Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tài chính ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 38 - 40)

Năm 2009, mức độ huy động vốn chỉ đạt 97,5% kế hoạch là do bối cảnh cạnh tranh găy gắt giữa các NHTM và các TCTD trên địa bàn Thanh Hóa về lã

3.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

* Tình hình kinh tế - xã hội

Trong các loại hình kinh doanh thì kinh doanh tiền tệ là một loại hình đặc biệt nhạy cảm và chịu tác động mạnh mẽ từ thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn nhất định như tình trạng lạm phát, chỉ số giá cả tăng, sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối…Tình hình đó tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Điều này như một phản ứng dây chuyền đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng va đặc biệt trong cơng tác tín dụng.

Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà nước ta đang tiến hành điều chỉnh, đổi mới và hồn thiện các chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm hồn thiện tình hình chung.

Tuy nhiên các doanh nghiệp lại chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đó nên kinh doanh thua lỗ hoặc khơng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

* Về phía các DNVVN

Những khó khăn khi cho vay DNVVN của ngân hàng cịn chịu tác động khơng nhỏ từ phía doanh nghiệp. Hầu hết DNVVN có năng lực sản xuất thấp, cơng nghệ lạc hậu nên khả năng cạnh tranh cịn hạn chế, khơng chỉ ở thị trường nước ngồi mà ngay cả ở thì trường trong nước. Trong thời gian qua DNVVN đã có nhiều thay đổi, hoạt

động sản xuất kinh doanh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng thực tế sự phát triển này chưa vững chắc, tăng trưởng về số lượng chưa tương xứng với mức tăng về chất lượng nên uy tín với ngân hàng rất thấp, rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của DNVVN thường không ổn định, một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, lừa đảo chiếm dụng vốn của đối tác, của ngân hàng, giả mạc giấy tờ xin vay vốn rồi bỏ trốn, đã tạo nên một ấn tượng không tốt về đối tượng khách hàng này.

Những khó khăn lớn nhất đối với DNVVN là không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, uy tín, cơ sở vật chất thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định…nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng khơng đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó.

Một lý do khá phổ biến khiến ngân hàng từ chối cho vay là vấn đề lập dự án của doanh nghiệp. Do thiếu kinh nghiêm, trình độ năng lực hạn chế, dự án của doanh nghiệp khơng tính tốn đầy đủ, rõ rang, chính xác các yếu tố chi phí, đầu tư theo cơng nghệ nào, thì trường nào, thời gian triển khai, hiệu quả của dự án… làm mất nhiều thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, kéo dài thời gian kiểm tra, thẩm định dự án và ra quyết định cho vay. Trên thực tế khả năng lập dự án đầu tư của hầu hết DNVVN còn rất hạn chế, thiếu tính thuyết phục vị vậy doanh nghiệp khó có thể vay vốn của ngân hàng.

Pháp lệnh kế tốn thống kê cũng chưa được các DNVVN thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là khu vực ngồi quốc doanh. Chế độ kiểm tốn bắt buộc đã được đưa vào áp dụng ở nhiều doanh nghiệp nhưng đa số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của DNVVN lại chưa thực hiện theo chế độ này, việc hạch toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mang tính chất đối phó. Vì vậy tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trên giấy tờ và trên thực tế có nhiều sai lệch, khơng phản ánh

chính xác tình hình tài chính hiện có của doanh nghiệp, gây khó khăn cho ngân hàng khi tiến hành thẩm định xét duyệt cho vay.

Bên cạnh đó DNVVN cũng có tâm lý e ngại khi đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng. Do thủ tục vay rườm rà, các chi phí liên quan đến khoản vay đơi lúc còn cao đã gây ra tâm lý e ngại khi tiếp cận vay vốn ngân hàng. Để có thể tiếp cận với vốn vay ngân hàng, khách hàng phải tốn kém rất nhiều chi phí tiền bạc và thời gian cho việc hoàn tất các thủ tục vay vốn như các giấy tờ có liên quan khác đến việc thế chấp, chi phí cơng chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo…Ngồi ra theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nhận bảo lãnh của bên thứ ba thì phải chỉ rõ bảo lãnh cho tài khoản vay nào, hợp đồng tín dụng nào và trong thời gian bao lâu, có nghĩa là mỗi năm khách hàng lại phải ký lại Hợp đồng thế chấp một lần. Điều này gây phiền tối cho các doanh nghiệp. Có thể nói rằng trong nhiều trường hợp chi phí giao dịch cộng với lãi vay ngân hàng ngang bằng với chi phí vay vốn tại thì trường khơng chính thức. Do vậy nhìn chung nhiều DNVVN có xu hướng vay vốn tại thị trường khơng chính thức như vay bạn bè người thân và một số đối tượng khác.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tài chính ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 38 - 40)