole 10 mg/kg P cho vịt ăn trong 3 ngày liền cho kết quả khá cao, tỷ lệ sạch sán 87%.

Theo Calnek B.M. (1991) [45] và Kaufmann J.E., (1996) [57], Bowman (1999) [44] cho biết hiện nay ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ đang sử dụng một số hĩa dược sau để phịng chống bệnh giun sán cho gia cầm:

- Cambendazole: liều 60 mg/kg P, tẩy các loại giun trịn.

- Fenbendazole: liều 66 ppm trộn với thức ăn liên tục 3 ngày điều trị được các bệnh giun trịn.

- Febentel: liều 15 mg/kg P, cho gia cầm uống liên tục 2 ngày, tẩy được các loại giun trịn.

- Flubendazole: liều 30 mg/kg P, trộn với thức ăn cho ăn liên tục 7 ngày để tẩy các loại giun trịn.

- Praziquantel: liều 10 mg/kg P, chỉ dùng 1 liều để tẩy các loại sán dây và sán lá.

- Niclosamide: liều 20 mg/kg P, tẩy các loại sán dây.

- Oxfendazole: liều 10 mg/kg P, cĩ tác dụng tẩy sán dây và giun trịn. - Albendazole: liều 15 mg/kg P, cĩ tác dụng điều trị các bệnh giun trịn và sán lá gia cầm.

- Ivermectin: liều 0,5 mg/kg P, điều trị các bệnh giun trịn ở gia cầm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm. thành phần loài giun sán đường tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại huyện tuy phước tỉnh bình định và biện pháp phòng trị (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)