Tình hình nhiễm bệnh của các giống ngơ thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang (Trang 59)

TT Giống lai

Vụ Xuân năm 2012 Vụ Xuân 2013

Đốm lá (điểm) Khô vằn (% số cây bị bệnh) Đốm lá (điểm) Khô vằn (% số cây bị bệnh) 1 SB 11-16 2 4,2 - - 2 SB 12-9 1 3,5 1 4,2 3 SB 12-10 1 5,4 - - 4 SB 12-1 1 3,4 2 3,2 5 SB 12-6 2 3,0 1 3,3 6 SB 12-4 2 6,5 - - 7 LVN4(đ/c) 2 5,6 2 6,3 P <0,05 <0,05 CV(%) 28,2 27,7 LSD0,05 2,4 2,5 * Bệnh đốm lá ngô

Đây là bệnh phổ biến thấy ở các vùng trồng ngô nước ta, gây thiệt hại hàng năm từ 3-5% sản lượng, ở vùng trung du, đất cằn cỗi có nơi mất tới 25 - 30% sản lượng. Bệnh đốm lá ngơ có hai loại: Đốm lá lớn và đốm lá nhỏ.

- Bệnh đốm lá lớn: Do nấm Helminthosporium turcium gây nên. Vết

có dạng sọc hình thoi khơng đều đặn màu nâu hoặc xám bạc khơng có quầng vàng. Nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau làm cho lá khô táp rách bươm.

- Bệnh đốm lá nhỏ: Do nấm Helminthosporium maydis gây nên. Vết

bệnh nhỏ như mũi kim có quầng vàng sau lớn dần thành hình trịn, hình bầu dục màu nâu có viền đỏ nhiều khi có quầng xám. Nhìn chung vết bệnh có nhiều vòng tròn đồng tâm, so với đốm lá lớn vết bệnh nhỏ và nhiều hơn.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy hầu hết các giống ngơ thí nghiệm đều nhiễm bệnh đốm lá với tỷ lệ thấp và vừa, được đánh giá bị nhiễm từ thang điểm 1 – điểm 2.

Vụ Xuân 2012: Giống SB 12-9, SB 12-10, SB 12-1 bị nhiễm bệnh rất nhẹ (có từ 1 – 10% diện tích lá bị bệnh), được đánh giá ở điểm 1 nhẹ hơn đối chứng (LVN4: điểm 2). Các giống còn lại bị nhiễm bệnh nhẹ được đánh giá ở điểm 2 (có từ 11 – 25% diện tích lá bị bệnh), tương đương với đối chứng.

Vụ Xuân 2013: Giống SB 12-9, SB 12-6 bị nhiễm bệnh rất nhẹ (1 – 10% diện tích lá bị bệnh) được đánh giá ở điểm 1, nhẹ hơn đối chứng. Các giống còn lại bị nhiễm bệnh nhẹ được đánh giá ở điểm 2 (11 – 25% diện tích lá bị bệnh), tương đương với đối chứng. (LVN4: điểm 2)

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia Solani; Corticum sasakii)

Bệnh gây hại chủ yếu trên bẹ lá, bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất. Ngơ bị bệnh nặng có thể làm giảm năng suất từ 10 -15%. Bệnh gây hại trong suốt q trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ, song biểu hiện rõ và nặng nhất từ lúc cây ngơ chuẩn bị trỗ cờ đến khi ngơ chín, nấm xâm nhập cả vào bắp gây nên hiện tượng chín ép ở ngơ.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Bệnh khô vằn xuất hiện ở tất cả các giống ngơ tham gia thí nghiệm với tỷ lệ dao động từ 3,0 - 6,5% .

Vụ Xuân 2012: Giống SB12-6 có tỷ lệ cây bị bệnh nhẹ nhất và thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống cịn lại có tỷ lệ cây bị bệnh tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2013: Giống SB12-1, SB 12-6 có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nhẹ nhất và thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống cịn lại có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Tóm lại: Qua 2 vụ theo dõi thí nghiệm chúng tơi thấy giống SB12-1 có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với đối chứng và các giống khác trong thí nghiệm.

3.2.2. Tỷ lệ đổ gãy của các giống ngơ thí nghiệm

Đổ gãy là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngơ. Vì khi cây ngô bị đổ, gãy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng quang hợp và quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng làm năng suất ngô giảm nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngơ từ 10 - 15%. Đặc tính chống đổ của ngơ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của giống như: Chiều cao cây, độ cứng của cây, mức độ ăn sâu và rộng của hệ rễ… ngồi ra cịn phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai, điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.

Việt Nam nằm khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh những thuận lợi về khí hậu thì cũng phải chịu khơng ít các thiên tai, hạn hán, bão lũ. Vì vậy bên cạnh những yêu cầu về thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng, có năng suất cao và phẩm chất tốt các nhà tạo giống còn quan tâm đến khả năng chống đổ của giống.

Kết quả theo dõi khả năng chống đổ gãy của các giống ngơ lai tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Khả năng chống đổ của các giống ngơ thí nghiệm TT Giống lai Tỷ lệ đổ gãy Vụ Xuân 2012 Vụ Xuân 2013 Gãy thân (điểm) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) Đổ rễ (%) 1 SB 11-16 1 2,6 - - 2 SB 12-9 1 3,2 1 2,8 3 SB 12-10 2 4,0 - - 4 SB 12-1 1 2,4 1 2,7 5 SB 12-6 1 4,8 1 5,6 6 SB 12-4 1 4,2 - - 7 LVN4(đ/c) 1 4,9 1 5,2 P <0,05 <0,05 CV(%) 24,8 18,2 LSD0,05 1,6 1,3

Số liệu bảng 3.7 cho thấy: Các giống ngơ tham gia thí nghiệm có khả năng chống đổ gãy tốt (< 5% cây gãy) được đánh giá ở điểm 1 (kể cả 2 thời vụ), trừ giống SB 12-10 ở vụ Xuân 2012 có khả năng chống đổ gãy khá (5 – 15% cây bị gãy), được đánh giá ở điểm 2 thấp hơn so với đối chứng.

Tỷ lệ đổ rễ của các giống ngơ tham gia thí nghiệm có biến động từ 2,4% - 4,9%. (vụ Xuân 2012) và từ 2,7% - 5,6% (vụ Xuân năm 2013).

Vụ Xuân 2012: Giống SB 11-16, SB 12-9 và SB 12-1 có tỷ lệ đổ rễ thấp hơn so với đối chứng. Các giống cịn lại có tỷ lệ đổ rễ tương đương so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2013: Giống SB 12-6 có tỷ lệ đổ rễ tương đương với giống đối chứng. Các giống cịn lại có tỷ lệ đổ rễ thấp hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu giống là chọn tạo ra các giống năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong sản xuất. Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chính xác nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phản ánh khả năng thích ứng của kiểu gen với mơi trường sinh thái. Năng suất ngô phụ thuộc các yếu tố cấu thành năng suất như khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp trên cây, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng. Các yếu tố cấu thành năng suất không những phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống mới trước khi đưa vào sản xuất. Năng suất được đánh giá trên 2 phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

Qua theo dõi chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lai tham gia thí nghiệm ở hai vụ Xuân - 2012 và vụ Xuân - 2013 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8 và bảng 3.9.

Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ thí nghiệm vụ Xn năm 2012 giống ngơ thí nghiệm vụ Xn năm 2012

TT Chỉ tiêu Giống lai Số bắp/cây (bắp) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 SB 11-16 0,98 17,93 32,56 314,33 102,87 62,45 2 SB 12-9 1,01 16,83 32,30 335,96 105,63 70,84 3 SB 12-10 1,00 17,40 35,06 270,58 94,09 59,46 4 SB 12-1 1,20 17,53 35,46 313,09 134,06 84,83 5 SB 12-6 1,04 17,00 33,86 283,94 96,59 66,35 6 SB 12-4 0,87 17,93 29,93 245,16 65,28 62,15 7 LVN4(đ/c) 0,95 16,00 33,40 277,14 80,30 64,28 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,2 6,5 1,6 12,3 2,3 LSD0,05 0,95 3,75 7,97 20,95 2,64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ thí nghiệm vụ Xn năm 2013

TT Chỉ tiêu Giống lai Số bắp/cây (bắp) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 SB 12-9 1,02 16,80 30,40 335,90 99,53 69,72 2 SB 12-1 1,20 17,60 34,80 313,06 131,17 83,05 3 SB 12-6 1,03 17,00 32,33 283,38 91,81 67,10 4 LVN4(đ/c) 0,95 16,00 31,67 276,94 76,03 63,02 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 1,5 7,0 2,6 9,7 3,9 LSD0,05 0,22 4,23 15,01 18,12 5,22 3.3.1. Số bắp trên cây

Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Đối với ngơ lấy hạt mỗi cây thường có 1 - 2 bắp (thường là 1 bắp), để tập trung dinh dưỡng nuôi hạt.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có số bắp/cây tương đương với nhau ở 2 vụ Xuân, biến động từ 0,87 - 1,20 bắp (vụ Xuân 2012) và từ 0,95 - 1,20 bắp (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân 2012: Trong thí nghiệm giống SB 12-1 có số bắp/cây cao nhất 1,2 bắp nhiều hơn đối chứng và các giống còn lại, giống SB 12-4 có số bắp/ cây ít hơn đối chứng. Các giống cịn lại số bắp/cây tương đương đối chứng ( LVN4: 0,95 bắp).

Vụ Xuân 2013 tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có số bắp cao hơn đối chứng trong đó giống SB 12-1 có số bắp nhiều nhất.

3.3.2. Số hàng trên bắp

Số hàng trên bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất, số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn, do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có số hàng/bắp biến động từ 16,00 – 17,93 hàng (vụ Xuân 2012) và từ 16,00 – 17,60 hàng (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân 2012, giống SB 12-9 có số hàng/bắp tương đương đối chứng (LVN4: 16,00 hàng). Các giống cịn lại có số hàng/bắp tương đương nhau và nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2013, tất cả các giống ngơ thí nghiệm đều có số hàng/bắp nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.3.3. Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu, nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh. Những nỗn khơng được thụ tinh sẽ khơng cho hạt và bị thoái hoá.

Ngoài ra số hạt trên hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của mơi trường, trong q trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất thuận: hạn hán, mưa bão, lũ lụt... khiến cho phấn hoa không thụ tinh được làm cho số hạt/hàng giảm xuống và dẫn đến hiện tượng “bắp đi chuột” bắp mà đỉnh cùi khơng kín hạt.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy số hạt/hàng của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 29,93 – 35,46 hạt (vụ Xuân 2012) và từ 30,40 – 34,80 hạt (Vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân 2012: Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có số hạt/hàng tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống SB 12-

10, SB 12-1 và SB 12-6 có số hạt trên hàng tương đương nhau, cao hơn giống SB 12-4 ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2013: Giống SB 12-1 có số hạt trên hàng cao nhất cao hơn giống SB 12 – 9 ở mức tin cậy 95%. Các giống cịn lại có số hạt trên hàng tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.3.4. Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, khối lượng 1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. Khối lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc tính di truyền giống, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 245,16 – 335,96g (vụ Xuân 2012) và từ 276,94 – 335,90g (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân năm 2012 giống SB 12-4 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, giống SB 12-10 và SB 12-6 có khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng. Các giống còn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95% .

Vụ Xuân năm 2013 giống SB 12-6 có khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng. Các giống cịn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95% .

3.3.5. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết (NSLT) là chỉ tiêu tổng hợp, đó là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. NSLT phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện nhất định. NSLT phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành NSLT là: số bắp/cây, số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt.

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có năng suất lý thuyết dao động tương đối lớn từ 65,28 – 134,06 tạ/ha (vụ Xuân 2012) và từ 76,03 – 131,17 tạ/ha (vụ Xuân 2013).

Vụ xuân 2012 giống SB 12-10, SB 12-6 và SB 12-4 có năng suất lý thuyết tương đương với đối chứng (LVN4: 80,3 tạ/ha). Các giống cịn lại có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống SB 12-1 có năng suất lý thuyết cao nhất (134,06 tạ/ha).

Vụ Xuân 2013 giống SB 12-6 có năng suất lý thuyết tương đương với đối chứng (LVN4: 76,03 tạ/ha), các giống cịn lại có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.6. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu phản ánh chính xác khả năng thích nghi của các giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể (điều kiện chăm sóc, điều kiện khí hậu thời tiết). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy: Các giống ngơ thí nghiệm có năng suất thực thu khá, dao động từ 59,46 – 84,83 tạ/ha (vụ Xuân 2012) và từ 63,02 – 83,05 tạ/ha (vụ Xuân 2013).

Vụ Xuân năm 2012, giống SB 11-16, SB 12-6 và SB 12-4 có năng suất thực thu tương đương đối chứng (LVN4: 64,28 tạ/ha), giống SB 12-10 có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng. Hai giống cịn lại có năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, trong đó giống SB 12-1 có năng suất thực thu cao nhất (84,83 tạ/ha).

Vụ Xuân năm 2013, giống SB 12-6 có năng suất thực thu tương đương đối chứng (LVN4: 63,02 tạ/ha), 2 giống SB 12-9 và SB 12-1 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó giống SB 12-1 có năng suất thực thu cao nhất (83,05 tạ/ha).

3.4. Kết quả trồng thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân

Qua kết quả thí nghiệm vụ Xuân năm 2012, chúng tôi thấy giống SB 12-1 cho năng suất lý thuyết và thực thu cao nhất. Do vậy vụ Xuân 2013,

song song với thí nghiệm so sánh giống, chúng tôi đã tiến hành trồng thử nghiệm giống ngô lai SB 12-1 trên đồng ruộng của 4 hộ nông dân. Kết quả trồng thử nghiệm được trình bày ở bảng 3.10

Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm giống SB 12-1 vụ Xuân 2013

STT Hộ gia đình Giống Diện tích

(m2)

Năng suất (tạ/ha) SB 12-1 LVN4 (đ/c)

1 Nguyễn Thị Phương SB 12-1 310 79,75

LVN4 (đ/c) 260 62,46

2 Nguyễn Văn Hon SB 12-1 275 77,25

LVN4 (đ/c) 230 60,35

3 Nguyễn Văn Đay SB 12-1 290 75,82

LVN4 (đ/c) 250 61,28

4 Trần Thị Khiền SB 12-1 330 71,77

LVN4 (đ/c) 270 58,64

Tổng diện tích/ năng suất trung bình 2.215 76,15 60,68

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang (Trang 59)