Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang (Trang 63 - 68)

giống ngơ thí nghiệm vụ Xn năm 2012

TT Chỉ tiêu Giống lai Số bắp/cây (bắp) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 SB 11-16 0,98 17,93 32,56 314,33 102,87 62,45 2 SB 12-9 1,01 16,83 32,30 335,96 105,63 70,84 3 SB 12-10 1,00 17,40 35,06 270,58 94,09 59,46 4 SB 12-1 1,20 17,53 35,46 313,09 134,06 84,83 5 SB 12-6 1,04 17,00 33,86 283,94 96,59 66,35 6 SB 12-4 0,87 17,93 29,93 245,16 65,28 62,15 7 LVN4(đ/c) 0,95 16,00 33,40 277,14 80,30 64,28 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,2 6,5 1,6 12,3 2,3 LSD0,05 0,95 3,75 7,97 20,95 2,64

Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ thí nghiệm vụ Xn năm 2013

TT Chỉ tiêu Giống lai Số bắp/cây (bắp) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 SB 12-9 1,02 16,80 30,40 335,90 99,53 69,72 2 SB 12-1 1,20 17,60 34,80 313,06 131,17 83,05 3 SB 12-6 1,03 17,00 32,33 283,38 91,81 67,10 4 LVN4(đ/c) 0,95 16,00 31,67 276,94 76,03 63,02 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 1,5 7,0 2,6 9,7 3,9 LSD0,05 0,22 4,23 15,01 18,12 5,22 3.3.1. Số bắp trên cây

Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Đối với ngô lấy hạt mỗi cây thường có 1 - 2 bắp (thường là 1 bắp), để tập trung dinh dưỡng nuôi hạt.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có số bắp/cây tương đương với nhau ở 2 vụ Xuân, biến động từ 0,87 - 1,20 bắp (vụ Xuân 2012) và từ 0,95 - 1,20 bắp (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân 2012: Trong thí nghiệm giống SB 12-1 có số bắp/cây cao nhất 1,2 bắp nhiều hơn đối chứng và các giống còn lại, giống SB 12-4 có số bắp/ cây ít hơn đối chứng. Các giống cịn lại số bắp/cây tương đương đối chứng ( LVN4: 0,95 bắp).

Vụ Xuân 2013 tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có số bắp cao hơn đối chứng trong đó giống SB 12-1 có số bắp nhiều nhất.

3.3.2. Số hàng trên bắp

Số hàng trên bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất, số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn, do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có số hàng/bắp biến động từ 16,00 – 17,93 hàng (vụ Xuân 2012) và từ 16,00 – 17,60 hàng (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân 2012, giống SB 12-9 có số hàng/bắp tương đương đối chứng (LVN4: 16,00 hàng). Các giống cịn lại có số hàng/bắp tương đương nhau và nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2013, tất cả các giống ngơ thí nghiệm đều có số hàng/bắp nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.3.3. Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu, nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho q trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh. Những nỗn khơng được thụ tinh sẽ khơng cho hạt và bị thối hố.

Ngồi ra số hạt trên hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, trong quá trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất thuận: hạn hán, mưa bão, lũ lụt... khiến cho phấn hoa không thụ tinh được làm cho số hạt/hàng giảm xuống và dẫn đến hiện tượng “bắp đuôi chuột” bắp mà đỉnh cùi khơng kín hạt.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy số hạt/hàng của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 29,93 – 35,46 hạt (vụ Xuân 2012) và từ 30,40 – 34,80 hạt (Vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân 2012: Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có số hạt/hàng tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống SB 12-

10, SB 12-1 và SB 12-6 có số hạt trên hàng tương đương nhau, cao hơn giống SB 12-4 ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2013: Giống SB 12-1 có số hạt trên hàng cao nhất cao hơn giống SB 12 – 9 ở mức tin cậy 95%. Các giống cịn lại có số hạt trên hàng tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.3.4. Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, khối lượng 1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. Khối lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc tính di truyền giống, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 245,16 – 335,96g (vụ Xuân 2012) và từ 276,94 – 335,90g (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân năm 2012 giống SB 12-4 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, giống SB 12-10 và SB 12-6 có khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng. Các giống cịn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95% .

Vụ Xuân năm 2013 giống SB 12-6 có khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng. Các giống cịn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95% .

3.3.5. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết (NSLT) là chỉ tiêu tổng hợp, đó là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. NSLT phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện nhất định. NSLT phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành NSLT là: số bắp/cây, số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có năng suất lý thuyết dao động tương đối lớn từ 65,28 – 134,06 tạ/ha (vụ Xuân 2012) và từ 76,03 – 131,17 tạ/ha (vụ Xuân 2013).

Vụ xuân 2012 giống SB 12-10, SB 12-6 và SB 12-4 có năng suất lý thuyết tương đương với đối chứng (LVN4: 80,3 tạ/ha). Các giống còn lại có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống SB 12-1 có năng suất lý thuyết cao nhất (134,06 tạ/ha).

Vụ Xuân 2013 giống SB 12-6 có năng suất lý thuyết tương đương với đối chứng (LVN4: 76,03 tạ/ha), các giống cịn lại có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.6. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu phản ánh chính xác khả năng thích nghi của các giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể (điều kiện chăm sóc, điều kiện khí hậu thời tiết).

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có năng suất thực thu khá, dao động từ 59,46 – 84,83 tạ/ha (vụ Xuân 2012) và từ 63,02 – 83,05 tạ/ha (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân năm 2012, giống SB 11-16, SB 12-6 và SB 12-4 có năng suất thực thu tương đương đối chứng (LVN4: 64,28 tạ/ha), giống SB 12-10 có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng. Hai giống cịn lại có năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, trong đó giống SB 12-1 có năng suất thực thu cao nhất (84,83 tạ/ha).

Vụ Xuân năm 2013, giống SB 12-6 có năng suất thực thu tương đương đối chứng (LVN4: 63,02 tạ/ha), 2 giống SB 12-9 và SB 12-1 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó giống SB 12-1 có năng suất thực thu cao nhất (83,05 tạ/ha).

3.4. Kết quả trồng thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân

Qua kết quả thí nghiệm vụ Xuân năm 2012, chúng tôi thấy giống SB 12-1 cho năng suất lý thuyết và thực thu cao nhất. Do vậy vụ Xuân 2013,

song song với thí nghiệm so sánh giống, chúng tôi đã tiến hành trồng thử nghiệm giống ngô lai SB 12-1 trên đồng ruộng của 4 hộ nông dân. Kết quả trồng thử nghiệm được trình bày ở bảng 3.10

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang (Trang 63 - 68)