KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 54)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tỷ lệ nuôi sống và khả năng sản xuất trứng của gà thí nghiệm.

Để xác định được ảnh hưởng của các tỷ lệ BLKG và BCStylo trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ đẻ, năng suất và sản lượng trứng của gà bố, mẹ Lương Phượng, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ đẻ, năng suất và sản lượng trứng của gà bố, mẹ trong 10 tuần (từ tuần tuổi 41 đến tuần tuổi 50). Kết quả được trình bày cụ thể như sau:

3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn ni. Nó quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống càng cao thì hiệu quả chăn ni càng lớn và ngược lại, tỷ lệ ni sống thấp thì hiệu quả chăn nuôi kém.

Để biết ảnh hưởng của BLKG và BCStylo với tỷ lệ 6 % trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà mái bố mẹ Lương Phượng, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà mái trong 10 tuần (từ tuần tuổi 41 đến 50) và kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tỷ lệ ni sống của gà qua 10 tuần thí nghiệm (%)

Tuần TN ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BCStylo) 1 100,00 100,00 100,00 2 100,00 100,00 100,00 3 100,00 100,00 100,00 4 100,00 100,00 100,00 5 100,00 100,00 100,00 6 100,00 100,00 100,00 7 100,00 100,00 100,00 8 100,00 100,00 100,00 9 100,00 100,00 100,00 10 100,00 100,00 100,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu trên bảng 3.1 cho thấy gà thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống đạt 100 % ở tất cả các lô. Số lượng gà từ đầu kì tới cuối kì giữ ngun khơng chết con nào. Như vậy, ta có thể kết luận BLKG và BCStylo khi bổ sung vào khẩu phần ăn của gà Lương phượng sinh sản khơng có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà.

Gà được ni bằng khẩu phần có chứa BLKG và BCStylo (lơ TN1 và TN2) có những thay đổi về ngoại hình hơn hẳn so với lơ đối chứng. Lơng gà óng mượt, sáng, da vàng, chân vàng, mào gà trống đỏ tươi, gà rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Như vậy, BLKG và BCStylo với hàm lượng sắc tố cao có ảnh hưởng tốt, nâng cao các phẩm chất về ngoại hình của gà mái sinh sản.

Tỷ lệ ni sống của gà là một chỉ tiêu đánh giá khả năng thích nghi của chúng và chế độ chăm sóc ni dưỡng. Tỷ lệ ni sống của đàn gà thí nghiệm là tương đương nhau và đạt 100%, nằm trong giới hạn cho phép của giống (từ 92% trở lên), cao hơn kết quả của Nguyễn Minh Hoàn, (2003) [12] (93,33%). Điều này chứng tỏ gà Lương Phượng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Thái Nguyên và khẩu phần chứa 6 % BLKG và BCStylo không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà.

3.1.2. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gia cầm sinh sản đó là tỷ lệ đẻ. Khi tỷ lệ đẻ tăng và thời gian đẻ kéo dài sẽ cho năng suất trứng cao và ngược lại. Tỷ lệ đẻ cịn phản ánh kết quả của q trình ni dưỡng, chăm sóc, ánh sáng, nhiệt độ và nhiều chế độ khác của gà sinh sản. Nếu các yếu tố này được đảm bảo tốt thì sẽ cho năng suất sinh sản cao.

Để xác định được ảnh hưởng của BLKG và BCStylo với tỷ lệ 6 % trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ đẻ của gà bố mẹ chúng tôi đã theo dõi 180 gà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mái Lương Phượng trong thời gian 10 tuần (từ tuần tuổi 41 - 50). Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, từ tuần tuổi 41 - 50; tỷ lệ đẻ của các lơ thí nghiệm được bổ sung BLS và bổ sung BLKG so với lô đối chứng như sau:

Tuần thứ nhất của ba lô ĐC, BLKG, BCStylo gần tương đương nhau lần lượt là 71,67%, 73,33% và 71,67%. Sau đó giảm dần ở các tuần tiếp theo đến tuần thứ 10, tỷ lệ đẻ của ba lơ cịn lần lượt là 50%, 65% và 51,67%. Tuy nhiên, mức độ giảm có sự khác nhau. Lô ĐC giảm 21,67% sau 10 tuần (từ 71,67% xuống 50%), lơ TN1 (BLKG) giảm 8,33%, cịn lơ TN2 (BCStylo) giảm 20%. Như vậy, khẩu phần ăn có BLKG và BCStylo đã duy trì được tỷ lệ đẻ cao kéo dài hơn lô đối chứng. Ảnh hưởng này của BLKG lớn hơn BCStylo.

Bảng 3.2: Tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm (%)

Tuần TN ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BCStylo) X mX X mX X mX 1 71,67 + 1,67 73,33 + 1,67 71,67 + 1,67 2 70,00 + 2,89 73,33 + 3,33 71,67 + 3,33 3 70,00 + 2,89 71,67 + 1,67 70,00 + 2,89 4 68,33 + 4,41 70,00 + 2,89 70,00 + 2,89 5 66,67 + 1,67 70,00 + 2,89 68,33 + 4,41 6 63,33 + 3,33 68,33 + 3,33 68,33 + 1,67 7 58,33 + 4,41 66,67 + 3,33 63,33 + 4,41 8 56,67 + 3,33 68,33 + 1,67 60,00 +2,89 9 51,67 + 1,67 65,00 + 2,89 55,00 + 2,89 10 50,00 + 2,89 65,00 + 2,89 51,67 + 5,00 TB 62,67a + 2,52 69,17b + 0,97 65,00ab + 2,28

Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với P< 0,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ đẻ bình qn tồn kỳ chịu ảnh hưởng rõ rệt của BLKG và BCStylo có trong khẩu phần. Tỷ lệ đẻ bình qn tồn kỳ của lơ TN1 (BLKG) đạt 69,17 % cao hơn lô đối chứng 6,5 %, lô TN2 (BCStylo) đạt 65,00 % cao hơn lô đối chứng 2,3 %. Lô TN1 (BLKG) cao hơn lô TN2 (BCStylo) là 4,2 %. Tỷ lệ đẻ của lô TN1 (BLKG) và lô TN2 (BCStylo) cao hơn so với lô đối chứng, với sự sai khác rõ rệt (P<0,05), cịn lơ TN1 (BLKG) cao hơn lơ TN2 (BCStylo) nhưng khơng có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Paterson và cs, (2000) [99].

Kết quả trên cho thấy BLKG và BCStylo có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ đẻ, nâng cao tỷ lệ đẻ trứng của gà. Điều này có thể liên quan đến thành phần dinh dưỡng có trong BLKG và BCStylo. Hai loại bột lá này là loại thức ăn giàu protein, khoáng và vitamin, đặc biệt là caroten là nguyên nhân kích thích đẻ trứng của gà. Khi khẩu phần chứa một tỷ lệ nhất định BLKG (6 %), BCStylo (6 %) thì hàm lượng β caroten trong khẩu phần tăng lên, chính β caroten đã có tác dụng thúc đẩy quá trình

trao đổi chất của gà, có ảnh hưởng tốt đến q trình sản xuất trứng.

Khi so sánh giữa lô TN1 (BLKG) với lô TN2 (BCStylo), chúng tơi có một số nhận xét sau:

Tỷ lệ đẻ của lơ TN1 cao hơn lơ TN2 và khơng có sự sai khác (P<0,05). Như vậy, tác động của BLKG trong khẩu phần cũng đem lại kết quả rất khả quan, tương đương với BCStylo trong khẩu phần TN2. Điều này có thể được giải thích, tỷ lệ protein và hàm lượng các sắc tố trong BLKG và BCStylo gần tương đương nhau. Khi bổ sung BLKG và BCStylo với tỷ lệ 6 % làm cho hàm lượng sắc tố trong khẩu phần tăng lên. Tất cả các yếu tố này thúc đẩy quá trình trao đổi chất của gà, làm ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất trứng.

Để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của BLKG và BCStylo với tỷ lệ 6 % trong khẩu phần đến tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm chúng ta quan sát đồ thị sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tuần thí nghiệm T l đ ( % ) Lơ ĐC (%) Lơ BLKG (%) Lơ BC STYLO (%)

Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Đường biểu thị tỷ lệ đẻ của lô đối chứng đi xuống nhanh hơn lô TN1 (BLKG) và lô TN2 (BCStylo).

3.1.3. Năng suất và sản lượng trứng của gà thí nghiệm

Để xác định ảnh hưởng của BLKG và BCStylo với tỷ lệ 6 % trong khẩu phần ăn đến năng suất, sản lượng trứng của gà thí nghiệm, chúng tơi đã tiến hành theo dõi khả năng sản xuất của 180 gà mái Lương Phượng trong thời gian 10 tuần liên tục (từ tuần tuổi 41 đến tuần tuổi 50) và thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Năng suất và sản lƣợng trứng của gà thí nghiệm

TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BCStylo) 1 Sản lượng trứng/lô quả 2632 a + 11,14 2905b + 7,64 2730c + 9,50 2 So sánh % 100 110,37 103,72 3 Năng suất trứng/mái quả 43,87a + 0,19 48,42b + 0,13 45,50c + 0,16 4 So sánh % 100 110,37 103,71 5 Sản lượng trứng giống/lô quả 2569a + 5,29 2856b + 5,03 2688c + 5,69 6 So sánh % 100 111,17 104,63 7 Năng suất trứng giống/mái quả 42,82a + 0,09 47,60b + 0,08 44,80c + 0,09 8 So sánh % 100 111,16 104,62 9 Tỷ lệ trứng giống % 97,64a + 0,45 98,33a + 0,50 98,34a + 0,74

Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng khơng có ý nghĩa thống kê, với P>0,05

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy năng suất, sản lượng trứng và tỷ lệ trứng giống ở các lơ thí nghiệm được bổ sung BLKG và BCStylo có những khác biệt lớn so với lô đối chứng, cụ thể:

Sản lượng trứng của lô TN1 (BLKG) cao hơn lô đối chứng là 273 quả tương ứng với 11,03 %, lô TN2 (BCStylo) cao hơn lô đối chứng là 98 quả tương ứng với 10,37 %.

Năng suất trứng/mái bình qn tồn kì của lơ TN1 (BLKG) cao hơn lô đối chứng 4,55 quả tương ứng với 11,03 %, lô TN2 (BCStylo) cao hơn lô đối chứng 1,63 quả tương ứng với 10,37 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sản lượng trứng giống của lô TN1 (BLKG) cao hơn lô đối chứng 287 quả tương ứng với 11,11 %, lô TN2 (BCStylo) cao hơn lô đối chứng 119 quả tương ứng với 10,46 %.

Năng suất trứng giống/mái bình qn tồn kì của lơ TN1 (BLKG) cao hơn lô đối chứng 4,78 quả tương ứng với 11,11 %, lô TN2 (BCStylo) cao hơn lô đối chứng 1,98 quả tương ứng với 10,46 %.

Như vậy, bổ sung 6 % BLKG và 6 % BCStylo vào khẩu phần ăn của gà mái đã có ảnh hưởng tốt đến năng suất, sản lượng trứng và trứng giống của gà sinh sản Lương Phượng.

Kết quả trên cho chúng ta thấy lơ TN1 (BLKG) có năng suất và sản lượng trứng, trứng giống cao nhất.

Sản lượng trứng của lô TN1 (BLKG) cao hơn lô TN2 (BCStylo) 6,65 %. Sản lượng trứng giống của lô TN1 (BLKG) cao hơn lô TN2 (BCStylo) 6,54 %.

Năng suất trứng/mái bình qn tồn kì của lơ TN1 (BLKG) cao hơn lơ TN2 (BCStylo) 6,54 %.

Aquino (1986), cho biết, gà mái được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 5% bột lá Ipil - ipil bằng cách thay thế một phần khẩu phần ăn cơ sở đã cho

sức sản xuất trứng là cao nhất so với gà được nuôi với khẩu phần chứa 0,10 và 15% bột lá Ipil - ipil (trích Từ Quang Hiển và cs, 2008[10]). Duong Thanh Liem và cs, (1998)[58], cho biết tỷ lệ bổ sung bột lá sắn thích hợp nhất cho gà sinh sản là 4%. Theo Nguyễn Đức Hùng (2005)[13], tỷ lệ bột lá keo giậu thích hợp trong khẩu phần ăn của gà mái sinh sản là 6%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, đó là khẩu phần ăn có chứa BLKG và BCStylo cho kết quả tốt đến năng suất và sản lượng trứng của gà mái.

Tỷ lệ trứng giống của 3 lô đạt từ 97,64% đến 98,34% và khơng có sự sai khác rõ rệt về thống kê (P>0,05%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy ảnh hưởng của BLKG và BCStylo đến năng suất sản lượng trứng, trứng giống có thể xem như tương đương nhau.

Để thấy rõ ảnh hưởng của BLKG và BCStylo trong khẩu phần ăn đến sản lượng trứng và trứng giống, chúng tôi minh họa bằng biểu đồ sau:

2632 2905 2730 2569 2849 2688 2400 2500 2600 2700 2800 2900 3000 ĐC BLKG BC STYLO Lơ thí nghiệm Sả n ng tr ng , tr ng g iố ng (q uả ) SL trứng SL trứng giống

Hình 3.2: Biểu đồ sản lượng trứng và trứng giống của các lơ thí nghiệm

Nhận xét: Cột biểu thị sản lượng trứng và trứng giống của lô TN1 (BLKG) và lô TN2 (BCStylo) lớn hơn đối chứng, cịn của lơ TN1 (BLKG) lớn hơn TN2 (BCStylo).

3.2. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng

3.2.1. Một số chỉ tiêu lý học của trứng

Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, để đạt được kết quả ấp nở cao, trứng phải có chất lượng tốt. Chúng tơi tiến hành khảo sát các chỉ tiêu lý học của trứng 8 đợt vào các ngày thí nghiệm thứ 1; 10; 20; 30; 40; 50; 60 và 70. Mỗi lần cân khối lượng 15 quả/lô, các chỉ tiêu cịn lại là 5 quả/lơ. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: khối lượng trứng, tỷ lệ lòng đỏ/khối lượng trứng, tỷ lệ lòng trắng/khối lượng trứng, tỷ lệ vỏ/khối lượng trứng, chỉ số lòng đỏ và chỉ số lòng trắng của trứng. Kết quả xác định các chỉ tiêu lý học của trứng được trình bày ở bảng 3.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu lý học của trứng TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BCStylo) 1 Khối lượng trứng g 59,92 60,40 60,40 2 Tỷ lệ lòng trắng % 57,49 55,96 55,53 3 Tỷ lệ lòng đỏ % 30,60 32,00 31,67 4 Tỷ lệ vỏ % 11,90 12,03 12,80 5 Chỉ số lòng đỏ - 0,50 0,47 0,45 6 Chỉ số lòng trắng - 0,07 0,09 0,082

Số liệu bảng 3.4 cho thấy khối lượng trứng của cả 3 lô gần tương đương nhau, dao động từ 59,92g đến 60,40g. Như vậy, khối lượng trứng không chịu ảnh hưởng rõ rệt của BLKG và BCStylo. So sánh với khối lượng trứng gà Lương Phượng của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (2007) [35], đã cơng bố thì khối lượng trứng gà thí nghiệm của chúng tôi là tương đương.

Một số nghiên cứu cho biết: các mức bột lá khác nhau trong khẩu phần của cùng một loại bột lá sẽ cho kết quả khác nhau. Atawodi và cs, (2008) [42], cho biết kích thước và khối lượng riêng của trứng khơng bị ảnh hưởng (P>0,05) bởi các mức bột lá keo giậu khác nhau (0, 5, 10 và 20%). Bhatnagar và cs, (1996) [44], thông báo: Bột lá ảnh hưởng không đáng kể đến khối lượng trứng nhưng khối lượng trứng giảm thấp ở mức 20% bột lá keo giậu trong khẩu phần. Theo nghiên cứu của (Arshad Al-Haweizy và cs, 2007) [41], khối lượng trứng khơng khác nhau giữa các nhóm gà sử dụng 4, 8, 12 và 16% bột cỏ alfalfa so với đối chứng. Ngược lại, Mellau (1999) [91], cho biết khối lượng trứng tăng với mức tăng bột lá keo giậu trong khẩu phần lên đến 15%. Abou-Elezz và cs, (2011) [38], cũng cho rằng khối lượng trứng tăng từ 57,78g ở khẩu phần chứa 5% bột lá Moringa oleifera lên 59,23g ở khẩu phần chứa 10% bột lá, sau đó giảm xuống cịn 56,75g ở khẩu phần chứa 15% bột lá Moringa oleifera.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khác với khối lượng trứng, tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ lịng trắng có sự biến động rõ hơn giữa các lơ thí nghiệm với lơ đối chứng. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ lịng đỏ/khối lượng trứng có xu hướng tăng khi trong khẩu phần có chứa BLKG và BCStylo, lơ TN1 (BLKG) có tỷ lệ lòng đỏ cao nhất, cao hơn lô đối chứng 1,4 %, lô TN2 (BCStylo) cao hơn lô đối chứng 1,07 %. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu khác thì khi tăng tỷ lệ bột lá quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho tỷ lệ lòng đỏ giảm xuống. Cụ thể: tỷ lệ lòng đỏ từ 28,10% ở khẩu phần chứa 5% xuống còn 27,43% ở khẩu phần chứa 15% keo giậu và từ 28,30% ở khẩu phần chứa 5% xuống còn 26,06% ở khẩu phần chứa 15% bột lá

Moringa oleifera (Abou-Elezz và cs, (2011) [38]).

Tỷ lệ lịng trắng/khối lượng trứng của các lơ thí nghiệm có xu hướng giảm so với đối chứng, lô TN1 (BLKG) giảm 1,53 %, lô TN2 (BCStylo) giảm 1,96 %. Như vậy, BLKG và BCStylo làm tăng tỷ lệ lòng đỏ của trứng. Sự tăng lên của tỷ lệ lịng đỏ của khẩu phần có chứa BLKG và BCStylo có thể liên quan tới hàm lượng caroten trong khẩu phần chứa hai loại bột lá này.

Khi so sánh tỷ lệ lịng đỏ của lơ TN1 (BLKG) với lô TN2 (BCStylo)

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 54)