3.1. ấy tảo giống
Cấy tảo giống vào bể để nuôi sinh khối được thực hiện khi chuyển cua mẹ vào bể thu ấu trùng (trứng chuyển sang màu xám đen).
Nguồn tảo giống tốt nhất là tảo được cung cấp từ các phòng nuôi tảo thuần chủng.
Hình 2.4.7. Bình tảo thuần chủng Hoặc từ tảo nuôi sinh khối của các bể nuôi tảo khác, từ tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch.
Với tảo giống có nguồn gốc từ bể nuôi sinh khối khác hoặc tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch và được cấp nước, chất dinh dưỡng vào nuôi lại, sau một số lần nuôi cấy chuyền, kích thước tảo giảm dần dễ lọt qua lưới thu tảo, đồng thời tảo tạp phát triển, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng cua khi cho ăn tảo.
Vì vậy, cần bỏ tảo cũ để cấy lại với tảo gốc mới.
Lượng tảo giống cho vào bể ảnh hưởng đến thời gian phát triển của tảo. Khi cần tảo phát triển nhanh để cung cấp cho ấu trùng, nên tăng mật độ tảo ban đầu, tăng hàm lượng phân bón.
Giảm mật độ tảo giống ban đầu, lượng chất môi trường dinh dưỡng nuôi tảo, cường độ và thời gian chiếu sáng sẽ làm giảm tốc độ phát triển của tảo.
3.2.Theo dõi phát triển của tảo
Quá trình phát triển của tảo Chaetoceros khi nuôi thực nghiệm
Thể tích dung dịch nuôi cấy tảo silic (môi trường Walne): 1m3 Lượng tảo giống với mật độ 5x104
tế bào/ml: 60 lít Nhiệt độ: 25 - 300C
Độ mặn: 17 - 25‰
Ánh sáng: Nguồn sáng tự nhiên, cường độ sáng cao và kéo dài từ 7 - 16 giờ.
Hình 2.4.8. Sơ đồ phát triển của tảo khi nuôi thực nghiệm - Pha bắt đầu
Một số tế bào tảo chết do không thích ứng môi trường mới.
Các tế bào có sức sống cao, thích nghi được thì bắt đầu phát triển. Chúng hấp thu chất dinh dưỡng, gia tăng kích thước nhưng chưa sinh sản. Chuỗi tế bào ngắn, mật độ thưa.
Màu nước chưa biến đổi. Pha bắt đầu kéo dài 4 - 5giờ
Hình 2.4.9. Màu môi trường khi tảo ở pha bắt đầu
- Pha tăng trưởng
Tảo phát triển nhanh bằng cách phân bào.
Tế bào hình trụ, kích thước lớn, kết thành chuỗi thẳng 10 - 20 tế bào. Màu nước thay đổi từ trắng trong sang vàng nhạt rồi vàng đậm do mật độ tảo gia tăng.
Chưa có tảo bám vào thành vật chứa.
Chất lượng tảo lúc này là tốt nhất.
Pha tăng trưởng kéo dài 20 - 22giờ
Hình 2.4.10. Màu môi trường khi tảo ở pha tăng trưởng
- Pha dừng
Lượng tảo sinh ra bằng lượng tảo chết đi. Mật độ tảo ổn định ở mức cực đại.
Xuất hiện những tế bào chết tạo váng bám vào thành, đáy vật chứa.
Màu nước chuyển từ vàng sậm sang vàng nâu, nâu đen.
Pha dừng kéo dài 3 - 4 giờ.
Hình 2.4.11. Màu môi trường khi tảo ở pha dừng
- Pha chết
Chất dinh dưỡng trong bể hết.
Lượng tảo sinh ra ít hơn lượng chết đi.
Tế bào tảo ở dạng đơn độc hoặc chuỗi 2 - 3 tế bào. Xuất hiện những tế bào rỗng, trong.
Tảo chết bám vào thành, đáy vật chứa nhiều.
Tắt sục khí, xác tảo chết lắng tụ ở đáy và lớp nước dịch trong ở bên trên. Theo dõi phát triển của tảo trong bể nuôi sinh khối chủ yếu là quan sát màu nước.
Tảo có vòng đời ngắn nên việc theo dõi màu nước, mật độ tảo để xác định thời điểm thu hoạch cho ấu trùng cua ăn rất quan trọng.
Thu hoạch trễ, tảo già, giá trị dinh dưỡng giảm, ấu trùng cua khó tiêu hóa, làm xấu môi trường nước, mầm bệnh xâm nhập.
Ở những trại có trang bị kính hiển vi, việc quan sát mật độ, độ dài chuỗi tế bào, tế bào rỗng giúp xác định chính xác thời điểm thu hoạch.
Cách sử dụng kính hiển vi được hướng dẫn ở mục 3.3. Kiểm tra cua, bài Nuôi cua mẹ trong bể của mô đun Nuôi cua mẹ.
Khi nước chuyển sang màu vàng nhạt, khoảng 2 - 3 giờ/lần, lấy mẫu nước trong bể nuôi tảo và quan sát bằng kính hiển vi.
Nếu chuỗi tảo thẳng, dài 10 - 20 tế bào thì có thể thu hoạch.
Nếu chuỗi tảo ngắn 2 - 3 tế bào, có tế bào rỗng (tế bào đã chết) thì tảo đã chuyển sang pha dừng, không nên thu hoạch cho ấu trùng cua ăn.
Hình 2.4.12. Chuỗi tế bào dài ở pha tăng trưởng
Hình 2.4.13. Chuỗi tế bào ngắn ở pha dừng