6 tuổi 7–9 tuổi 10 – 11 tuổ
4.1.1. Tỷ lệ thừa cân,béo phì chung ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
4.1.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên Nguyên
Thừa cân và béo phì là một vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm trên phạm vi cả nước. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thừa cân ở học sinh tiểu học tại các thành phố khá cao và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là điều không thể tránh khỏi trong xu thế phát triển chung của xã hội, khi đời sống ngày càng được nâng cao. Nghiên cứu của chúng tôi tại thành phố Thái Nguyên với 3306 học sinh tiểu học thì có 600 học sinh thừa cân, béo phì chiếm 18,1% trong đó tỷ lệ thừa cân là 9,8%, béo phì chiếm 8,3%.
Ở trẻ em, do có sự khác nhau về phương pháp tính tuổi và chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì chưa đồng nhất nên việc so sánh các nguồn số liệu cũng gặp khó khăn. Ví dụ, nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, tác giả tính tuổi ở học sinh tiểu học chỉ từ 6 - 10 tuổi (tính tuổi theo lớp) [38]. Khi nghiên cứu thừa cân và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng thì tác giả đưa ra tiêu chuẩn để xác định là thừa cân được khi BMI ≥ 95th
percentile [31] hoặc khi nghiên cứu tỷ lệ béo phì của trẻ 6 - 14 tuổi năm 2009 ở Cao Bằng thì tiêu chuẩn để xác định béo phì khi BMI > 85 percentile [26]. Nghiên cứu của chúng tôi thống nhất cách tính tuổi theo quy ước và cách phân loại thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn quốc tế.
So sánh với các nghiên cứu khác, nghiên cứu của chúng tôi học sinh tiểu học ở Thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ thừa cân, béo phì tương đối cao. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh Thủy, tỷ lệ thừa cân, béo phì tại quận Đống Đa Hà Nội là 12,9% [37]. Tại Buôn Ma Thuột, theo nghiên cứu
của Cao Thị Yến Thanh và cộng sự tỷ lệ thừa cân, béo phì năm 2004 là 10,4% [33]. Qua nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự thì tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học khu vực Tây Nguyên năm 2010 là 6,1%, trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại Buôn Ma Thuột là 9,4% [29]. Tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, theo nghiên cứu của Nguyễn Điểm, tỷ lệ béo phì của trẻ em tiểu học thành phố Quy Nhơn năm 2006 là 8,33% [14]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên năm 2002 là 4,4%, béo phì là 2,9% [35]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan năm 1998, tỷ lệ thừa cân là 12,2% [27]. Năm 2007, theo Nguyễn Quang Dũng và cộng sự nghiên cứu tại trường tiểu học ở Kết Đồn, quận 1, TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân, béo phì là 41,1% [13]. Theo Đỗ Thị Ngọc Diệp, tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 là 38,1% [12].
Tại Úc năm 2008, có 28,9% trẻ em từ 0 - 15 tuổi bị thừa cân, béo phì [40]. Nghiên cứu của Waters và cộng sự được tiến hành trên 2685 trẻ từ 4 - 13 tuổi của 23 trường tiểu học tại thành phố Melbourne cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 31% [51]. Năm 2011, ở Hy Lạp có 37% trẻ gái và 45% trẻ trai thừa cân, béo phì; ở Hoa Kỳ có 35,9% trẻ gái, 35% trẻ trai thừa cân, béo phì; tại một số quốc gia khác như Mexico, New Zealand, Chile, Anh, Canada, Hungary tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đều trên 25% [46].
Như vậy, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên cao hơn so với các tỉnh, cao gấp 2,5 lần tỷ lệ thừa cân béo phì ở thành phố Thái Nguyên cách đây 10 năm nhưng thấp hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh và các nước như Hy Lạp, Hoa Kỳ, Mexico... Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên tăng rất nhanh. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là do sự thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống của trẻ em hiện nay. Trẻ em ngày nay đang có một cuộc sống tĩnh tại
với thời gian hoạt động thể lực ngày càng ít, thay vì việc luyện tập trẻ dùng nhiều thời gian hơn vào việc xem ti vi hay chơi điện tử, thay vì đi bộ đến trường, trẻ thường được cha mẹ đưa tới trường bằng xe máy, ơ tơ... Bên cạnh đó, trẻ cũng được chăm sóc tốt về chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống quá thừa chất cộng với thói quen lười luyện tập sẽ làm tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ. Mặt khác, có lẽ là do khi chọn ngẫu nhiên 4/35 trường tiểu học chúng tôi đã bốc thăm được 3 trường ở trung tâm thành phố, nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhất tỉnh Thái Nguyên nên tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên cao hơn so với các tỉnh.