Các thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 (Trang 29 - 34)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG

1.3. Các thành phần dân tộc

Miền Tây Cao Bằng là khu vực đất rộng người thưa, dân cư sống phân tán. Chiếu theo biên chép của triều Nguyễn, khu vực miền Tây Cao Bằng xưa với dân số tương đối ít, cụ thể, hai huyện Vĩnh Điện và Để Định: “Huyện Vĩnh Điện: Theo sổ cũ 334 người. Huyện Để Định: Theo sổ cũ 467 người” [44, tr 873]. Như vậy, dân số hai huyện Vĩnh Điện và Để Định có số dân là 801 người. Cộng thêm dân ngụ cư thuộc hộ, khách hộ, người Thanh, người Nùng, Mán theo biên chép trên thì huyện Vĩnh Điện có 140 người, huyện Để Định có 711 người.

Cả huyện Thạch Lâm, trong đó có tổng Thơng Nơng: “Nhân số các hạng theo sổ cũ 1969 người. Hiện nay, 1148 người” [44; tr.659]. Cịn huyện Ngun Bình, sách chép: “Nhân số các hạng theo sổ cũ 595 người. Hiện có 148 người” [44; tr.667]. Rõ ràng dân cư ở khu vực miền Tây Cao Bằng vô cùng thưa thớt, số dân ngụ cư cịn đơng hơn dân chính cư.

Theo số liệu thống kê năm 2009 (số liệu kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009), số dân toàn khu vực miền Tây Cao Bằng 167.915 người, với

20

số hộ là 34.828 hộ, gồm 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Dao.

Bảng 1.1: Thống kê dân số theo thành phần dân tộc ở miền Tây Cao Bằng (Năm 2009)

Stt Dân tộc Số ngƣời Tỷ lệ (%) 1 Dao 44.661 26,60 2 Mông 41.113 24,49 3 Tày 39.894 23,76 4 Nùng 28.238 16,81 5 Sán Chay 6.988 4,16

6 Các dân tộc khác (Kinh, Hoa, Ngái, Lô Lô...) 7.021 4,18

Tổng cộng 167.915 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2010) Các cộng đồng dân tộc sống xen kẽ, hịa hợp với nhau, “nhân dân thì người Thanh, người Thổ, người Nùng, người Mán ở lẫn với nhau, mỗi chủng tộc nói một thứ tiếng khác nhau” [38; tr.342]. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sống ở vùng thấp và lưng chừng, quy tụ thành từng làng, bản, có truyền thống đồn kết gắn bó với nhau, có tập quán canh tác cây lúa nước, trồng ngơ, sắn, đậu tương, sản xuất mang tính định cư lâu dài. Dân tộc H’Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chay... sống ở vùng cao, sườn đồi, núi; nhà cửa có phần đơn sơ, một bộ phận dân cư còn sống du canh, du cư, phát nương làm rẫy. Dân tộc Kinh, Hoa thường sống ở các phố chợ, làm nghề buôn bán kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm; làm nghề thủ công, các dịch vụ xay sát, chế biến đồ ăn uống. Lịch sử phát triển của mỗi tộc người trong đại gia đình các dân tộc ở vùng đất này đều mang những nét khác biệt, vì mỗi dân tộc đến vào những thời kỳ lịch sử khác nhau, sống trong những điều kiện, hồn cảnh khác nhau, từ đó hình thành những phong tục tập quán riêng. Sử cũ chép: “Dân hai huyện (Để Định và Vĩnh Điện – TG) nguyên có người Thổ (Tày), Nùng, Mèo, Mán,

21

mỗi dân tộc có một hai tộc, gồm ba bốn hạng, phong tục tiếng nói đều khác nhau, khơng học hành, ít hiểu biết. Trong đó, người Thổ tương đối có văn lễ, biết điều sỉ nhục. Các tục cưới xin, tang ma, cúng tế nửa xa xỉ, nửa tiết kiệm... Người Nùng ở chân núi, người Mán ở sườn núi, người Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa văn. Họ đều ở chỗ rừng núi, đinh tráng các hộ đều có súng kíp, dao nhọn để chống lại thú dữ... phần nhiều đều giỏi săn bắn” [44; tr.871].

Sánh “Đại Nam nhất thống chí” chép: “Người Thổ người Nùng ở lẫn

vẫn nhau, ít văn học; người làm ruộng tính tình chất phác q mùa; việc thờ tự theo thời tiết cũng gần giống người Kinh. Lại thường dựng bia ghi nhớ, không quên ơn đức; thích việc nghĩa, có việc đã cách mấy đời mà vẫn tưởng nhớ, dựng cờ xướng nghĩa đánh kẻ thù chung .... Người Thổ giàu có thì ra ở riêng, để của riêng; người Nùng giàu có thì vẫn ở chung ăn chung với nhau. Về hơn nhân thì người Nùng người Thổ khơng lấy lẫn nhau. Có khi nhà gái cưới rể (người Thổ, người Nùng, người nào có con gái khơng con trai, thì con gái cưới chồng, sau khi đã cưới người con trai đổi theo họ nhà vợ, vĩnh viễn được ăn thừa tự...); cũng có khi trai gái lấy nhau, khơng cần mối lái, chỉ bằng lòng nhau khi hát chơi là được (việc hôn nhân không cần mối lái, trai gái thường hát ghẹo nhau ở chợ búa phố phường trong một, hai ngày, nếu hai bên bằng lịng nhau, thì con gái dắt con trai về nhà). Người đau ốm không cần thuốc thang, chỉ giao tính mệnh cho ơng đồng bà cốt (người có đau ốm, khơng tìm thầy thuốc điều trị, chỉ mời ơng đồng bà cốt lập đàn cầu đảo)” [38; tr.407- 408]. Hoặc “cối giã gạo thì dùng sức nước, làm cọn để lấy nước vào ruộng, đốt rừng làm nương, moi đất gieo hạt, ở bằng nhà sàn, mặc ưa màu xanh, thì các chủng tộc đều giống nhau” [38; tr.342].

Như vậy, qua cách miêu tả trên về phong tục tập quán của các tộc người, ta thấy phần lớn họ sống rất lạc hậu, sống trên núi cao, nhiều dân tộc chưa có nét văn hóa, văn lễ riêng trong sinh hoạt. Do sự chia cắt về không

22

gian nên họ gần như khơng có sự giao tiếp, quan hệ với bên ngoài, sống phân tán, biệt lập. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu, sống khép kín của các tộc người khu vực miền Tây Cao Bằng.

Trên cơ sở tư liệu lịch sử đã chép, chúng ta có thể khái quát về nguồn gốc các tộc người ở miền Tây Cao Bằng như sau:

- Dân tộc Tày: người Tày ở đây sống xen cư với các dân tộc khác. Dân

tộc Tày cịn có các tên gọi khác như “Tày Đeng” hoặc “Thổ”. Tư liệu lịch sử cho biết, từ thời thượng cổ họ là người bản địa ở đây, tên gọi là người Tày. Họ là cư dân giỏi nghề trồng lúa nước. Nơi cư trú của đồng bào Tày là vùng thấp, gần sông suối thuận lợi cho trồng lúa nước. Trong tiến trình lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc, người Tày ở khu vực miền Tây Cao Bằng cũng có nguồn gốc hình thành khác nhau: bộ phận người Kinh ở dưới xi lên bị Tày hóa, họ là con cháu các công thần triều Lê, được điều lên trấn ải biên cương, sau đó được phân phong thế tập cai quản địa phương và nối đời giữ đất; hoặc lên đi dạy học; hoặc tìm đất sinh nhai; đặc biệt là con cháu bề tôi nhà Mạc và những người phò mã giúp nhà Tây Sơn, rồi dân tứ xứ tới buôn bán.... Trải qua nhiều đời sinh sống tại địa phương biến thành người Tày (hay còn được gọi là người biến Thổ).

- Dân tộc Nùng: là dân tộc thiểu số có nhiều nhóm nhất như Nùng Inh,

Nùng Khen Lài, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Giang, Nùng Hàn Xích... Mặc dù có nhiều nhóm khác nhau, nhưng từ xưa đến nay, các nhóm dân tộc Nùng ở đây cư trú xen kẽ với các dân tộc khác. Các làng bản người Nùng hình thành từng cụm dân cư ở bên cạnh sườn đồi, chân núi đá; đồng bào hầu hết ở nhà sàn (4 mái), một số ít ở nhà phịng thủ. Người Nùng có nhiều ngành nghề nổi tiếng như rèn đúc nông cụ, nghề dệt vải, đan lát, làm giấy....

- Dân tộc Dao: có hai ngành là Dao Đỏ và Dao Tiền, họ cư trú ở vùng

lưng chừng núi, những thung lũng núi đá và núi đất. Các xóm, bản cư trú xen kẽ với các dân tộc khác ít. Người Dao có nhiều nghề thủ cơng truyền thống

23

như làm giấy bản, rèn sắt, nghề kim hoàn với các sản phẩm nổi tiếng như vòng cổ, vòng tay bằng bạc. Người Dao hầu hết làm nhà trệt, hình vng, bài trí trong nhà ngăn nắp hợp lý. Các gia đình thường chung sống từ 3-4 đời, mọi người quý trọng nhau, ít xảy ra mâu thuẫn. Đồng bào Dao có nhiều truyền thống tốt đẹp trong đời sống và sản xuất như giúp đỡ nhau lúc khó khăn, đói khổ, chung sức nhau trong sản xuất.... Người Dao ở khu vực miền Tây Cao Bằng sống tập trung đơng nhất tại huyện Ngun Bình.

- Dân tộc Mơng: là dân tộc đến vùng đất miền Tây Cao Bằng khá

muộn. Dân tộc Mơng có ba ngành là Mông trắng, Mông hoa, Mông đen. Đồng bào cư trú ở vùng cao núi đá, ít tạo thành xóm làng đơng đúc. Ở miền Tây Cao Bằng hiện nay, có xã 100% là dân tộc Mơng như xã Tân Việt (huyện Bảo Lâm) hoặc gần 100% như xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) và xã Hồng An (huyện Bảo Lạc). Các xóm, bản, xã của người Mông đều rải rác ở các sườn núi cao, nhà cửa đơn sơ nhưng sống tình nghĩa. Họ làm nương rẫy với phương thức canh tác chủ yếu là phát hoang canh tác. Các loại cây trồng gồm có ngơ, đậu, lúa mạch, rau. Cây lương thực chính của người Mơng là ngô. Nghề săn bắt có vị trí khá quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, vừa có ý nghĩa bảo vệ mùa màng, vừa cung cấp một phần thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày của người dân.

Một thực tế cho thấy rằng, đời sống của đồng bào Mông ở miền Tây Cao Bằng còn thấp, đường giao thơng đến các xóm, bản cịn rất khó khăn, một số nơi khơng thể mở đường tới thơn, xóm; các phúc lợi về văn hóa, xã hội gần như chưa có gì. Để tạo điều kiện cho đồng bào Mơng cùng hòa nhập với sự đổi mới về kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước cần quan tâm, giúp đỡ hơn nữa, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, nhất là vấn đề dân trí.

Như vậy, có thể thấy các tộc người sống ở khu vực miền Tây Cao Bằng, sống vừa phân tán, vừa xen kẽ. Mặc dù có nguồn gốc, phong tục tập

24

qn, ngơn ngữ, có lịch sử tộc người khác nhau nhưng khi đến địa phương họ đã đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau, một lòng sát cánh xây dựng quê hương, làng bản; bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc; giữ gìn, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cùng nhau tạo dựng nền văn hóa “đa dạng trong thống nhất” mang đậm bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)