Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG
2.4. Hoạt động mua bá nở chợ
2.4.1. Thành phần mua bán
Chợ ở nông thôn là trung tâm kinh tế thu hút người và hàng hóa trong vùng. Việc hệ thống chợ được mở rộng là kết quả trực tiếp của quá trình tăng nhanh số lượng người tham gia buôn bán ở nông thôn và hoạt động buôn bán trở thành hiện tượng phổ biến trong tất cả các thành phần dân cư, trong đó hai lực lượng tham gia đông đảo hơn cả là phụ nữ và người nông dân nghèo. Nhìn chung, hoạt động bn bán của các chợ nông thôn khu vực miền Tây Cao Bằng chỉ là buôn bán nhỏ dưới hình thức “chạy chợ” lưu động, bn bán vặt, tùy tiện. Những người buôn bán lập được cửa hàng, cửa hiệu để buôn bán cố định và chỉ bán một loại hàng, chỉ mới xuất hiện trong những thập niên gần đây và số lượng rất ít, thường chỉ xuất hiện ở chợ huyện. Hơn nữa, người buôn bán ở các chợ nông thơn hầu như khơng thốt ly khỏi nơng nghiệp và thủ công nghiệp, việc trao đổi buôn bán đối với họ nhiều khi chủ yếu trao đổi những mặt hàng nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp do chính tay họ và gia đình họ sản xuất ra. Vốn lãi trong bn bán thường rất nhỏ bé, ít ỏi. Ở các chợ khu vực miền Tây Cao Bằng, phần lớn những người buôn bán họ là nông dân vừa là người làm ruộng, vừa là người làm những nghề phụ, nghề “chạy chợ” của họ chỉ mang tính chất lấy cơng làm lãi, kiếm thêm một chút thu nhập cho bản thân và gia đình.
Nét nổi bật trong thành phần tham gia buôn bán ở mạng lưới chợ nông thôn đồng bằng xưa, phụ nữ chiếm số đông như Dumoutier đếm rõ: “cứ trong 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là đàn bà, con gái” [35; tr.74]. Theo Đào Duy Anh: “Những người buôn chuyên ở các chợ phần nhiều là đàn
54
bà nhà nông, khi rảnh việc đi bn để kiếm thêm đồng lời. Có người đi cả ngày đến tối về đến nhà tính chỉ lời đâu vài xu” [1; tr.78]. Nhưng ở các chợ vùng cao, người đi chợ thuộc mọi giới, mọi lứa tuổi, nghề nghiệp. Ở các chợ, thành phần mua bán rất đa dạng, có người có sạp hàng, quán hàng cố định từ xa đến hoặc thu gom sản vật địa phương đem đi nhưng đông đảo nhất vẫn là những người dân địa phương mang những sản phẩm nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp của gia đình đến chợ để trao đổi mua bán. Việc buôn bán ở các chợ chủ yếu vẫn là nữ giới, nam giới là người phụ giúp. Người miền núi coi việc buôn bán chỉ là nghề phụ, họ không bao giờ coi buôn bán là nghề chính, dù bn bán có phát tài đến đâu cũng không thể tách khỏi nghề nông.
Một điểm đáng lưu ý là trên địa bàn các chợ khu vực miền Tây Cao Bằng, nam giới nắm giữ vai trị chính trong một số hoạt động trao đổi mua bán như: trâu, bò, ngựa và các hàng thịt lợn, vì đây là những thứ tài sản có giá trị, vất vả, nặng nhọc nên nam giới là người quyết định, phụ nữ chỉ theo phụ giúp và quản lý.
Chợ miền núi, với tính chất khơng chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa thuần túy mà cịn là nơi giao lưu văn hóa đối với cộng đồng. Do đó, sau mỗi mùa vụ đồng bào các dân tộc ở khu vực miền Tây Cao Bằng có thói quen chọn ngày đẹp trời để đi chợ, ông bà dắt cháu đi chơi chợ mua quà bánh; trai gái đến chợ để khoe sắc, phô tài, hát giao duyên tìm hiểu nhau… Tất cả tạo nên phiên chợ vùng cao đa sắc màu, đủ mọi thành phần.
Hoạt động trao đổi mua bán ở khu vực miền Tây Cao Bằng với người Trung Quốc, người Kinh tại các chợ đã có từ lâu đời và diễn ra thường xuyên. Trong đồng bào Tày nơi đây còn lưu truyền câu lượn:
“Pị Keo pn Kẻ Chợ khửn thâng Pị Hác pn Quảng Tây khửn lót” (Khách bn người Kinh từ Kẻ Chợ đến
55
Tại các chợ, nhất là chợ Bảo Lạc xưa, người Hoa chở vật phẩm của Trung Quốc sang bán ở nước ta, rồi cất hàng của nước ta trở về nước họ, một số đến lập cửa hiệu để bn bán. Việc vận chuyển hàng hóa là nam giới, nữ giới ở nhà trông cửa hàng cửa hiệu và làm một số nghề thủ công như khâu giầy vải, làm nghề thuộc da, làm xì dầu, làm tương bán. Người Kinh bán hàng mang từ miền xuôi lên như mắm, muối, cá tôm cùng các hàng thủy sản khác, nữ giới ở nhà bán hàng, thu gom lâm thổ sản rồi nam giới lại chuyển hàng về xuôi cho các thương nhân như trâu, bị, ngựa, măng khơ, mộc nhỉ, nấm hương, các sản phẩm thủ công khác.
Mặc dù, môi trường mua bán trao đổi hàng hóa khá sơi động và các chợ đã hình thành từ lâu tại miền Tây Cao Bằng, nhưng cho tới trước Cách mạng tháng Tám 1945 chưa xuất hiện tầng lớp thương nhân dân tộc chuyên nghiệp, thoát ly hồn tồn khỏi nơng nghiệp. Tục ngữ Tày - Nùng có câu: “Kẻ đi bn ngược bán xuôi, không bằng người đi buôn bừa, buôn cuốc” hoặc “Mười kẻ đi buôn không bằng kẻ lộn đất” [53; tr.63]. Đa số người dân tộc Tày - Nùng vẫn lấy sản xuất nơng nghiệp làm chính thi thoảng mới có người Tày - Nùng sống ở phố thị tham gia buôn bán hoặc kinh doanh nghề vận tải bằng xúc vật kéo hoặc ngựa thồ để vận chuyển hàng hóa cho những chủ thuê. Trước năm 1945 trên tuyến vận tải Bảo Lạc - Nguyên Bình và đi một số xã trong khu vực miền Tây, có ba đồn ngựa thồ phụ trách việc vận chuyển các nhu yếu phẩm như muối, dầu, vải… từ Nguyên Bình vào và thồ lâm thổ sản từ Bảo Lạc đi. Đó là, ba đồn ngựa của các ơng: Nguyễn Văn Chính, Chè Sìu Mần, Dương Sìu Cng, mỗi đồn ngựa hơn chục con. Do sự phát triển của các đoàn ngựa thồ đã kéo theo sự phát triển của nghề rèn chuyên sản xuất móng ngựa sắt, nghề làm dây cương bằng da; hình thành lớp người chuyên bán cỏ cho các đoàn ngựa thồ. Một điều đặc biệt trên tuyến vận tải Nguyên Bình - Bảo Lạc do đường xa, việc đi đường có thể mất cả tuần nên trên tuyến đường này hình thành những “Mã Tẻn” (Nhà trọ ngựa) ở phố Hàng Khoang
56
(khu 4, t.t Bảo Lạc ngày nay - TG), Bản Chồi và Pác Măn (Nguyên Bình), những “Mã Tẻn” này là nơi để người và ngựa nghỉ chân qua đêm sau một ngày dài đi đường [65].
Điều này càng rõ hơn theo nhận xét của người Pháp khi họ khảo sát về Cao Bằng: “Người bản địa vùng này hồn tồn là những cư dân nơng nghiệp. Họ sinh sống chủ yếu bằng sản phẩm của đất, chăn ni và một vài nghề thủ cơng gia đình như dệt vải, lụa, dệt thảm thổ. Thương mại nằm trong tay người Kinh, người Hoa và một số ít người vùng cao” [46; tr.71]. Như vậy, người dân ở khu vực miền Tây Cao Bằng chủ yếu vẫn sinh sống bằng nông nghiệp làm nương rẫy, một số nghề thủ công truyền thống và khai thác nguồn lợi tự nhiên.
Sau khi chúng ta thực hiện đường lối đổi mới, khuyến khích nhân dân tham gia các thành phần kinh tế, phát triển nhiều ngành nghề, càng làm cho thương mại được mở rộng, số người buôn bán chuyên nghiệp được tăng lên, trong đó có cả đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền Tây Cao Bằng, một số gia đình đã coi nghề bn bán là nghề chính, nhất là khu vực chợ huyện, họ tham gia buôn bán các mặt hàng: buôn vải thổ cẩm, buôn gà, buôn gạo, ngơ, bn trâu, bị… có một số người sang bên kia biên giới lấy hàng về bán hoặc đem các sản phẩm thủ công đi ra chợ bán như dao, lưỡi cày, đường mật, hương, giấy bản…. Song điều này khơng có nghĩa họ hồn tồn đoạn tuyệt với kinh tế nông nghiệp, họ chỉ tranh thủ lúc nông nhàn buôn bán, tỉ lệ người buôn bán chuyên nghiệp ở khu vực cịn rất ít. Chính vì vậy, thật khó có thể phân biệt một cách rạch ròi trong số những người tham gia trao đổi hàng hóa ở các chợ ai hồn tồn là thương nhân, ai hoàn toàn là thợ thủ cơng, ai hồn tồn là nơng dân. Sự hịa lẫn cả ba thành phần trong cùng một con người mua bán hàng hóa là hình ảnh sinh động ở các chợ khu vực miền Tây Cao Bằng.
Hệ thống chợ phiên và chợ biên giới ở khu vực miền Tây Cao Bằng, thu hút đồng bào các dân tộc ở mọi lứa tuổi tham gia từ trẻ con, thanh niên đến trung niên, người già và cả cư dân bên kia biên giới. Mỗi người đến chợ
57
với những mục đích khác nhau và có thể khẳng định đây là nét đặc trưng của chợ nơi đây.
2.4.2. Phương thức mua bán
Do hoạt động buôn bán ở miền Tây vẫn là buôn bán nhỏ nên đi kèm với đó các hình thức thanh toán và cân, đong, đo đếm cũng hết sức giản đơn. Nếu như ở các chợ miền xuôi thường coi cái cân, cái thước là dụng cụ cân đong chủ yếu thì ở miền núi nói chung và khu vực miền Tây Cao Bằng nói riêng, hàng hóa của đồng bào mang ra chợ bán, phổ biến được tính theo đơn vị đo lường trong vùng: trâu, bị, lợn, chó, gà, vịt bán theo con, ước lượng bằng mắt hoặc xách tay ướm thử; riêng trâu, bị, ngựa nếu là con nái có con nhỏ mang theo ra chợ bán thì bán cả mẹ lẫn con; gà bán bằng đôi trong các dịp đi lễ. Rau thì bán theo mớ; hoa quả đếm hoặc bán cả gánh, cả gùi đó là hình thức “bán quả” cho người mua để người bán không phải ngồi lâu. Thóc gạo thì bán bằng ống tre (thường một ống tương đương 0,6 kg). Rượu, mật ong thường đong lít hay nửa lít cũng bằng ống tre (ngày nay đong bằng chai), có một điều khá đặc biệt ở các phiên chợ miền Tây người mua rượu được quyền nếm rượu trước mà khơng phải trả tiền, có người chỉ nếm thử rượu thơi đã chếnh chống men say. Vải vóc: vải chàm của người Tày - Nùng, vải lanh của người Mông… bán theo tấm đo bằng gang, sải tay (1 sải = 1,6 m). Bán gỗ theo tấm hoặc cây, đo bằng “slương” (chiều dài), bằng “són” (độ dày). Đối với một số mặt hàng như thuốc phiện, vàng, cao, mật gấu… đồng bào nơi đây dùng cân tiểu ly (Ảnh). Với các mức cân: ly (10 ly = 1 phân), phân (10 phân = 1 sèn (chỉ)), sèn (10 sèn = 1 lạng). Cân tiểu ly có 3 đường cân chủ yếu ly- lạng-sèn.
Nói chung, mỗi người bán lại tự chế ra một loại dụng cụ đo lường phù hợp với mặt hàng của mình đem bán. Vì vậy, đơn vị đo lường khơng thống nhất, chính xác giữa người mua, người bán và giữa các vùng.
Hình thức thanh tốn trong các chợ ở miền Tây Cao Bằng cũng rất đa dạng. Trước đây, hình thức trao đổi “vật đổi vật” khá phổ biến như: một ống
58
đỗ tương đổi lấy hai ống gạo tẻ, đổi mèo lấy muối; đổi trâu, bò lấy ngựa nhưng “trong q trình đổi trâu, bị lấy ngựa nếu con nào xấu hơn vẫn phải “cạc” thêm ít tiền cho con tốt hơn. Ở khu vực biên giới, mặt hàng được đem trao đổi tại các chợ Trung Quốc là muối, muối được đóng thành từng sọt 25 kg đổi lấy vải; trong khi người Trung Quốc mang những thứ hàng hóa như diêm, xì dầu, bát, ấm, chén sang đổi lấy thóc, ngơ, đỗ với nhân dân trong vùng” [75].
Tuy vậy, từ lâu ở khu vực tiền cũng đã được sử dụng từ rất sớm, “trên thị trường biên giới này, từ lâu tiền tệ được trao đổi lưu hành rộng rãi” [18; tr.47]. Việc trao đổi mua bán lấy vật trung gian là tiền tệ đã chuyển nền kinh tế từ chỗ vận hành theo công thức “Hàng - Hàng” chuyển thành “Hàng - Tiền - Hàng”, tức là người dân mang sản phẩm đến chợ bán, lấy tiền đó mua các sản phẩm khác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ở khu vực miền Tây Cao Bằng trước đây, đồng bào sử dụng vật trung gian dưới nhiều hình thức: “nhân dân miền núi quen dùng bạc móng ngựa hay đồng bạc trắng. Tiền giấy của Pháp và các nước láng giềng khơng được ưa thích chỉ sử dụng với nhà cầm quyền” [56; tr.44].
Dưới thời Pháp thuộc, đơn vị đo lường để trao đổi và lưu thơng hàng hóa cũng chưa có quy định thống nhất mà tùy theo quy ước của từng vùng, từng địa bàn. Thịt lợn nơi thì bán theo cân “Thng sinh” (cân ta hay cân An Nam) 1 cân = 0,6 kg, nơi thì bán bằng cân kilơ; “gạo nơi thì thì đong bằng bơ sữa bị, nơi thì đong bằng ống tre đầy ngọn, nơi thì gạt phẳng miệng ống; hoa quả thì có nơi đếm lẻ, đong ống, có nơi dựng thành lồng…” [47; tr.375].
Ngày nay, hệ thống tiền tệ và đơn vị đo lường ở các chợ khu vực miền Tây Cao Bằng đã được thống nhất, các chợ đều sử dụng cân kilô, thước, đều sử dụng tiền do nhà nước phát hành, “tiền ngân hàng là thứ tiền duy nhất được sử dụng ở miền núi” [56; tr.45].
Tóm lại, phong cách bán hàng của đồng bào các dân tộc ở chợ miền Tây Cao Bằng rất chân thành, thật thà, cởi mở, khơng nói thách cao. Người
59
mua được thử hàng trước khi mua, nếu khơng tốt, khơng muốn lấy thì khơng phải trả tiền. Quan hệ giữa người mua và người bán rất vui vẻ, khơng cị kè bớt một thêm hai, thậm chí nếu hợp nhau, người bán có thể biếu thêm người mua các sản phẩm mình có. Điều này thể hiện rõ lối ứng xử mang đậm tính văn hóa, nhân văn điều mà ở các chợ thành thị khó có thể có được.
2.4.3. Các loại mặt hàng trao đổi ở chợ
Xuất phát từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, mà phần lớn diện tích là rừng núi, do đó hàng hóa trao đổi ở các chợ miền Tây Cao Bằng chủ yếu là các sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủ công nghiệp của người dân địa phương tự sản xuất ra:
“Khai mạy, khai phưa Khai phịa kho, phịa phạng Tối thây nà, thây rây Khai khòa, khai phỉng Khai kim ngần khiềm rọi Khai ỏi, khai thương Khai hương, khai chỉa Khai nửa, khai pia Khai hoa, khai bjoóc Khai khẩu cóc tăm xay Khai khêm, mây nhặp phải Khai mọn, khai tơ”
Tạm dịch:
Bán gỗ, bán bừa
Bán dao chặt, dao thái Đổi cày ruộng, cày nương
Bán mai, bán phỉng 1
Bán vòng tay vàng bạc
60
Bán mía, bán đường Bán hương, bán giấy Bán thịt, bán cá Bán hoa, bán bjoóc Bán gạo xay, gạo giã Bán kim, chỉ khâu vải
Bán tằm, bán tơ. [50; tr.138-139].
Qua các mặt hàng như đã kể trên, chứng tỏ hàng hóa trao đổi ở các chợ phiên thuộc khu vực miền Tây Cao Bằng thật phong phú và đa dạng. Cách đi chợ của đồng bào nơi đây cũng thật độc đáo, khơng kể hàng hóa có giá trị kinh tế thấp hay cao, có khi là cắp nách một con gà, cầm trên tay một chục trứng, dắt theo con lợn, con chó, con bị hay đơn giản chỉ vài bó mía, một gùi rau, quả các loại của gia đình nhưng cách đi chợ đó lại chính là điều khiến chợ vùng cao khu vực miền Tây Cao Bằng có một dáng dấp riêng phân biệt với các phiên chợ ở miền xuôi.
- Hàng nông - lâm nghiệp:
Do vị trí và địa hình khu vực miền Tây Cao Bằng chịu tác sự động của vùng khí hậu nhiệt đới nên các sản phẩm nơng - lâm nghiệp rất phong phú, phần lớn do nhân dân tự sản xuất và thu hái được, các sản phẩm này thường xuyên được đem trao đổi tại các chợ trong khu vực, mùa nào thức đấy.
Nếu so với các vùng khác của tỉnh Cao Bằng, miền Tây khơng có thế mạnh về trồng cây lúa nước, đồng bào nơi đây canh tác lúa chủ yếu ở ruộng bậc thang hoặc nương rẫy. Gạo nương là loại gạo rất thơm ngon, dẻo được nhiều người ưa thích, thậm chí nó cịn là sản phẩm được các du khách thập