Các nguyên nhân cản trở việc áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL – LỘ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 46)

PHẦN 1 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HIỆP ƢỚC BASEL

3.3.2 Các nguyên nhân cản trở việc áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam

3.3.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng nhà nước

- Nội dung giám sát chưa đầy đủ và toàn diện: Mặc dù hoạt động thanh tra giám sát

ngân hàng bước đầu đã có những chuyển biến tích cực về nội dung giám sát, theo đó nội dung giám sát đã được mở rộng theo hướng tiếp cận dần với phương pháp giám sát dựa trên rủi ro. Tuy nhiên, với yêu cầu trong giám sát hoạt động của NHTM ngày nay không chỉ dừng lại ở giám sát và đánh giá các loại rủi ro ngân hàng đang đối mặt, mà phải giám sát và đánh giá được khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng đó thì nội dung giám sát của thanh tra NHNN hiện tại vẫn chưa đầy đủ. Hoạt động của thanh tra NHNN hiện tại với nội dung giám sát trong hoạt động giám sát từ xa và hoạt động thanh tra tại chỗ nên nội dung giám sát trong các quyết định này vẫn chưa đề cập đến hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ các ngân hàng cũng như việc đánh giá chiến lược quản trị rủi ro của các ngân hàng. Ngoài ra, nội dung giám sát của NHNN hiện nay cũng chưa toàn diện do các nội dung giám sát chưa được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống ngân hàng.

- Phương pháp giám sát chưa rõ ràng: Khi số lượng ngân hàng cịn ít, loại hình ngân hàng chủ yếu là NHTM nhà nước và chỉ tập trung vào các hoạt động truyền thống thì phương pháp giám sát mà NHNN thực hiện chủ yếu là thanh tra và kiểm tra tính tuân thủ của các NHTM đối với các quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng thơng qua các đồn thanh tra trực tiếp đến ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay tỏ ra khơng cịn hiệu quả đối với một hệ thống ngân hàng gia tăng cả về số lượng, quy mô và loại hình.

Việc xác định một phương pháp giám sát phù hợp đang được đặt ra đối với NHNN và chưa có quyết định chính thức về phương pháp giám sát của NHNN trong thời gian tới

Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 40 sẽ là giám sát dựa trên rủi ro hay giám sát theo CAMELS (Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an tồn được đánh giá thơng qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần luôn luôn lưu ý là các BCTC không thể cung cấp đầy đủ mọi thơng tin mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an tồn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng để có thể thu được kết quả phân tích ngân hàng kỹ lưỡng và hữu ích). Điều này cũng gây ra hạn chế đối với việc xác định nội dung giám sát cần được xây dựng phù hợp với phương pháp giám sát của NHNN.

- Tổ chức giám sát chưa có sự phối hợp chặt chẽ: NHNN đã tổ chức bộ phận thanh tra giám sát với hai chức năng chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện giám sát là theo hai cấp gồm; Thanh tra NHNN và Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, TP. Tại Thanh tra NHNN, thành lập phòng Giám sát phân tích chuyên thực hiện công tác giám sát từ xa. Tại NHNN chi nhánh các tỉnh, Tp, công tác giám sát từ xa chủ yếu là kiêm nhiệm. Tổ chức công tác giám sát theo hai cấp, thực hiện giám sát đối với cả các chi nhánh của TCTD là không phù hợp do các chi nhánh của TCTD khơng phải là đơn vị hạch tốn độc lập, các chỉ số tuân theo luật ngân hàng không áp dụng đối với chi nhánh, kết quả hoạt động ở các chi nhánh chịu sự điều hành của ngân hàng mẹ.

- Quy trình giám sát chưa thống nhất: Quy trình giám sát của NHNN chưa tạo được sự phối hợp giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, các bước trong quy trình vẫn chỉ chú trọng đến hoạt động thanh tra tại chỗ và cụ thể đối với các NHTM mà chưa xây dựng được các báo cáo tổng thể mang tính cảnh báo trong hoạt động của NHTM.

- Trình độ cán bộ giám sát chưa chuyên nghiệp: Các cán bộ thanh tra, giám sát của

NHNN chủ yếu được đào tạo các nghiệp vụ thanh tra tại chỗ, do giai đoạn trước yêu cầu của thanh tra là thanh tra tính tuân thủ của các NHTM. Do vậy, các kiến thức chuyên mơn

Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 41 về hoạt động giám sát từ xa liên quan đến tổng hợp phân tích dữ liệu tổng thể, dự đốn và cảnh báo tình hình chưa được phổ biến và đào tạo có tính chun nghiệp đối với các cán bộ thanh tra.

- Chế độ thông tin báo cáo cịn thiếu và chưa đầy đủ: Thơng tin từ trước đến nay

mà bộ phận giám sát từ xa sử dụng để cập nhật và phân tích được khai thác trên cơ sở nguồn thông tin của cục Cơng nghệ tin học ngân hàng. Cịn lại, tất cả các NHTM cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, ngân hàng liên doanh, cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính, chi nhánh các NHTM nhà nước đều thực hiện báo cáo thông qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Từ đó, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố mới chuyển thông tin cho Cục công nghệ tin học ngân hàng. Điều này đã phần nào làm giảm tính kịp thời và tính chính xác của thơng tin khi bộ phận giám sát từ xa của Vụ Thanh tra sử dụng và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, các chi nhánh và các NHTM cổ phần cũng như nước ngoài, các chi nhánh NHTM nhà nước,… hoạt động trên các địa bàn vẫn luôn phải thực hiện báo cáo thơng tin cho Hội sở chính ngân hàng của mình. Việc phải duy trì hai hệ thống thông tin báo cáo như vậy dẫn đến sự lãng phí và trùng lặp.

3.3.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại

- Nhận thức của NHTM về họat động giám sát của NHNN chưa đúng đắn: Do NHTM vẫn chịu ảnh hưởng tâm lý từ giai đoạn trước là chịu sự thanh tra của NHNN về sự tuân thủ các quy định luật pháp về hoạt động ngân hàng. Do vậy, các NHTM vẫn cho rằng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN là một hoạt động mang tính kiểm tra và xử phạt đối với những ngân hàng không chấp hành các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, tâm lý của NHTM thường mang tính chất đối phó với các hoạt động thanh tra của NHNN.

- Khả năng đáp ứng thơng tin của NHTM cịn hạn chế: Cũng xuất phát từ tâm lý và

nhận thức nêu trên, mà thông thường các NHTM không tự giác đối với việc cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra của NHNN. Bên cạnh đó, các NHTM cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin và quản trị dữ liệu một cách hoàn thiện và hiệu quả trong nội bộ ngân hàng.

Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 42

- Các quy định pháp lý chưa rõ ràng: Trong luật NHNN được Quốc hội thông qua,

vị thế thanh tra Ngân hàng được xác định là tổ chức Thanh tra chuyên ngành về Ngân hàng vừa làm chức năng Thanh tra Bộ ( xét giải quyết khiếu nại, tố cáo), vừa làm chức năng thanh tra, giám sát hoạt động đối với các TCTD với mục đích là đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, luật pháp về ngân hàng chưa quy định và phân biệt rõ khái niệm về hoạt động giám sát và hoạt động thanh tra. Trên thực tế, hoạt động của bộ phận thanh tra giám sát của NHNN mới chỉ chú trọng đến các hoạt động thanh tra của NHNN, mà chưa đưa ra khái niệm chuẩn xác về hoạt động giám sát mà NHNN cần thực hiện. Khái niệm “giám sát” là một khái niệm rộng hơn, bao trùm hoạt động thanh tra có tính chất hỗ trợ cho hoạt động giám sát của NHNN.

- Chưa có sự phối hợp của các tổ chức thanh tra, giám sát, kiểm toán khác: Cơng

tác giám sát tổng thể nói chung vẫn chưa xây dựng được một hệ thống hợp tác giữa ngân hàng Trung ương và các cơ quan giám sát có liên quan, chia sẻ các thơng tin phù hợp giữa các cơ quan chính thức, cả trong nước và nước ngoài chịu trách nhiệm về sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính, sự hợp tác này cần được hỗ trợ bởi những cơ chế bảo vệ tính bảo mật của những thơng tin giám sát và đảm bảo là các thông tin này chỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát hiệu quả của tổ chức liê quan.

 Tóm lại, hoạt động giám sát của NHNN đối với NHTM có thể thấy là chưa có tác

dụng định hướng cho các NHTM trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng. Hiện nay, hệ thống báo cáo giám sát của NHNN vẫn chưa có báo cáo giám sát vĩ mơ và báo cáo cảnh báo sớm. Thêm vào đó, báo cáo đánh giá xếp hạng của NHNN vẫn chỉ đơn thuần dựa trên kết quả thanh tra tại chỗ mà chưa có sự theo dõi liên tục. Kết quả xếp hạng từng cấu phần cũng như xếp hạng tổng thể vẫn chưa được thể hiện rõ ràng trong báo cáo thanh tra. Điều này cho thấy, hệ thống báo cáo giám sát của NHNN chưa đầy đủ và chưa có tính thuyết phục nên các NHTM vẫn chỉ coi hoạt động giám sát của NHNN với tính chất là các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Do vậy, NHTM thường có tâm lý đối phó với các yêu cầu của bộ phận thanh tra của NHNN, thiếu sự hợp tác trong quá trình giám sát, thanh tra và chấp hành sau thanh tra. Các NHTM chưa tin tưởng vào chất lượng và độ chính xác của hoạt động giám sát của NHNN đưa ra. Chính vì vậy, các kết quả của

Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 43 họat động giám sát của NHNN chưa được các NHTM coi là căn cứ để họ tự đánh giá lại hoạt động của ngân hàng và điều chỉnh các hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng.

3.3.3 Khả năng tuân thủ Basel của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.3.3.1 Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mới

Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực Basel 3 thì các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa chính thức đề cập tới việc áp dụng một chuẩn mực nào của Basel. Mặc dù các quy định trong những năm gần đây của Ngân hàng

Nhà nước (NHNN) như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết đị -

ề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn ở mức rất hạn chế. Việc các NHTM tại Việt

Nam chưa áp dụng các chuẩn mực củ ằm nâng cao chất

lượng quản lý rủi ro trong khi các ngân hàng trên thế giới đã có những bước phát triển cao hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đòi hỏi kỹ thuật phức tạ

khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro

đối với c ạo

điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được. Theo đánh giá từ các nguồn số liệu công bố, hầu hết các NHTM nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đều đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Trong những năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này.

Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 44

Sơ đồ 8: Lộ trình thực hiện các yêu cầu tăng thanh khoản và vốn tối thiểu

Tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các NHTM Việt Nam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11%... Hiện nay, hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Đơn cử tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hệ số CAR năm 2009 là 8,11%, năm 2010 là xấp xỉ 10% (so với mức vốn điều lệ mới tăng thêm năm 2010 là 17.587 tỷ đồng). Bên cạnh đó, hiện nay các NHTM đã đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ động theo quy định của Thông tư 13.

Đạt được tỷ lệ này, các NHTM ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi thoả mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel 3 đến năm 2017 và chỉ phải điều chỉnh gia tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ 2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phịng tài chính.

Bảng 5: Thống kê CAR của 15 ngân hàng lớn nhất Việt Nam

STT Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Agribank 4,97% 7,20% 7,90% 4,86% 6,09% 8% 9,49% 2 Vietinbank 5,18% 8,10% 8,20% 8,06% 8,02% 10.99% 10,33% 3 Vietcombank 12,28% 12,25% 8,90% 8,11% 9% 11,14% 14,83% 4 Eximbank 15,29% 27,00% 45,89% 26,87% 17,79% 12,94% 15,25% 5 ACB 10,89% 16,19% 12,44% 9,97% 10,40% 9,25% 13,5% 6 BIDV 5,50% 6,70% 8,94% 9,53% 9,32% 10,28% - 7 Sacombank 11,82% 11,07% 12,16% 11,41% 9,97% 11,66% 9,53% 8 Techcombank 17,28% 14,30% 13,99% 9,60% 13,11% 11,43% 12,6% 9 MB 15,47% 14,21% 12,35% 12% 11,6% 9,59% 11,15% 10 SHB 82,51% 34,38% 22,84% 12,23% 13,81% 13,37% 11,39%

Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 45

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên các ngân hàng

Nếu so sánh với những điều chỉnh mới của Basel, thì khơng có gì đáng lo ngại vì giá trị của cơ cấu vốn trong hệ số CAR của các NHTM ở nước ta hiện nay hầu hết là vốn cấp 1, tức là vốn chất lượng cao, vốn chủ sở hữu là chính.Vốn cấp 2 của các ngân hàng Việt Nam hiện cịn hạn chế; vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có cịn ít. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa thực hiện.

Theo Thơng tư 13, các khoản để tính vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Trong khi các khoản để tính vốn cấp 2 được xác định là 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cổ định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phịng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm…), các công cụ nợ thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như có kỳ hạn ban đầu tối

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL – LỘ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)