Chợ nơng thơn – Thể hiện văn hóa các dân tộc

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 (Trang 88)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG

3.2. Chợ nơng thơn – Thể hiện văn hóa các dân tộc

Khu vực miền Tây Cao Bằng được biết đến không chỉ là một vùng đất khó khăn, xa xơi của tỉnh Cao Bằng mà cịn là vùng đất đa sắc màu truyền thống văn hóa với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một dân tộc có một nét văn hóa đặc sắc riêng. Qua bao thăng trầm của lịch sử, những nét văn hóa đặc sắc gắn với đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân vẫn được giữ gìn và rồi những nét đẹp đó được phơ diễn tại chợ. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp phiên chợ vùng cao miền Tây.

Nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân miền núi được phản ánh rõ nét qua các hoạt động văn hóa ở chợ và được nảy sinh, hình thành từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội nơi đây. Vì vậy, để biết được nhu cầu này được hình thành trên cơ sở nào? Chi phối bởi yếu tố gì? Chúng ta phải hiểu rõ các đặc điểm tự nhiên, yếu tố kinh tế và đời sống xã hội của cư dân đang sinh sống tại vùng đất đó.

Khu vực miền Tây Cao Bằng phần lớn là miền núi, chủ yếu là rừng và đồi núi, nhiều sông suối và khe lạch, địa hình phức tạp. Do đó, việc đi lại của người dân rất khó khăn. Hơn nữa, địa bàn cư trú của các dân tộc nơi đây khá phân tán, thường ở các thung lũng, cạnh sông suối hoặc chon von trên những sườn núi. Vì thế họ ít có điều kiện giao lưu, gặp gỡ nhau. Trong điều kiện đó, đồng bào các dân tộc nơi đây rất khao khát giao lưu tình cảm, kết thân, giải tỏa nỗi niềm.

Về kinh tế, mặc dù là nền kinh tế khép kín mang nặng tính tự cung, tự cấp nhưng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân rất cao, họ mang các sản phẩm tự tay mình làm ra đem ra chợ bán rồi mua lấy các nhu yếu phẩm để phục vụ đời sống. Mơi trường cho sự trao đổi đó khơng chỗ nào khác ngoài chợ. Hơn thế nữa, chợ còn là nơi để người dân “khoe” các sản vật của địa phương, của mỗi gia đình; mỗi một mặt hàng trao đổi ở chợ là một dấu ấn văn hóa địa phương, mỗi một con người tham gia trao đổi, mua bán hàng hóa ở

79

chợ đều mang theo bản sắc văn hóa riêng của địa phương mình. Bên cạnh đó, chợ vùng cao 5 ngày mới diễn ra một phiên nên nhu cầu trao đổi hàng hóa của mỗi người dân càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đối với đồng bào các dân tộc ở miền Tây, họ đến chợ không chỉ với mục đích mua bán hàng hóa mà cịn để giao tiếp, gặp gỡ người thân, bạn bè trao đổi cơng việc, thậm chí để tìm bạn tình trăm năm. Theo quan niệm của người Mơng ở đây, tất cả những người cùng dịng họ đều là anh em, có cùng tổ tiên. Do đó, các thành viên trong cùng dịng họ khơng được lấy nhau, trong khi mỗi bản làng chỉ có một hoặc vài dịng họ. Vậy nên, thanh niên nam nữ phải trèo đèo, lội suối đi tìm bạn tình ở nơi xa. Người con gái đi lấy chồng xa, ít có dịp gặp gỡ gia đình, trong khi tình cảm giữa người con gái với gia đình bố mẹ đẻ ln mặn nồng, địi hỏi có nhiều dịp gặp gỡ thăm viếng. Khao khát giao lưu tình cảm ấy lại gặp trở ngại lớn do điều kiện giao thông, địa bàn cư trú phân tán cộng với sự bận rộn, vất vả trong sản xuất nên sự thăm viếng đó thường được thực hiện khi đi chợ. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa của người dân ở các bản làng còn thấp, hầu hết các bản làng xưa ở miền Tây Cao Bằng khơng có điện thắp sáng, mọi thông tin liên lạc rất hạn chế, nên người dân khó có điều kiện tiếp cận với các thơng tin bên ngoài. Thế là họ đến chợ ngồi mục đích mua bán cịn để tiếp nhận thông tin.

Người dân vùng cao sống trong môi trường tương đối biệt lập, nhu cầu về thơng tin lại hạn chế, mức hưởng thụ văn hóa cịn thấp. Cho nên, chợ chính là mơi trường mở, là cánh cửa thơng ra thế giới bên ngồi cho người dân.

Nhu cầu văn hóa của người dân đi chợ

Chợ với tư cách là một không gian sinh hoạt văn hóa mà thành phần tham gia lại rất đa dạng từ già, trẻ, lớn, bé đều rủ nhau đến chợ. Vậy nên, chợ đáp ứng nhiều nhu cầu văn hóa khác nhau của những người đến chợ trong cùng một thời gian.

80

- Nhu cầu giao tiếp:

Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên, nhu cầu giao tiếp đã trở thành mục đích quan trọng đối với người dân vùng cao mỗi khi đi chợ. Tùy theo đối tượng mà nhu cầu giao tiếp của những người đi chợ cũng khác nhau.

Người già đến chợ để thăm hỏi người thân, bạn bè đồng thời để được nghe, để được hát những điệu sli, lượn để cho tâm hồn thoải mãi, trẻ lại:

“Oóc háng đảy tinh lượn Hà Lều Mà rườn đảy ón tẻo kỉ giáp”

Tạm dịch:

Ra chợ được nghe lượn Hà Lều

Về nhà thấy trẻ lại được mấy giáp. [28; tr.70].

Người trung niên và phụ nữ có gia đình, mong đến chợ gặp bố mẹ đẻ, anh em, người thân ở làng bản, quê hương để giãi bày tâm sự, hỏi thăm tình hình gia đình, con cái, cơng việc làm ăn ra sao; gửi nhau những món quà, gói bánh….

Thanh niên chưa vợ, chưa chồng có nhu cầu giao lưu tình cảm, tìm người yêu. Quan hệ cộng đồng của đồng bào chủ yếu là quan hệ trong làng bản, muốn làm quen với một người bên ngồi làng mình rất khó, kết được một người bạn trai hay bạn gái lại càng khó hơn. Mà quan hệ tình cảm của con người khơng thể gị bó trong phạm vi hẹp. Cho nên, họ chọn chợ làm nơi hị hẹn, giao lưu kết bạn, gửi gắm tình cảm. Các cơ gái với những bộ váy rực rỡ sắc màu, những nụ cười duyên; các chàng trai với những tiếng khèn điêu luyện đầy quyến luyến, họ đã say nhau từ điệu múa, giọng hát, tiếng khèn. Cũng chính từ những phiên chợ đã có nhiều đơi trai gái nên vợ, nên chồng. Cứ thế phiên chợ đã trở thành nỗi nhớ khắc khoải đợi chờ đối với những chàng trai, cô gái nơi miền Tây Cao Bằng.

Với đặc thù là khu vực có một đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc nên việc giao lưu qua lại biên giới giữa nhân dân hai nước vẫn diễn ra

81

thường xuyên. Nhân dân sống sát biên giới, việc tham gia các phiên chợ ở hai bên biên giới, ngồi mục đích mua bán cịn để thăm thân, giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm… từ đó tạo mối quan hệ lâu dài trong làm ăn.

Trong các nhu cầu nói trên nhu cầu giao lưu tình cảm như gặp gỡ người yêu, thăm hỏi bạn bè, người thân… là nhu cầu giao tiếp nổi bật.

- Nhu cầu thông tin:

Người dân trong vùng sống trong môi trường tương đối biệt lập. Làng, bản như ốc đảo, cách xa nhau bị bao bọc, vây kín bởi núi non, địa hình hiểm trở. Đồng bào đi chợ ngoài việc mua dầu về thắp sáng, mua muối ăn họ ít phải mua bán các hàng hóa khác. Song những mối quan hệ ràng buộc trong quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống đã kích thích nhu cầu thơng tin phát triển.

Người con gái đi làm dâu xa cần thơng tin về gia đình bố mẹ đẻ, anh chị em, họ hàng, làng bản.

Người muốn mua trâu, bò, ngựa cần biết về giá cả thị trường. Nhất là những thông tin giá cả các mặt hàng như gạo, ngơ, gà vịt, thịt, cá, vải vóc… như thế nào để chuẩn bị bán hàng ở các phiên chợ sau.

Người thân, bạn bè có tin vui vẻ, tin buồn như tổ chức lễ cưới cho con cháu, lễ mừng nhà mới, lễ mừng thọ hoặc nhà có đám, có người đau ốm, tai nạn… thì ra chợ báo tin cho người thân, nếu có thiệp mời cũng mang đến chợ để gửi. Chợ còn là nơi để loan tin, thông tin một sự việc quan trọng cho nhiều người biết như thông báo thu thuế, tin có dịch bệnh xuất hiện, tin giặc giã….Ngoài ra, chợ cịn là nơi để xác minh thơng tin, do sống trong điều kiện khó khăn, địa hình bị chia cắt, giao thơng đi lại khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, nhiều khi đồng bào rất vất vả với những tin đồn nhảm của kẻ xấu làm đảo lộn cuộc sống của họ như tin quỷ thần, hổ bắt người… làm cho đồng bào hoang mang.

Trong xã hội truyền thống hay hiện đại nhu cầu thông tin rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người đi chợ, tuy nhu cầu này có sự thay đổi cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội.

82

- Nhu cầu giải trí:

Sau mỗi mùa vụ sản xuất người dân thường có thời gian rảnh rỗi, nhàn tản, có nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, họ rủ nhau đi chợ phiên chơi, họ đi chợ khơng có ý định mua sắm mà chỉ đi với mục đích chơi chợ cho khuây khỏa, xua tan nỗi nhọc nhằn, giải tỏa mệt nhọc trong suốt những ngày lao động vất vả. Gặp bạn bè, người thân mời nhau chén rượu, miếng trầu… rồi lại quay về nhà, người ta cảm thấy tinh thần phấn trấn, xua tan đi nỗi ưu phiền, mệt nhọc.

Một trong những điểm đặc biệt của các chợ miền Tây Cao Bằng là ở chỗ: nó khơng chỉ là một tụ điểm cho hoạt động mua bán đơn thuần với kẻ mua người bán như các chợ miền xi mà nó cịn là một địa điểm giao lưu văn hóa của các cộng đồng người trong khu vực. Đặc biệt là vào mùa xuân, mùa của các lễ hội, đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô.., trong khu vực thường tổ chức các lễ hội xuống đồng, nhiều địa phương có các phiên chợ hội mà nhân dân địa phương gọi là “Háng tốn” hoặc “Háng phúng lìu” (tức chợ phong lưu, chợ hội phong lưu) có từ xa xưa với nhiều trị chơi dân gian, hát dân ca, múa các điệu múa dân tộc… tạo nên khơng gian giải trí tươi vui, lành mạnh cho người dân.

Các hình thức sinh hoạt văn hóa tại chợ

Chợ vùng cao vừa là điểm văn hóa và cũng là nơi hội tụ, giao lưu đầy đủ các nền văn hóa của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên dải đất miền Tây Cao Bằng từ xưa đến nay. Chợ 5 ngày mới họp một phiên và bắt đầu từ rất sớm, những người nhà ở xa xuống chợ từ đêm hôm trước hoặc từ lúc sáng sớm khi cái đồi, quả núi còn đang ngái ngủ, những dải sương đêm vẫn còn mềm mải gối đầu nằm êm bên sườn núi. Đến hẹn lại lên, những dòng người từ trên núi xuống, từ dưới thung lũng lên cứ đổ về chợ làm huyên náo cả một vùng vốn ngày thường yên bình vắng lặng. Các phiên chợ đã ăn sâu vào trong tiềm thức, nếp nghĩ, nếp sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Chợ là một khơng gian văn hóa mang đậm nét tính nhân văn, mỗi một dân tộc có một nét văn hóa đặc sắc riêng và mỗi người đến chợ cũng có nhiều

83

mục đích khác nhau. Chính vì vậy, chợ đáp ứng nhiều nhu cầu văn hóa khác nhau của những người đến chợ. Ví như một cuộc hát đối đáp dân ca vừa đáp ứng giao lưu tình cảm giữa nam và nữ, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân đến chợ hoặc cùng nhau quây quần xung quanh hàng rượu, uống với nhau bát rượu nồng vừa thể hiện tình cảm giao tiếp giữa những người thân với họ hàng, bạn bè, vừa trao đổi tin tức đáp ứng nhu cầu thông tin. Vậy nên, nếu chúng ta phân biệt một cách rạch rịi các hình thức sinh hoạt văn hóa tương ứng với sự đáp ứng từng nhu cầu là việc làm khơ cứng khơng thực tế. Do đó, ở đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số nét sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của những người đi chợ.

- Chợ - nơi để trai gái hẹn hò, nơi gặp gỡ của tình yêu

Đồng bào các dân tộc nơi đây đến chợ với mục đích khơng chỉ để mua bán mà hơn hết để gặp gỡ, giao lưu văn hóa, kết bạn. Chợ là nơi hẹn hị, tìm vợ, tìm chồng:

“Gái chưa chồng trơng mong đi chợ

Giai chưa vợ lơ lửng đúng đường” [31; tr.237]

Tùy hoàn cảnh, thời gian, đặc điểm như đang đi trên đường, ở xung quanh chợ, ven gốc cây hay bãi đất trống đều xuất hiện các hình thức hát giao duyên giữa các chàng trai, cô gái. Ngay khi vừa gặp gỡ ở chợ họ đã ngỏ lời:

Nam:

Nữ:

“Lâu ngày chẳng đi đâu Mây che mất ngọn núi Lâu ngày khơng trao đổi Em qn mình rồi chăng? Lâu ngày chẳng đi đâu Mây che mất ngọn núi Mấy phiên (chợ) chẳng gặp

84

Hoặc không hẹn mà gặp nhau tại chợ, đấy thực sự là duyên số của đôi ta: Nam:

Nữ:

“Đêm qua giấc mơ đẹp Thấy cây lê sai quả Không lời nào hẹn trước Được gặp gỡ vui thay Đêm qua giấc mơ đẹp Thấy cây lê sai quả Chưa gửi lời ngọt ngào

Được đổi trao đẹp vậy” [28; tr.101]

Ngày chợ đối với thanh niên vùng cao là ngày hội. Ngày mà bao bận rộn vất vả của cuộc sống đời thường đều tạm quên đi chỉ còn niềm vui được gặp bạn, nỗi nhớ mong gặp người u. Chính từ đây, nhiều cuộc tình đẹp đã được nảy nở, để rồi tình cảm cứ lớn dần lên theo các phiên chợ. Chợ đã trở thành cầu nối, điểm hẹn của trai gái. Đặc biệt, là vào dịp các phiên chợ xuân, chợ hội là không gian để thanh niên nam, nữ hát dân ca, họ hát với nhiều hình thức sinh động và hấp dẫn như hát đối đáp giữa nam và nữ, hát nhóm (bên nam, bên nữ). Mỗi một dân tộc lại có một làn điệu riêng như các chàng trai, cô gái người Tày, Nùng với điệu phong slư, sli, lượn, hà lều... người Dao với khúc hát “Páo dung” để thổ lộ tình cảm với nhau; người Mông với những khúc hát “Gầu plềnh”. Họ dùng lời ca tiếng hát để chào hỏi nhau, mời nhau hát, mời nhau uống, dùng lời ca tiếng hát để thể hiện lịng mình rồi hẹn hị, chờ đợi nhau:

Nam: Nữ:

Nam: Nữ:

Thuở xưa đã để lại thơ ca Có ngày vui rượu chè tìm với Năm ngày đến họp chợ thấy nhau Muốn nhận làm người thân có được Thật lòng hãy bắc cầu lên xuống Chẳng quên được tình nghĩa này đâu Nếu thế thì hẹn anh chợ khác

85

Họ trao nhau những tín vật làm tin, người con gái trao gửi người con trai giầy, quần áo, khăn; người cái trai gửi người con gái quà bánh. Những tín vật đấy sẽ là sợi dây níu chặt hai người lại với nhau. Thậm chí, người con trai cịn hứa hẹn, thề với người con gái rằng nếu sau này lấy được nhau sẽ cùng nhau xây dựng nên cuộc sống vợ chồng hạnh phúc mai sau:

“Em ạ, ta được em, em được ta Ta sẽ vững tay cày

Cày khắp vùng đồi nương đất đỏ Ta sẽ không để em nát gan

Em được ta, ta được em Ta sẽ chắc tay bừa

Cày khắp vùng đồi nương đất đỏ

Ta sẽ chẳng để em nát tim” [2; tr.270-271]

Trước đây, ở miền Tây Cao Bằng giao thông chưa phát triển, đi lại rất khó khăn, hầu hết thanh niên nam, nữ phải đi chợ từ hôm trước. Đối với chợ phiên Bảo Lạc, cứ 5 ngày một phiên, chợ không chỉ nằm trong tiềm thức của các cụ già, những bà lão mà còn nằm trong nỗi nhớ của các chàng trai, cô gái. Chợ xưa nằm trên một con phố nhỏ với một bên là bờ sông Gâm, một bên là dãy nhà nhỏ tựa vách núi. Theo lời kể của các cụ cao niên ở đây: Ngày thường chợ yên ắng, tĩnh lặng nhưng đến ngày áp phiên khơng khí nhộn nhịp đã thổi vào từng ngôi nhà, ngõ phố. Khi nắng chiều dần bng, từ những con đường mịn trên vách núi, từng tốp đồng bào Mông trong trang phục rực rỡ

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)