2.2.1. Thực trạng hoạt động Đại lý Hải quan tại Việt Nam :
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan tính đến hết năm 2012 cả nước có khoảng 200 đại lý thủ tục hải quan, số nhân viên làm đại lý hải quan khoảng 300 nhân viên. Nếu so sánh với số liệu cách đây 5 năm thì số đại lý thủ tục hải quan khơng tăng hơn là mấy.Tính đến nay cả nước có
khoảng hơn 100 doanh nghiệp được cơng nhận đủ điều kiện đại lý thủ tục Hải quan. Trước khi ban hành Thông tư 80/2011/TT-BTC, số lượng đại lý đăng ký hoạt động và có nhân viên được cấp thẻ là 112 doanh nghiệp trên địa bàn quản lý thuộc 12 cục hải quan tỉnh, thành phố. Số lượng nhân viên đã được cấp thẻ là 286 (trong đó 63 thẻ cịn hiệu lực sử dụng). Sau khi Thơng tư 80/2011/TT-BTC có hiệu lực, số lượng đại lý đăng ký hoạt động tăng thêm 28 doanh nghiệp nhưng vẫn thuộc địa bàn quản lý của 12 cục hải quan tỉnh, thành phố. Số lượng nhân viên đại lý hải quan tăng thêm 13 người (bao gồm cả nhân viên đã được cấp thẻ nay hết hạn và thực hiện cấp mới). Mặc dù được cơ quan Hải quan hỗ trợ, tạo thuận lợi nhiều mặt để hoạt động nhưng nhiều đại lí thủ tục hải quan vẫn phá sản vì khơng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khơng chính thống.
Trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của đại lý hải quan, nhưng kết quả vẫn rất hạn chế do đại lý hải quan còn e ngại trách nhiệm pháp lý. Trên thực tế, hầu hết các ĐLTTHQ hiện nay vẫn chỉ dừng lại với vai trò là người khai thuế hải quan hoặc giao nhận hàng hóa cho khách hàng, cịn lại đa phần các thủ tục khác quan trọng hơn như ký tên đóng dấu trên tờ khai hải quan, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí... vẫn do các DN tự đứng ra đảm nhiệm. Theo thống kê gần đây nhất của ngành Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2012, số lượng tờ khai hải quan do đại lý hải quan ký tên đóng dấu khoảng 19.000 tờ khai trên tổng số hơn 2 triệu tờ khai, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1%. Với tỷ lệ như vậy, khó có thể nói đại lý hải quan đã làm tròn vai trò là “cánh tay nối dài” của cơ quan Hải quan.