3. Sát trùng nước
3.1.7. Xử lý EDTA
EDTA (etylen diamin tetra acetic axit) là hóa chất ở dạng tinh thể hoặc bột màu trắng, không bay hơi, tan nhiều trong nước, thường được sử dụng trong việc ổn định môi trường nước trong bể đẻ hoặc bể ương ấu trùng thủy sản.
Xử lý EDTA để kết tủa, khử tính độc của các ion kim loại nặng hòa tan trong nước, giúp ấu trùng cua chịu đựng tốt hơn môi trường nước
trong bể. Hình 2.2.28. EDTA
Nồng độ EDTA để xử lý nước trong bể ương, nuôi là 5ppm.
Nếu vào thời điểm lấy nước, nguồn nước bên ngoài bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm phèn thì sử dụng EDTA với nồng độ cao hơn (5 - 10ppm).
Cũng có thể sử dụng EDTA với nồng độ cao đối với nguồn nước mặn ngầm.
Cách tính lượng EDTA tương tự như cách tính thuốc tím, chlorine.
EDTA được đưa vào bể ương, nuôi sau khi nước được cấp vào bể. Cách đưa EDTA vào bể tương tự như với thiosulfatnatri.
3.2. Sát trùng bằng dung dịch anolyte
Dung dịch anolyte gồm nhiều hoạt chất như hydro peroxit H2O2, ozon O3, oxy nguyên tử, các hợp chất clo chứa oxy HClO, ClO- có tính sát khuẩn cao.
Dung dịch anolyte là sản phẩm được tạo ra cùng lúc với dung dịch catolyte có tính tẩy rửa cao khi cho dung dịch nước muối 5‰ đi qua thiết bị điện phân.
Nồng độ các hoạt chất trong dung dịch khoảng 0,2 - 0,3g/l, không gây nguy hiểm khi tiếp xúc với da và niêm mạc, an tồn cho người sử dụng, khơng gây ô nhiễm môi trường.
Việc sản xuất dung dịch anolyte được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
Hình 2.2.29. Sơ đồ quy trình xử lý
nước bằng dung dịch anolyte Hình 2.2.30. Thiết bị sản xuất dung dịch anolyte Xử lý nước bằng dung dịch anolyte được thực hiện như sau:
- Bơm nước biển vào bể chứa.
- Lọc nước qua bể lọc cát (nếu nước đục nhiều như ở khu vực miền Tây Nam bộ).
- Chuyển nước đã lọc vào bể xử lý.
- Hòa dung dịch anolyte vào bể với liều lượng 4l/m3. - Sục khí 12 giờ.
- Xử lý thuốc tím nồng độ 0,5ppm.
- Sục khí 12 giờ đến khi nước trắng trở lại. - Lọc nước và chứa vào bể.
- Bơm nước vào bể ương, nuôi theo yêu cầu.