Tình hình sản xuất ngơ ở Hà Giang giai đoạn 2003 – 2012

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang (Trang 31)

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2003 45,1 19,5 88,0 2004 43,7 20,5 89,5 2005 44,0 21,0 92,6 2006 43,3 20,9 90,7 2007 43,3 20,9 90,7 2008 46,4 24,1 111,7 2009 46,8 25,9 121,4 2010 47,5 28,7 136,3 2011 49,9 31,3 156,4 2012 52,5 32,1 168,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, 2012)[14]

Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Hà Giang cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2003 đến nay diện tích trồng ngơ tồn tỉnh tăng từ 45,1 nghìn ha lên 52,5 nghìn ha, đạt tốc độ tăng trưởng 0,74 nghìn ha mỗi năm nhưng tốc độ tăng khơng đều qua các năm, có năm tăng có năm giảm. Tuy nhiên, năng suất ngô của vùng này còn thấp, năm 2012 năng suất đạt tới 32,1 tạ/ha, nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với năng suất trung bình của cả nước, nguyên nhân chủ yếu là: Tập quán sử dụng gống địa phương năng suất thấp để sản xuất còn phổ biến, mức đầu tư cho thâm canh còn thấp, tỷ lệ sử dụng phân bón chưa cân đối, hợp lý theo quy trình kỹ thuật. Thị trường giống ngơ lai khan hiếm, giá giống vật tư phân bón tăng cao, thời tiết, khí hậu ln có những biến động phức tạp, thiên tai, dịch bệnh và tình hình hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục và kéo dài, đặc biệt từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, xảy ra đợt rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến

năng suất, sản lượng ngô và gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế của tỉnh nói chung và tốc độ tăng trưởng của ngành Nơng nghiệp nói riêng. Do vậy, để tăng sản lượng ngơ của tỉnh thì tăng năng suất là vấn đề chủ đạo. Để tăng năng suất, vấn đề quan trọng đầu tiên là sử dụng giống năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, đồng thời kết hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất ngô.

Trong những năm gần đây Hà Giang đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99… ngồi ra cịn một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9698, DK999, DK888, NK4300, NK66, C919, DK9901, DK9955,… các giống này đã được áp dụng và đưa vào sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.

1.3.4. Định hướng nghiên cứu phát triển ngô lai trong thời gian tới của tỉnh Hà Giang. tỉnh Hà Giang.

Hà Giang là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới khó khăn nhất của cả nước địa hình chia cắt phức tạp với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản phẩm nơng nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh, chưa thành hàng hoá.

Mục tiêu của Đại hội XV của tỉnh đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực đạt mức 40 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 500 kg /người /năm. Tập trung đầu tư, tạo bước phát triển vững chắc sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, với các giải pháp tập trung thâm canh diện tích lương thực (như lúa, ngơ). Khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo thành vùng chuyên canh với quy mô lớn, gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị sản phẩm, có thị trường ổn định. Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm các loại giống cây trồng, vật ni có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, phấn đấu tăng hệ số sử dụng đất lên 2 lần; giá rị sản

phẩm/1ha canh tác đạt từ 30 triệu đồng trở lên/năm (trích theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, 2010).

Xuất phát từ những vấn đề trên, trên cơ sở những kết quả đã đạt được định hướng trong thời gian tới (giai đoạn 2015-2020) việc thực hiện sản xuất, mở rộng diện tích ngơ nói chúng và ngơ hàng hóa nói riêng sẽ tạo được một bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, dần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả trên diện tích canh tác và tăng thu nhập cho nông dân trong giai đoạn tới chúng ta cần:

- Xác định ngô là một trong những lợi thế phát triển của tỉnh vì đất đai và điều kiện tự nhiên khá phù hợp.

- Duy trì diện tích sản xuất của tỉnh khoảng hơn 50 nghìn ha, năng suất phấn đấu đạt trên 40 tạ/ha, sản lượng hàng năm ổn định trên 200 nghìn tấn tấn/năm.

- Chú trọng việc mở rộng diện tích ngơ vụ Xuân trên những chân đất ruộng bỏ hoá, đất đồi; ngô Đông trên đất 2 vụ lúa và ngô Hè Thu.

- Phát triển vùng sản xuất ngô tập trung, sản xuất theo hướng bền vững, tăng cường đầu tư thâm canh, chú trọng luân, xen canh ngô với các loại cây họ đậu.

- Tập trung nghiên cứu, phát triển các giống ngô lai mới theo hướng năng suất, chất lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và lượng mưa phân bố không đồng đều của tỉnh.

- Phát triển sản xuất ngô gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất, đến sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình cơng nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản xuất ngơ.

Tập trung phát triển vùng ngơ hàng hóa tại các huyện: Hồng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.

Sử dụng các giông ngô hiện đang sản xuất tại địa phương như: NK4300, NK66, Bioseed 9698, DK888, KD999, C919, LVN10, LVN4 và các giống ngô thuần như Q2, ngơ địa phương. Ngồi những giống ngơ đang được sản xuất, hàng năm cần khảo nghiệm những bộ giống có tiềm năng, năng suất cao để đưa vào sản xuất, liên kết chặt chẽ với các Viện nghiên cứu, Trung tâm của Trung ương để đưa các giống tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư thâm canh theo quy định của tỉnh như: Chương trình 30a/2008/NQ-CP; Chương trình 135; Nghị quyết số 1/2009/NQ-H§ND của Hội đồng nhân dân tỉnh và các nguồn vốn khác; căn cứ tình hình thực tế quy định cụ thể của từng cơ chế để áp dụng mức hỗ trợ, tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa ngô theo Chỉ thị 14 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức nhưng với những định hướng cụ thể và sự cố gắng nỗ lực chúng ta vẫn tin tưởng rằng cây ngô ở Hà Giang nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng sẽ ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng hơn nữa.

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm

Vụ Xuân 2012: Vật liệu thí nghiệm gồm 7giống ngơ lai SB 11-16, SB 12-9, SB 12-10, SB 12-1, SB 12-6 , SB 12-4 và LVN 4 có nguồn gốc từ Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi -Viện nghiên cứu ngô tạo ra, trong đó giống LVN4 là giống đối chứng.

Vụ Xuân 2013: Do trong năm 2012 Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi -Viện nghiên cứu ngơ tiến hành thí nghiệm ở nhiều nơi kết quả các giống SB 11-16, SB 12-10, SB 12-4 cho năng suất thấp và khả năng chống chịu với sâu bệnh kém hơn so với các giống trong thí nghiệm. Nên vụ Xuân 2013 chỉ tiếp tục tiến hành thí nghiệm 4 giống SB 12-9, SB 12- 1, SB 12-6 và giống LVN4 được chọn làm giống đối chứng.

2.2. Địa điểm, thời gian.

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm so sánh giống và mơ hình thử nghiệm được thực hiện tại xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ: Vụ xuân 2012 (trồng ngày 25/2/2012) và vụ Xuân 2013 (trồng ngày 28/2/2013).

- Thử nghiệm sản xuất tiến hành vào vụ Xuân 2013 (trồng ngày 2/3/2013).

2.3. Nội dung nghiên cứu thí nghiệm

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của các giống ngơ thí nghiệm.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Xây dựng mơ hình thử nghiệm đối với giống có triển vọng.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thí nghiệm

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Vụ Xuân 2012: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh gồm 7 cơng thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 14m2

(5 m x 2,8m), tổng diện tích đất thí nghiệm là 500 m2 (bao gồm cả hàng rào bảo vệ), khoảng cách giữa các khối 1m. Trên khối các cơng thức thí nghiệm được gieo liên tiếp nhau.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ NLI 7 1 2 5 3 6 4 NLII 2 5 6 1 4 7 3 NLIII 6 4 3 7 2 5 1 Dải bảo vệ * Ghi chú: + 1: SB11-16 + 2: SB12-9 + 3: SB 12-10 + 4: SB 12- 1 + 5: SB12-6 + 6: SB 12-4 + 7: LVN4 (đ/c).

- Vụ Xuân 2013: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 cơng thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 14m2

(5 m x 2,8m), tổng diện tích đất thí nghiệm là 300 m2 (bao gồm cả hàng rào bảo

vệ), khoảng cách giữa các khối 1m. Trên khối các cơng thức thí nghiệm được gieo liên tiếp nhau.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ NLI 1 3 2 4 NLII 2 1 4 3 NLIII 4 2 3 1 Dải bảo vệ * Ghi chú: + 1: SB12-9 + 2: SB 12- 1 + 3: SB12-6 + 4: LVN4 (đ/c).

2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm - Làm đất: - Làm đất:

- Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

- Kỹ thuật gieo: mỗi ô trồng 4 hàng, gieo sâu 4 - 5 cm, mỗi hốc gieo 2

hạt, khi ngơ có 3 - 5 lá thì tỉa định cây chỉ để mỗi hốc 1 cây. - Mật độ: 5,7 vạn cây/ha.

Khoảng cách: 70cm x 25cm.

- Phân bón: Lượng bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 140kg N + 70

kg P2O5 + 90 K2O. - Cách bón:

+ Bón thúc lần 1 khi ngơ 3 - 4 lá: 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng Kali. + Bón thúc lần 2 khi ngô 6 - 7 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng Kali.

- Chăm sóc:

- Khi ngơ 3 - 4 lá: Xới nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1.

- Khi ngơ 6 - 7 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.

- Tưới nước: Nếu hạn tưới nước, đảm bảo cho đất đủ ẩm (khoảng 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ:

+ Khi ngô 6 - 7 lá

+ Khi ngơ xốy nõn (trước trỗ cờ 10 - 12 ngày)

+ Khi ngơ thụ phấn xong - chín sữa (sau ngơ trỗ cờ từ 10 - 15 ngày).

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ

theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch: thu hoạch khi ngơ chín sinh lý (khi chân hạt có vết sẹo đen hoặc 75% số cây có lá bi khơ).

2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô: (QCVN 01-56: 2011/BNN&PTNT)[1]

* Chỉ tiêu sinh trưởng của các giống ngô.

- Ngày gieo là ngày bắt đầu gieo hạt.

- Ngày mọc: Là ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chơng).

- Ngày trỗ cờ: Là ngày có trên 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính (quan sát đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô) .

- Ngày phun râu: Là ngày có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2-3cm (quan sát đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ơ) .

- Ngày chín: Ngày có trên 75% cây có lá bi khơ hoặc chân hạt có chấm đen ( quan sát đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô ) .

* Chỉ tiêu hình thái:

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc, sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ở hai hàng giữa của mỗi ơ, đo ở giai đoạn chín sữa.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc, sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây ở hai hàng giữa của mỗi ơ, đo vào giai đoạn chín sữa.

- Trạng thái cây: Quan sát đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở hai hàng giữa của mỗi ô vào giai đoạn bắp bắt đầu chín sáp theo thang điểm:

+ Điểm 1: Tốt. + Điểm 2: Khá.

+ Điểm 3: Trung bình. + Điểm 4: Kém.

+ Điểm 5: Rất kém.

- Độ che kín bắp: Quan sát và đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa của mỗi ơ, quan sát ở giai đoạn bắp chín sáp. Đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 1: Rất kín lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp. + Điểm 2: Kín lá bi bao kín đầu bắp.

+ Điểm 3: Hơi hở lá bao không chặt đầu bắp.

+ Điểm 4: Hở lá bi khơng che kín bắp để hở đầu bắp. + Điểm 5: Rất hở, bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều.

- Số lá: Đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng. Để xác định chính xác dùng phương pháp đánh dấu lá.

- Chỉ số diện tích lá: Đo tồn bộ số lá xanh trên cây ở thời kỳ trỗ cờ. + Phương pháp tiến hành: Tiến hành đo chiều rộng, dài, của các lá trên 10 cây mẫu/ơ vào giai đoạn trỗ cờ, sau đó áp dụng cơng thức:

Diện tích lá (m2) = Dài x Rộng x 0,75. Chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2 đất) = Diện tích lá/ cây x số cây/m2. - Chống chịu với một số sâu bệnh hại chính:

+ Sâu đục thân: Đánh giá toàn bộ số cây ở hai hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại, đánh giá ở giai đoạn chín sáp. Tính tỷ lệ % số cây bị sâu, rồi đánh giá theo thang điểm.

Điểm 1: < 5% số cây bị sâu. Điểm 2: 5 - < 15% số cây bị sâu. Điểm 3: 15 - < 25% số cây bị sâu. Điểm 4: 25 - < 35% số cây bị sâu. Điểm 5: 35 - < 50% số cây bị sâu.

+ Sâu ăn lá: Đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5. Đánh giá toàn bộ số cây ở hai hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại, đánh giá ở giai đoạn chín sữa và chín sáp. Đánh giá theo thang điểm.

Điểm 1: Không bị sâu hại.

Điểm 2: Lớn hơn 5-15% cây bị hại. Điểm 3: Lớn hơn 15-30% cây bị hại Điểm 4: Lớn hơn 30-50% cây bị hại. Điểm 5: Lớn hơn 50% cây bị hại.

+ Rệp hại cờ: Đánh giá toàn bộ số cây ở hai hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại, đánh giá ở giai đoạn chín sữa và chín sáp. Đánh giá theo thang điểm.

Điểm 1: Khơng có rệp.

Điểm 2: Rất nhẹ có từ một đến một quần tụ rệp trên lá, cờ. Điểm 3: Nhẹ xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ.

+ Điểm 4: Trung bình số lượng rệp lớn khơng thể nhận ra các quần tụ rệp. Điểm 5: Nặng số lượng rệp lớn, đơng đặc, lá và cờ kín rệp.

+ Bệnh đốm lá lớn: Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh. Đánh giá toàn bộ số cây ở hai hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại, đánh giá ở giai đoạn chín sữa và chín sáp. Đánh giá theo thang điểm.

Điểm 0: Không bị bệnh Điểm 1: Rất nhẹ (1-10%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại thành phố hà giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)