Thói quen ăn uống

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên (Trang 55 - 59)

6 tuổi 7–9 tuổi 10 – 11 tuổ

4.2.2. Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống được coi là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến khẩu phần ăn và ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy những trẻ thuộc nhóm thừa cân, béo phì có thói quen ăn thêm bữa phụ, ăn quà vặt và ăn thêm trên lớp nhiều hơn 1,3 - 1,5 lần so với nhóm chứng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu trên học sinh tiểu học thành phố Bn Ma Thuột, những trẻ có thói quen ăn thêm bữa phụ thì nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 1,7 lần so với những trẻ khơng có thói quen này [33]. Nghiên cứu của Bùi Đức Văn, Hoàng Khánh ở học sinh tiểu học huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau năm 2009 cho thấy tỷ lệ trẻ ăn thêm bữa phụ trước lúc ngủ đêm của nhóm béo phì cao gấp 3 lần nhóm chứng [38]. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn cũng cho thấy trẻ có thói quen ăn vặt có nguy cơ thừa cân cao gấp 4,6 lần trẻ bình thường [35]. Hiện nay khi kinh tế ngày càng phát triển thì bố mẹ cũng dễ dãi hơn trong việc cho trẻ ăn vặt, ăn thêm khi ở trường. Đồng thời khi ăn thêm bữa phụ thì trẻ thường lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều chất béo, đồ ngọt như bánh kẹo, trứng, sữa, nước ngọt, bimbim và các loại đồ ăn nhanh khác vì các loại thực phẩm này khơng những hấp dẫn khẩu vị của trẻ mà ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên các loại thực phẩm kể trên lại cung cấp một lượng calo khá lớn cho cơ thể, đồng thời cũng kích thích sự thèm ăn của trẻ dẫn tới việc thừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày và gây nên tình trạng thừa cân của trẻ. Ngoài ra, khi sản xuất các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh do các cơ sở sản xuất thực phẩm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu nên đã sử dụng dầu rán chiên đi chiên lại nhiều lần đã bị hydro hóa ở nhiệt độ cao làm sản sinh ra

Trans fat. Đây là một loại axít béo xấu làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và đột qụy. Hiện nay, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh đang trở nên thịnh hành tại Việt Nam và trẻ em sử dụng các loại thực phẩm này tỷ lệ tương đối cao. Đây chính là mối nguy hại cho thế hệ tương lai của đất nước bởi khái niệm về “Trans fat” vẫn còn lạ lẫm với nhiều bậc phụ huynh và cho đến nay cũng chưa có bất kỳ quy định nào bắt buộc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải công bố thành phần Trans fat trên nhãn hàng hóa. Chính vì thế, trong thời điểm chưa có quy định rõ ràng, mỗi bậc phụ huynh khi đi mua đồ ăn sẵn cần lựa chọn những sản phẩm chứa ít chất béo bão hịa nói chung và các chất béo có chứa trans fat nói riêng. Khi mua thực phẩm phải đọc kỹ nhãn mác để biết chất lượng sản phẩm. Nên chọn các sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP/ISO 22000. Đặc biệt là khi mua mì ăn liền, bánh quy, khoai tây chiên, các loại thức ăn nhanh, dầu ăn... cần chú ý, nếu trên nhãn sản phẩm có ghi “Trans Fatty acids 0 gam” hoặc “ Trans Fat 2 gam”, “Trans fat free” thì được xem là sản phẩm an tồn. Khi ăn nhiều các sản phẩm kể trên, tuy Trans fat rất ít song lượng chất béo bão hòa nhiều cũng rất khó chuyển hóa trong cơ thể và khơng có lợi cho sức khỏe [1].

Vào buổi tối thì cơ thể cần ít năng lượng hơn do giảm hoạt động so với ban ngày, đặc biệt khi ngủ thì năng lượng được cơ thể sử dụng chỉ để phục vụ cho chuyển hóa cơ bản. Vì vậy thói quen ăn nhiều vào bữa tối, ăn trước khi đi ngủ sẽ làm tích lũy năng lượng dưới dạng mỡ dự trữ. Hiện nay các gia đình thường chỉ có 1 - 2 con nên sự quan tâm, chăm sóc dành cho trẻ nhiều hơn. Bảng 3.9 đã chỉ ra cả 2 nhóm trẻ điều có thói quen ăn nhiều vào bữa tối và ăn trước khi đi ngủ và ăn khi xem tivi tuy nhiên ở nhóm trẻ béo phì thì tỷ lệ này cao hơn 1,2 - 2,1 lần so với ở nhóm chứng.

Khi tiến hành nghiên cứu về sở thích ăn uống của trẻ chúng tơi nhận thấy nhóm trẻ thừa cân, béo phì có sở thích về các món ăn như thịt mỡ, bơ, dầu mỡ, trứng, bánh kẹo, nước ngọt cao hơn 1,3 - 1,8 lần so với nhóm chứng. Chính vì vậy mà những thực phẩm kể trên được nhóm thừa cân, béo phì tiêu thụ nhiều hơn so với ở nhóm chứng. Đặc biệt là dầu, mỡ, bơ, sữa và thức ăn xào rán thì tần suất tiêu thụ hàng ngày ở nhóm thừa cân, béo phì là từ 50 - 70%. Điều này tương tự với nghiên cứu của Lê Thị Hợp, Vũ Hưng Hiếu khi nghiên cứu về mối liên quan giữa tập quán và thói quen ăn uống với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, kết quả cho thấy tần suất tiêu thụ dầu mỡ, thức ăn xào rán hàng ngày ở nhóm trẻ thừa cân, béo phì là 72% và 54% [21]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn cũng chỉ ra tần suất sử dụng hàng ngày các loại thức ăn xào rán và dầu mỡ là 70 - 80%. Trong nghiên cứu của chúng tôi những trẻ tiêu thụ chất béo trong khẩu phần hàng ngày có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn 1,5 - 15,9 lần so với trẻ không tiêu thụ thức ăn này. Những trẻ tiêu thụ đồ ngọt trong khẩu phần hàng ngày có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 1,4 - 1,5 lần so với trẻ không tiêu thụ đường trong khẩu phần hàng ngày. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn [35]. Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì. Nếu trong khẩu phần ăn có nhiều chất béo, chất béo sẽ sinh ra rất nhiều năng lượng. Năng lượng do chất béo sinh ra cao gấp 2 lần so với chất đạm và đường bột và trong chuyển hóa bình thường thì phần lớn lượng chất béo ăn vào được tích lũy hầu hết lại trong cơ thể do chất béo địi hỏi ít kcalo cho việc tích trữ dưới dạng Triglycerid trong tế bào mỡ hơn là chuyển thành axit béo hoạt động. Chính vì thế khẩu phần ăn nhiều mỡ sẽ dẫn tới thừa cân và béo phì.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên

- Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung là 18,1% (thừa cân là 9,8%, béo phì là 8,3%). - Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ nam (11,2%; 12,3%) cao hơn trẻ nữ (8,3%; 4,3%). - Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất là ở trường Độc Lập với tỷ lệ 27,6%, thứ hai là trường Nguyễn Viết Xuân với tỷ lệ 17,9%, thứ ba là trường Trưng Vương với tỷ lệ 16,5%, thấp nhất là trường Tân Cương với tỷ lệ 6,8%.

- Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất là ở trẻ 8 tuổi với tỷ lệ 21,8% (thừa cân là 11,5%; béo phì là 10,3%).

2. Mối liên quan giữa chế độ dinh dƣỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tiểu học

Có mối liên quan giữa năng lượng khẩu phần, thói quen ăn uống với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học:

- Năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ thừa cân, béo phì cao hơn nhóm chứng và vượt quá nhu cầu đề nghị từ 375 - 830 kcal, trong đó năng lượng do Lipid cung cấp chiếm 34% năng lượng khẩu phần.

- Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng P: L: G ở nhóm thừa cân, béo phì là 12: 34: 54 tỷ lệ này chưa đạt so với nhu cầu đề nghị. Năng lượng do lipit cung cấp ở nhóm béo phì cao hơn 1,36 lần so với nhu cầu đề nghị và cao hơn nhóm chứng. - Tần suất tiêu thụ hàng ngày các thực phẩm như thịt mỡ, dầu mỡ, thức ăn xào rán, nước ngọt ở nhóm trẻ thừa cân, béo phì cao gấp 1,5 - 15,9 nhóm trẻ bình thường.

- Trẻ có thói quen ăn nhiều vào bữa tối, ăn trước khi đi ngủ, ăn khi xem tivi, ăn quà vặt thì nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 1,2 - 2,1 lần trẻ khơng có thói quen này.

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)