Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tài chính ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 25 - 27)

Năm 2009, mức độ huy động vốn chỉ đạt 97,5% kế hoạch là do bối cảnh cạnh tranh găy gắt giữa các NHTM và các TCTD trên địa bàn Thanh Hóa về lã

3.1.3.2Chất lượng tín dụng

Tình hình và biện pháp thực hiện:

Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp. Mặt khác, giá nguyên liệu đầu vào trong một số ngành tăng giảm bất thường như phơi thép, xăng dầu, phân bón… nợ nần dây dưa, kéo dài, khơng được thanh tốn vốn kịp thời trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đã tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư tín dụng, nhất là trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải…

Do vậy, Chi nhánh ngay từ đầu năm 2010, đã rất chú trọng đến công tác thẩm định tín dụng. Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp khác như rà sốt lại các doanh nghiệp chuyển đổi mơ hình tổ chức, bổ sung tài sản thế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh đầu tư cho vay các thành phần kinh tế khác, tiếp tục xử lý

nợ tồn đọng, bám sát tình hình thanh tốn vốn để thu nợ ở những doanh nghiệp phải gia hạn nợ, xác định mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn cụ thể:

Dư nợ xấu: Trong năm 2010, tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản

đã tác động lớn đến chất lượng tín dụng của chi nhánh, một số doanh nghiệp xây dựng trong ngành giao thông vận tải, xây dựng công nghiệp, y tế không được thanh toán vốn kịp thời, và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến nợ phải gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu tăng lớn vào những tháng cuối quý II/2010.

Nhưng với sự chỉ đạo sát sao và bám sát từng khoản thu của doanh nghiệp để thu nợ, nợ xấu đến 31/12/2010 chỉ còn 77.361 triệu đồng, chiếm 2,75% trên tổng dư nợ, xử lý rủi ro 53.865 triệu đồng.

Trong năm 2011, chỉ tiêu nợ xấu do đã được chú trọng thường xuyên ngay từ đầu quý IV/2011 nên đến hết tháng 12/2011, sau khi đã được xử lý rủi ro 23.651 triệu đồng, nợ xấu chỉ còn 927 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0039% trên tổng dư nợ. So với cùng kỳ năm trước, nhóm nợ xấu giảm 77.434 triệu đồng và chỉ bằng 3% so với kế hoạch ( tính cả số đã xử lý rủi ro thì nợ xấu chỉ bằng 78,83% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 1% trên tổng dư nợ ).

Do được chú ý sát sao về quản lý chất lượng dư nợ, nợ nhóm II và nợ xấu đã giảm so với thời điểm trích DPRR 30/11/2011, nên đến hết tháng 12/2011 chi phí trích DPRR đã được NH Bắc Á cho ghi giảm chi phí 11.136 triệu đồng, đồng thời bóc tách 25.092 triệu đồng tiền lãi ra khỏi thu nhập của số dư nợ đã được cơ cấu lại. Cùng lúc ngay sau khi bóc tách, Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để thu lại được 22.327 triệu đồng (89%).

Nợ gia hạn và nợ quá hạn: Một số mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm

tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài nên đã phát sinh nợ gia hạn và nợ quá hạn cuối tháng 9/2010 lên tới 178 tỷ đồng, số tiền phải trích dự phịng rủi ro lên trên 112 tỷ đồng. Với những biện pháp kịp thời đến 31/12/2010 sau khi xử lý rủi ro, nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 19,367 tỷ đồng. Sau một năm, đến 31/12/2011, nợ quá hạn chỉ còn lại 4.461 triệu

đồng, giảm 76,97% so với năm 2010 nhưng nợ gia hạn lại tăng 64,15% đạt 68.837 triệu đồng.

Tình hình thu nợ tồn đọng và thu nợ đã được xử lý rủi ro: Chủ yếu là các khoản nợ phát sinh trước năm 2011, nhiều đơn vị đi vay vốn đã khơng cịn tồn tại, những đơn vị còn đang hoạt động hầu hết đều chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất kinh doanh yếu kém, và chưa chuyển đổi sang được hình thức sở hữu mới khơng có tiền trả nợ, nợ đọng có tài sản đảm bảo cơ quan thi hành án không thực hiện xử lý được… nên việc thu nợ rất hạn chế.

Thu hồi nợ từ nguồn xử lý rủi ro tính chung thu đã đạt kế hoạch 53,06% nhưng so với số kế hoạch phải thu trong từng đơn vị mới đạt 18,76 tỷ đồng xấp xỉ 50%. Song tiến độ thu trong từng đơn vị khơng đồng đều, chỉ có một đơn vị thu vượt kế hoạch 143% để thu hết dư nợ, các đơn vị còn lại thu được rất thấp.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tài chính ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 25 - 27)