0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn

Một phần của tài liệu MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945 (Trang 42 -42 )

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG

2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn

2.1.1. Những quan niệm về chợ

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử xã hội lồi người, có thể ngay từ cơng xã nguyên thủy tan rã, xuất hiện nền kinh tế giản đơn. Khi mà sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp trong từng gia đình và làng xã địi hỏi sự trao đổi vật phẩm. Một nền kinh tế hàng hóa khi ra đời, dù ở trình độ giản đơn thì cũng thường mang trong nó các hình thức trao đổi mua bán tương ứng, ban đầu hình thức trao đổi có thể là vật đổi vật hoặc trao đổi vật ngang giá.

Trải qua một thời gian lịch sử lâu dài, ở các vùng kinh tế tương đối phát triển, dân cư đông đúc, ở đầu mối các đường giao thơng thủy bộ, trong các thị trấn đã dần hình thành chợ. Hiếm khi thấy chợ mọc lên ở những nơi hẻo lãnh thưa dân, đường đi lối lại khó khăn hiểm trở. Sự phát triển mạng lưới chợ là bằng chứng, là dấu hiệu của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa trong xã hội thời phong kiến.

Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chợ được nhiều học giả đưa ra. Ứng với từng thời điểm lịch sử, ở những góc độ khác nhau, các học giả lại đưa ra những khái niệm khác nhau về chợ.

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, chợ là “nơi công cộng để đông người đến

mua - bán vào những ngày, buổi nhất định” [57; tr.171].

Cuốn “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam”, đưa ra quan niệm:

“Chợ là nơi gặp gỡ cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn, là nơi tập trung hoạt động mua bán giữa những người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng. Quy mơ tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Chợ có vai trị chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hóa, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích

33

thích ngược lại đối với sản xuất. Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc. Chợ là nơi công cộng để đông người đến buôn bán vào những ngày, những buổi nhất định, tức là đã hình thành nên các phiên chợ” [49; tr.486].

GS. Phan Đại Doãn, trong bài viết: “Mấy vấn đề về làng xã cổ truyền”, đăng trên Tạp chí Dân tộc học, số 2-1981 đề cập “Chợ là nơi trao đổi hàng hóa trong làng, trong huyện” [9; tr.5].

Trong nhiều bài viết của mình GS. Nguyễn Đức Nghinh cũng đã đưa ra nhiều quan niệm về chợ. Trong bài “Chợ Chùa thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4-1979, đã định nghĩa: “Chợ là nơi “tạp”, nơi đô hội, nơi tập họp người tứ xứ đến để trao đổi vật phẩm, hàng hóa, nơi cuộc sống náo nhiệt của từng thời đại phô bày màu sắc, hương vị của vật chất và những ham muốn, khát vọng trần thế của con người” [32; tr.53]. Hoặc trong bài “Mấy nét

phác thảo về chợ làng (Qua những tư liệu các thế kỷ XVII, XVIII)”, đăng trên

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5-1980, chợ là “nơi trao đổi sản vật, hàng hóa,... nơi tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén”. Điều này đúng trong những xã hội phong kiến hay ở những vùng dân cư nông nghiệp kém phát triển, những vùng núi dân cư thưa thớt.

Từ các quan niệm trên ta nhận thấy khái niệm chợ cũng gần với khái niệm thị trường được dùng phổ biến hiện nay, vì trong một số sách về kinh tế học hiện đại cũng viết: thị trường là bất kỳ khung cảnh nào đó diễn ra việc mua bán các loại hàng hóa, dịch vụ. Chính từ sự tương đồng này, khái niệm chợ và thị trường cũng được hiểu đồng nhất với nhau, hay nói khác đi, chợ ra đời, tồn tại và phát triển đồng thời với các hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa, với thị trường và hoạt động thương mại. Tuy nhiên, ở đây cần hiểu rõ khái niệm chợ nó cụ thể hơn khái niệm thị trường và chợ nó nằm trong phạm vi của khái niệm thị trường, chợ nằm trong hệ thống thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại các chợ nông thôn miền núi, chúng tơi thấy khái niệm chợ cịn được phát triển theo hai hướng tiếp cận sau:

34

- Thứ nhất, xuất phát từ những quan niệm trên, chúng ta có thể đưa ra

nhiều khái niệm hẹp hơn trên cơ sở cụ thể hóa những yếu tố cấu thành chợ. Chẳng hạn, chợ phiên là loại hình chợ mà thời gian giữa các lần họp có một khoảng cách nhất định, thường là 5 ngày một phiên hoặc chợ tạm là chợ do nhân dân tự họp, khơng có sự quản lý của ai, họp một cách tự phát và có thể tự giải tán bất kỳ lúc nào, chợ cũng bán với nhiều loại hàng hóa.

- Thứ hai, nếu chợ là nơi để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa

hay để thực hiện chức năng thương mại thì chợ cũng gần với các cơ sở khác như HTX mua bán, trung tâm thương mại... Do đó, chợ cũng có thể hiểu là một loại hình tổ chức thương mại tại một địa điểm nhất định, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

Trong hệ thống thị trường hiện nay, chợ nông thôn được xếp vào loại thị trường truyền thống, việc trao đổi mua bán hàng hóa được thực hiện ngay tại chợ. Sau khi có sự thỏa thuận và thống nhất việc trao đổi mua bán, hàng hóa được trao ngay cho người mua và tiền được thanh toán trực tiếp cho người bán.

Tóm lại: Chợ là một loại hình thương nghiệp, là một bộ phận của thị trường, nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ phong phú của tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội tại một địa điểm thích hợp. Chợ được quản lý theo luật pháp hiện hành của Nhà nước; chính sách, quy chế của chính quyền sở tại và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ nhất định.

2.1.2. Quan niệm về chợ nơng thơn

Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng cắt nghĩa, xác định nội hàm khái niệm “nơng thơn”, từ đó có nhận thức đầy đủ hơn về khái niệm “chợ nông thôn”. Cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, khái niệm nông thôn ngày càng được mở rộng, nhiều học giả đã đưa ra định nghĩa để xác định khơng gian nơng thơn dưới nhiều góc độ khác nhau.

35

Theo “Từ điển tiếng Việt”, nông thôn là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông” [57; tr.740].

Trong cuốn “Từ điển Xã hội học” do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, đưa ra định nghĩa “theo cách hiểu thông thường, nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nông nghiệp” [55; tr.79]. Hay tác giả Nguyễn Sinh Huy nêu nông thơn “là đơn vị kinh tế - xã hội, có những nét đặc thù về cơ cấu dân cư, sự phát triển văn hóa - xã hội, về phát triển dân số, các tập quán, lối sống và các truyền thống của cộng đồng dân cư”. Hoặc “đó là một khu vực lãnh thổ có giới hạn, cư dân sống ở đó chủ yếu là những người làm nơng nghiệp và những ngành nghề phụ phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc liên quan đến sản xuất nông nghiệp” [17; tr.65-66].

Từ những nhận định trên, cho ta thấy khái niệm nơng thơn ngày càng mở rộng cùng với q trình phát triển của xã hội. Trên cơ sở định nghĩa về nông thôn, một số tác giả đã đưa ra các quan niệm về: chợ nông thôn (hay chợ làng, chợ q).

Theo GS. Phan Đại Dỗn thì chợ nơng thôn là “nơi người tiểu nông bán những sản phẩm chưa dùng đến; là nơi họ mua những sản phẩm thiếu” [10; tr.60].

Tác giả Đào Duy Anh đưa ra quan niệm về chợ quê: “các chợ là nơi dân vùng xung quanh họp mỗi ngày hay mỗi phiên để đổi chác những đồ thổ sản... cần dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Ngoài những người nhà quê đến chợ để bán thổ sản, cịn có ít nhiều người lái bn chun mơn như hàng vải, hàng xén, hàng cau, hàng thuốc, hàng thịt, hàng bánh, cứ gánh hàng đi chợ này chợ khác để bán rong” [1; tr.77]. Và tác giả mô tả quanh cảnh chợ quê: “Sự bn bán ở nhà q cũng có vẻ náo nhiệt, nhưng giá trị của những cuộc giao hoán ấy chẳng là bao nhiêu. Những hàng rau cỏ, có khi cả gánh chỉ giá độ hai hào (giác), còn hàng bánh trái thì cả gánh đáng giá chừng được một vài đồng bạc. Ở chợ nhà q, chỉ có hàng vải thì vốn liếng là đáng ba chục hay bạc trăm. Trong một phiên chợ nhỏ có khi tổng giá hàng hóa đem bán chỉ được chừng bốn năm chục bạc” [1; tr.78].

36

Còn Nguyễn Đức Nghinh viết chợ nông thôn “là những dãy lều tranh dựng tạm bợ một vài tấm rạ nhỏ úp trên mấy cọc tre già hay vài thân cây khẳng khiu không đủ che mưa nắng cho người và hàng hóa” [29; tr.33].

Chợ nơng thơn là loại hình chợ thường nhỏ bé, nhiều khi chỉ là những túp lều xiêu vẹo, thời gian họp ngắn và địa điểm họp có thể trước đình làng, bên gốc cây đầu làng hay trên một trục đường, bãi đất trống rộng ở giữa làng, với một gánh hàng xén, vài thúng gạo, mớ khoai, vài hàng rau quả, vài giỏ cá cua mới bắt được.

Mạng lưới chợ nông thôn là sản phẩm của quá trình mở rộng của kinh tế hàng hóa nhỏ đã tồn tại hàng ngàn năm qua trong lịch sử dân tộc. Chợ nông thôn là nhân tố thúc đẩy nơng nghiệp và kinh tế hàng hóa nhỏ, giản đơn hịa lẫn vào nhau thành một thể thống nhất.

Thành phần tham gia mua bán trong các chợ nông thôn bao gồm: một số người bn bán chun nghiệp có lều qn như hàng xén, hàng vải, hàng thịt và một vài người là thợ thủ công (thợ rèn, thợ giầy...), một số người nông dân chạy chợ “địn gánh đề vai”, “lấy cơng làm lãi” thường xuất hiện vào lúc nông nhàn hoặc từ những nhà đông người và những người nông dân đem các sản phẩm trồng trọt, chăn ni đi trao đổi.

Hình thức trao đổi ở chợ nông thôn, xét cho cùng cũng là vật đổi vật, bán vật này để mua vật kia, hàng hóa chủ yếu là nơng sản phẩm và những nhu yếu phẩm của người nơng dân. Điều này nó thể hiện mạng lưới chợ nơng thơn, vừa là biểu hiện của sự bế tắc của nền kinh tế tiểu nông, vừa là biện pháp giải quyết bế tắc đó. Nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế tiểu nơng, đồng thời nó cũng góp phần bổ sung và duy trì kinh tế tiểu nông.

Một điểm đáng lưu ý là hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn không chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi buôn bán. Trong chợ cịn có hoạt động của nhiều nghề nghiệp khác như cắt tóc, nhuộm vải, sửa lại cái khóa hỏng, rèn lại lưỡi cày, lưỡi cuốc... ra đến ngày chợ phiên là có sẵn. Bên cạnh đó, chợ nơng

37

thơn cịn là khơng gian văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ dân gian của cư dân địa phương.

Xuất phát từ những nhận định trên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, có thể định nghĩa chợ nơng thơn, với tư cách là một yếu tố kinh tế - xã hội như sau: Chợ nông thôn là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư vào những ngày, buổi nhất định, với những khu vực riêng.

2.2. Khái quát mạng lƣới chợ miền Tây Cao Bằng trƣớc năm 1945

Chợ là hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính khách quan, tính lịch sử, chịu sự tác động của nhiều yếu tố sản xuất, lưu thông tiêu dùng. Sự ra đời, quy mô và tác dụng của các chợ phụ thuộc vào các yếu tố: cơ sở hạ tầng, dân cư, trình độ sản xuất, q trình lưu thơng hàng hóa, việc tổ chức quản lý.

Dân cư là yếu tố quan trọng đối với sự ra đời và hình thành chợ. Số lượng dân cư và mật độ dân số càng lớn, đòi hỏi số lượng và quy mô chợ cũng phát triển tương ứng. Điều này được chứng minh: “Trong dân gian, hế có dân là có chợ để lưu thơng hàng hóa của thiên hạ, mở đường giao dịch cho dân” (Lệ lập chợ - thời Hồng Đức). Hoặc “sự tập hợp người thường xuyên trên một địa điểm cố định, là nhân tố thắng lợi cho sự phát triển quan hệ trao đổi vật phẩm, hàng hóa, hình thành những chợ” [32; tr.58].

Bên cạnh đó, dù số lượng sản phẩm dư thừa của các gia đình nơng dân khơng có bao nhiêu để biến thành khối lượng hàng hóa lớn, nhưng nhu cầu bán những sản phẩm nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp gia đình nhiều lúc rất cấp thiết. Khơng chỉ bán những sản phẩm thừa mà còn phải bán cả những sản phẩm cần thiết ni sống gia đình để tái sản xuất. Mặt khác, sự phát triển thương nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp thành thị cũng cần đến thị trường nông thôn rộng lớn. Hoạt động thương nghiệp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cư dân đô thị, tập trung thu mua một số mặt hàng nông sản để xuất khẩu, phân phối sản phẩm công nghiệp thành thị về các làng xã, các gia đình

38

nông thôn, đều trải qua những khâu trung gian và địa điểm thị trường khác nhau. Những nhân tố trên đã tác động đến sự phát triển của hệ thống chợ nông thôn, một cơ cấu hoạt động kinh tế quan trọng trong thời cận đại lịch sử nước ta.

Vây quanh các thành phố, thị trấn là vùng nông thôn rộng lớn. Sinh hoạt kinh tế của các đơn vị làng xã vẫn mang đậm dấu ấn của nền kinh tế tự cung, tự cấp. Mỗi làng xã, thậm chí mỗi gia đình cố gắng đến mức tối đa tự giải quyết những nhu cầu về ăn, mặc và những nhu cầu cần thiết trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, thị trường buôn bán ở nông thôn vẫn tồn tại và phát triển theo từng mùa vụ nông nghiệp, chợ vẫn đóng vai trị quan trọng trong khâu lưu thơng hàng hóa.

Chợ khơng chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà cịn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác. Từ đó tạo ra sự thay đổi bộ mặt thơn q: “Sự phát triển của kinh tế hàng hóa, mà biểu hiện tập trung nhất là sự phát triển các chợ, đã tác động đến sự cơ lập, khép kín của các làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến, khơng những về mặt kinh tế mà cịn cả về mặt hành chính, chính trị nữa”.[30; tr.58]. Đối với nhiều địa phương việc ra đời của chợ còn là một nguồn lợi thu nhập. Thậm chí “chợ của làng, của nhiều làng, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu và sinh hoạt kinh tế của làng xã” [30; tr.59].

Chợ thường được đặt ở trung tâm của một vùng, nơi có vị trí, địa thế giao thơng thủy bộ thuận lợi và quan trọng. Chính vì vậy, sự xuất hiện của những chợ “có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, sự chun mơn hóa trong sản xuất” [30; tr.50].

Việc ra đời của các chợ đã tạo nên sự thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn. Một số chợ ra đời và tồn tại trong xã hội phong kiến và thời Pháp thuộc vẫn đang phát huy vai trò là trung tâm trao đổi trong các giai đoạn lịch sử sau này.

39

Miền Tây Cao Bằng là khu vực có vị trí địa - chính trị cực kỳ quan trọng, vì đây là vùng đất địa đầu phía Bắc giáp với Trung Quốc, lại có diện tích đất đai rộng lớn, núi non hiểm trở. Trên vùng đất biên giới này quan hệ trao đổi buôn bán trong nước cũng như với Trung Quốc đã có từ lâu đời, dù chưa được tấp nập.

Từ thế kỷ X cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, hoạt động mua bán trao đổi đã diễn ra khá thường xuyên, chợ đã mọc lên ở

Một phần của tài liệu MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945 (Trang 42 -42 )

×