Khử clo dư bằng thiosulfatnatr

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua - MĐ02- Sản xuất giống cua xanh (Trang 27)

3. Sát trùng nước

3.1.4. Khử clo dư bằng thiosulfatnatr

Các thành phần HOCl, OCl-, Cl- tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Tuy nhiên, sau quá trình xử lý, lượng dư của chúng tồn lưu trong nước gọi là dư lượng clo sẽ gây hại cho ấu trùng cua khi đưa nước vào bể ương.

Dư lượng clo sẽ phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh hoặc sục khí mạnh.

cần sử dụng nước gấp, có thể dùng thiosulfatnatri (Na2S2O3.5H2O) để khử clo dư.

Cách 1. Khử clo dư theo lượng chlorine xử lý

Tỷ lệ: 1g Na2S2O3.5H2O khử 1g chlorine xử lý ban đầu. Lượng thiosulfatnatri cần = Lượng chlorine xử lý ban đầu

Ví dụ: Trong ví dụ ở mục 3.1.3. Xử lý chlorine, lượng chlorine cần dùng là 300g.

Vậy lượng thiosulfatnatri dùng để khử clo dư là 300g.

Cách này tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lưu huỳnh (S) trong thiosulfatnatri dư có thể là môi trường dinh dưỡng cho nhóm vi khuẩn Vibrio trong nước phát triển. Do đó, khả năng phát bệnh phát sáng ở ấu trùng cua dễ xảy ra khi cấp nước đã khử clo dư theo cách này vào bể ương.

Cách 2. Khử dư lượng clo theo lượng clo dư

Tỷ lệ: 7mg Na2S2O3.5H2O khử 1mg Cl dư.

Có thể xác định nồng độ clo dư trong nước bằng bộ kiểm tra clo hiệu HACH

Hình 2.2.16. Bộ kiểm tra clo hiệu HACH Thực hiện như sau:

- Mở nắp hộp so màu, đặt đĩa so màu vào hộp sao cho lỗ nhỏ của đĩa khớp vào chốt nhựa giữa hộp.

Hình 2.2.17. Lỗ nhỏ của đĩa khớp vào chốt nhựa giữa hộp

- Đậy nắp hộp lại.

Hộp so màu đã được chuẩn bị.

Hình 2.2.18. Hộp so màu được đậy nắp

- Cho nước mẫu vào lọ nhựa 1 đến mức 5ml để làm ống mẫu trắng.

Hình 2.2.19. Cho nước mẫu vào lọ 1

- Đặt ống mẫu trắng vào lỗ tròn bên trái ở mặt trên của hộp so màu.

Hình 2.2.20. Đặt lọ mẫu trắng vào hộp so màu.

- Cho nước mẫu vào lọ nhựa 2 đến mức 5ml.

Hình 2.2.21. Cho nước mẫu vào lọ 2

- Cho toàn bộ lượng bột trong 1 gói thuốc thử vào lọ nhựa 2 chứa nước mẫu.

Hình 2.2.22. Cho thuốc thử vào lọ 2

- Xoay tròn lọ nhựa 2 khoảng 1 phút để trộn đều thuốc thử.

- Đặt lọ nhựa 2 vào lỗ tròn bên phải ở mặt trên của hộp so màu.

Hình 2.2.24. Đặt lọ 2 vào hộp so màu

- Đặt mặt lưng (mặt không có cửa sổ đọc số) của hộp so màu đến trước nguồn sáng tự nhiên hay đèn.

- Nhìn vào 2 cửa sổ so màu mẫu nước ở mặt trước của hộp so màu.

Hình 2.2.25. Đặt hộp so màu trước nguồn sáng và nhìn vào cửa sổ so màu

- Xoay đĩa so màu cho đến khi màu của 2 mẫu nước ở 2 cửa sổ so màu trùng nhau.

- Đọc số chỉ nồng độ clo dư (mg/l) ở cửa sổ đọc số của hộp so màu.

Hình 2.2.27. Đọc số chỉ nồng độ clo dư ở cửa sổ đọc số

- Xác định lượng clo dư trong nước

Lượng clo dư = Nồng độ clo dư x Thể tích nước chứa clo dư

Giả sử, nồng độ clo dư trong nước là 2,8mg/l nghĩa là 1 lít nước trong bể có 2,8mg clo dư hay 1m3 nước trong bể có 2,8g clo dư (2,8g/m3).

Bể chứa 10m3 nước, lượng clo dư trong bể là: 2,8g/m3 x 10m3 = 28g

- Tính lượng thiosulfatnatri vừa đủ để khử hết lượng clo dư trong bể Lượng thiosulfatnatri = Lượng clo dư x 7

Theo tỷ lệ: 7g Na2S2O3.5H2O khử 1g Cl dư, với lượng clo dư trong bể là 28g, lượng thiosulfatnatri vừa đủ để khử hết lượng clo dư là

28g x 7 = 196g - Cân lượng thiosulfatnatri cần dùng.

- Hòa tan thiosulfatnatri vào 1 - 2 lít nước ngọt, khuấy cho tan đều. - Tạt dung dịch thiosulfatnatri vào bể chứa nước để khử dư lượng clo. - Mở sục khí 15 - 30 phút để thiosulfatnatri phân tán đều khắp bể. - Bơm nước sang bể lọc sau vài giờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua - MĐ02- Sản xuất giống cua xanh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)