Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG
3.1. Vai trị của mạng lưới chợ nơng thơn đối với kinh tế, xã hội
3.1.1. Chợ nông thôn – nhân tố thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa
Chợ với tư cách là trung tâm kinh tế thu hút người và hàng hóa của xã, của một khu vực, người dân có thể đem đến chợ bất kỳ loại hàng hóa nào mà mình có để trao đổi, đồng thời tìm thấy ở chợ những mặt hàng mình cần. Q trình trao đổi này nó góp phần điều tiết những bất hợp lý trong nền kinh tế, thúc đẩy qua trình lưu thơng hàng hóa, từng bước cân bằng và ổn định thị trường, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Từ xưa, nền kinh tế của đồng bào các dân tộc ở khu vực miền Tây Cao Bằng chủ yếu là nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ba thành phần kinh tế này nó tồn tại như một chỉnh thể mà mỗi một mắt xích của nó đều liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ gây ra khó khăn cho đời sống của người dân. Thực chất, việc buôn bán ở các chợ miền Tây Cao Bằng chỉ là buôn bán nhỏ, chạy chợ chỉ để kiếm thêm. Song nhờ có hoạt động trao đổi này mà nó đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp ở khu vực, chuyển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chợ phiên là loại hình phổ biến của thị trường bán lẻ lúc bấy giờ, chợ họp với những ngày nhất định. Ở trong một vùng ngày họp giữa các chợ không trùng nhau, được phân bố hợp lý cả về mặt không gian và thời gian. Tại các phiên chợ thành phần mua bán rất đa dạng có cả các thương nhân trong và ngoài nước tham gia, các mặt hàng tại chợ rất phong phú và đa dạng, từ các sản phẩm nông sản như lúa, ngô, gạo, khoai, đỗ tương; cam, quýt, lê, mận, đào đến các mặt hàng thủ công truyền thống vải, thổ cẩm, chỉ thêu, quần áo; các sản phẩm đan lát, rèn, hương, giấy… rồi các con trâu, bò, ngựa, gà,
72
vịt… cũng được mua bán, trao đổi thường xuyên tại các chợ. Điều này đã góp phần thúc đẩy quá trình lưu thơng hàng hóa giữa các vùng, các miền trong khu vực miền Tây Cao Bằng, giải quyết được nhu cầu cần hàng hóa cho cuộc sống của người dân ở địa phương.
Với một mạng lưới chợ được phân đều khắp các vùng trong khu vực mà chợ nào cũng có khu vực bán trâu bị riêng, làm cho các chợ miền Tây trở thành nơi trao đổi mua bán trâu bò, ngựa thường xuyên của người dân. Đồng thời, là thị trường chung chuyển và nơi tiêu thụ đại gia súc tiềm năng của khu vực. Các chợ có lượng trâu bò trao đổi lớn là Pác Miều, Pác Măn, Bảo Lạc, Lũng Pán, Háng Tháng. Đây không chỉ là nơi đồng bào các dân tộc ở miền Tây tìm đến mua bán trâu bò phục vụ cho việc sản xuất mà đặc biệt hơn nó là nơi để các lái bn thu gom trâu bị chở về miền xuôi bán. Ngày xưa, thương lái mua trâu bò rồi thuê người bản địa dắt đuổi về chợ miền xuôi. Theo lời các cụ kể lại việc dắt đuổi trâu bị mang về xi gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm, trên đường đi có thể gặp cướp nhất là việc đi xuyên qua rừng sâu, núi thẳm; trâu bị có thể bị hổ, báo vồ ăn thịt.
Chợ thực sự đã góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nơng thơn phát triển. Mạng lưới chợ giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối hàng hóa, đặc biệt đối với các hàng hóa sản xuất khơng tập trung, manh mún, tránh được tình trạng “được mùa mất giá” trong nền kinh tế nước ta. Qua khảo sát thực tế, mạng lưới chợ ở miền Tây Cao Bằng đã thực sự trở thành một kênh lưu thông quan trọng đối với các sản phẩm của đồng bào, nhờ mạng lưới chợ mà các sản phẩm của người dân thu hái, làm ra được tiêu thụ. Đồng thời, thông qua chợ bên cạnh hoạt động mua bán, người dân còn được trao đổi kinh nghiệm sản xuất, từng bước làm quen với nền kinh tế hàng hóa, hình thành nên ý thức về sản xuất hàng hóa, từ đó sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, thúc đẩy mở rộng thị trường, góp phần nâng cao mức sống của chính mình.
73
Như vậy, chợ đã trở thành khâu trung gian phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng, cũng chính nhờ chợ mà sản phẩm của người dân làm ra khơng bị tồn đọng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ở khu vực miền Tây Cao Bằng ngày một được nâng cao.