Chế độ ăn và luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ

Một phần của tài liệu Đặc điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.7.Chế độ ăn và luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ

1.7.1. Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ

- Tiết chế ăn uống là nền tảng của điều trị và phịng ngừa ĐTĐ, với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về lượng và chất để có thể điều chỉnh nồng độ glucose máu duy trì cân nặng đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động, cơng tác.

- Thực phẩm cung cấp: chất đạm, chất béo, chất đường, muối khoáng và chất xơ. Người ta chia chất đường làm 2 loại: đường hấp thu chậm và đường hấp thu nhanh. Chế độ ăn của người ĐTĐ nên:

+ Đảm bảo tỷ lệ năng lượng cung cấp do: chất đạm 12-15%, chất đường 55%, chất béo  30%.

+ Trong mỗi bữa ăn nên có đủ các thành phần nêu trên là tốt nhất, khơng nên chỉ ăn tồn thức ăn chứa nhiều đạm sẽ gây hại cho thận.

Cần sử dụng chất béo có lợi cho cơ thể có trong thực vật, ăn ít các chất béo dễ gây xơ vữa động mạch (bơ, pho mát, các loại mỡ động vật trừ mỡ cá). Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol.

+ Nên dùng những thức ăn chứa đường hấp thu chậm, thức ăn có nhiều chất xơ, đủ sinh tố, đặc biệt vitamin nhóm B, nên chia thành nhiều bữa để tránh tăng nồng độ glucose máu quá cao sau ăn và hạn chế hạ nồng độ glucose máu khi xa bữa ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Thực tế khơng có một công thức cụ thể tính chế độ ăn cho mỗi bệnh nhân vì chế độ ăn cụ thể phục thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Thể trạng gầy, béo.

+ Có lao động thể lực hay khơng ? + Tập quán ăn uống.

+ Kinh tế gia đình.

Dựa vào những yếu tố trên mà người thầy thuốc có thể đưa ra những chế độ ăn hợp lý cho người bệnh [1], [18], [22].

1.7.2. Chế độ luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ

Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL- C (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì. Quá trình tập luyện còn giúp người ta tăng sự hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và cơng việc, hạn chế tình trạng stress. Hoạt động thể lực đều đặn ở người bệnh đái tháo đường có thể giảm nồng độ glucose máu cả trong và sau khi tập luyện. Người ta thấy rằng nếu tập đều đặn có thể cải thiện mức cân bằng lượng glucose trong máu một thời gian dài và kiểm soát mức glucose hằng ngày. Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng nồng độ glucose máu ở người bệnh. Để đạt được mục đích này hàng ngày phải luyện tập 30 - 45 phút và 4 - 5 ngày /tuần [22].

Tuy nhiên, nếu tập luyện quá mức không phù hợp với sức khỏe sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Đó là cơn hạ glucose máu có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập. Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, các biến chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm như gây xuất huyết đáy mắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt. Sự tiêu hao năng lượng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra. Đối với những người bị thối hóa khớp, việc tập luyện quá mức có thể làm tổn thương khớp [22].

Những nguy cơ xảy ra là do người bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của mình, trong số đó có người cịn dùng q liều thuốc hạ nồng độ glucose máu hay ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số người lại vận dụng một cách quá máy móc các bài tập, khơng kể lúc khỏe, lúc mệt. Do vậy bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ hằng ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Người bệnh phải chọn giày vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức, đặc biệt chú ý đối với người già, người có các bệnh mạn tính đi kèm khác. Hằng ngày nên đo nồng độ glucose máu để có sự điều trị và tập luyện phù hợp. Những người mới mắc bệnh hay bệnh được kiểm sốt tốt cũng khơng nên tham gia những môn thể thao địi hỏi nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ...Vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện [1], [18], [22].

Một phần của tài liệu Đặc điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 33 - 35)