.1 Sinh trưởng đường kính tán lá

Một phần của tài liệu luận văn sư phạm chuyên ngành sinh học Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của Cóc Vàng (Lumnitzera racemosa Willd.) ở xã Giao Lạc Giao Thủy Nam Định (Trang 26 - 28)

3.2.1.1.1.2.2. Tăng trưởng đường kính tán lá

Đường kính tán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đặc điểm, động thái độ che phủ của tán rừng từ đó đánh giá được chất lượng rừng trồng. Qua theo dõi tăng trưởng tán lá của cóc vàng 5 tuổi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2.1.1.1.2 và hình 3.2.1.1.1.2.1 ; 3.2.1.1.1.2.2 và thấy rằng: sự tăng trưởng của đường kính tán lá nhanh nhất vào tháng 9, 10 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là ∆Dtl= 4.72 cm/tháng tăng 8.97% và ∆Dtl= 4.75 cm/tháng tăng 8.28%, tăng trưởng chậm vào tháng 11, 12, 1 với tốc độ sinh trưởng tháng 1 ∆Dtl= 0.27 cm/tháng cịn 0.42%. Đường kính tán lá biến động và phụ thuộc vào các yếu tố như sự phân cành, góc mở của cành ( đối với những cây chưa phân cành), sự tăng trưởng của lá ( Vũ Thị Hiền Hòa, 2008 [12]). Vào các tháng mùa mưa điều kiện khí hậu thuận lợi, cây sinh trưởng, phân cành mạnh, lá tăng trưởng nhanh làm đường kính tán lá cóc vàng 5 tuổi tăng, mùa khơ do điều kiện khí hậu đường kính tán lá tăng chậm.

Khi khảo sát tương quan giữa chiều cao thân và đường kính tán, chúng tơi nhận thấy hai đại lượng này có tương quan chặt chẽ với nhau R2= 0.997

3.2.1.1.1.3. Sự phân cành

Cành phát triển từ chồi nách của thân chính gọi là cành bên hay cành cấp 1, cành bên có hình dạng, cấu tạo và sự sinh trưởng giống như thân chính, có chồi ngọn và chồi nách. Các cành bên lại tiếp tục phát triển cho ra các cấp cành khác nhau ( cành cấp 2,3...), cuối cùng hình thành một tán cây.

Cành liên quan đến độ che phủ vì nó quyết định đến độ rộng và độ dày của tán lá, từ đó đánh giá khả năng quang hợp của cây. Ở đây chúng tôi nhiên cứu về số cành cấp 1 trên cây và số cành cấp 2 trên cành cấp 1.

Cóc vàng phân cành từ rất sớm, ở cóc vàng 1 tuổi chúng tơi đã thấy có sự phân cành, số lượng cành sinh ra nhiều ( 6, 7 cành cấp 1/ cây 1 tuổi). Mức độ phân cành của cóc vàng xảy ra từ gốc của các cây lớn hơn 1 tuổi. Qua theo dõi sự phân cành chúng tôi thu được kết quả sau.

Bảng 3.2.1.1.1.3. Sự phân cành cóc vàng 5 tuổiTháng C1 (cành) ∆C1 C2/C1 (cành) ∆C2/C1 Tháng C1 (cành) ∆C1 C2/C1 (cành) ∆C2/C1 8 16.2 ± 2.21 4.1±1.15 9 18.4 ± 2.22 2.2 5.7 ± 1.17 1.6 10 21 ±3.12 2.6 7.2 ± 2.13 1.5 11 22.7 ±3.25 1.7 8.1 ± 2.18 0.9 12 23.5± 3.61 0.8 8.7 ± 2.28 0.6 1 24 ± 3.7 0.5 9.1 ± 3.11 0.4

( C1, C2/C1: số cành cấp 1, cấp 2/cấp 1 trung bình qua các tháng theo dõi ∆C1, ∆C2/C1: Tăng trưởng cành cấp 1, cấp 2/cấp 1 (cành/ tháng)

Một phần của tài liệu luận văn sư phạm chuyên ngành sinh học Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của Cóc Vàng (Lumnitzera racemosa Willd.) ở xã Giao Lạc Giao Thủy Nam Định (Trang 26 - 28)