Pháp luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 42)

Thái Lan là quốc gia duy nhất trong các nƣớc Đông Nam Á không trải

qua chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Thái Lan chịu ảnh hƣởng

sâu sắc pháp luật các nƣớc phƣơng Tây, đặc biệt là pháp luật của châu Âu lục địa xuất phát từ việc phát triển, mở rộng quan hệ thƣơng mại với các quốc gia

này. BLDS và Thƣơng mại Thái Lan năm 1925 là một trong những bộ luật

đã đƣợc tôi luyện trong một nền kinh tế với bao thăng trầm khiến cho nhiều

chuẩn mực giá trị của luật dân sự trong đó có các quy định về hơn nhân gia

đình đã đƣợc định hình và trở thành tài sản quý góp vào kho tàng pháp lý nhân loại. Các quy định về hơn nhân gia đình nằm tại Quyển 5 từ Điều 1435

đến Điều 1598 của Bộ luật. Theo những quy định này thì quyền sở hữu của

vợ chồng ở Thái Lan đƣợc điều chỉnh bằng hai phƣơng thức: theo hôn ƣớc mà vợ chồng lập ra trƣớc khi cƣới và theo quy định của pháp luật khi vợ chồng

khơng có hơn ƣớc hoặc hơn ƣớc đó vơ hiệu. Tài sản của vợ chồng cũng bao

gồm tài sản chung "Sin Somros" và tài sản riêng "Sin Suan Tua".

Theo quy định tại Điều 1474 BLDS và Thƣơng mại Thái Lan thì tài sản

chung "Sin Somros" của vợ chồng đƣợc xác định bao gồm những tài sản sau: - Tài sản mà vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hơn nhân;

- Tài sản mà vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hơn nhân thông qua một

di chúc hoặc tặng cho đƣợc làm bằng văn bản nếu trong di chúc hay văn bản

này tuyên bố rõ tài sản đó là tài sản chung; - Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng;

- Ngoài ra trong trƣờng hợp tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác

nhƣng không chứng minh đƣợc là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng thì tài sản đó đƣợc coi là tài sản chung.

Theo quy định tại Điều 1488, Điều 1484, Điều 1491, Điều 1598.17

BLDS và Thƣơng mại Thái Lan thì tài sản chung vợ chồng chỉ có thể đƣợc

chia trong thời kỳ hôn nhân trong các trƣờng hợp cụ thể sau:

- Một bên vợ chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhƣng khơng có hoặc

khơng đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung;

- Vợ hoặc chồng là ngƣời quản lý tài sản chung "Sin Somros" mà có

chính đáng; khơng giúp đỡ ngƣời kia; lâm vào tình trạng nợ nần hoặc chịu những món nợ vƣợt quá 1/2 giá trị tài sản chung; cản trở vợ hoặc chồng mình trong việc quản lý tài sản chung mà khơng có lý do chính đáng;

- Ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng bị tuyên bố phá sản;

- Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên mất năng lực hành vi và ngƣời kia

bị coi là khơng thích hợp để làm ngƣời giám hộ và do đó cha hoặc mẹ của

ngƣời đó hoặc một ngƣời đƣợc chỉ định làm ngƣời giám hộ thì ngƣời giám hộ đó sẽ trở thành ngƣời đồng quản lý tài sản chung với ngƣời kia. Trong trƣờng hợp này vợ hoặc chồng của ngƣời bị mất năng lực hành vi có quyền u cầu Tịa án chia tài sản chung nếu có tình huống quan trọng gây ra nguy

hại cho họ.

Theo Điều 1492 BLDS và Thƣơng mại Thái Lan thì sau khi đã chia tài

sản chung căn cứ vào những trƣờng hợp nêu trên, tài sản của vợ chồng sẽ có

sự thay đổi, cụ thể là:

- Phần tài sản đƣợc chia cho mỗi bên vợ hoặc chồng trở thành tài sản riêng của mỗi ngƣời;

- Bất cứ tài sản nào mà ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng có đƣợc sau khi

chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của ngƣời đó và khơng đƣợc coi là tài

sản chung;

- Tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung , tặng cho chung sau khi

chia tài sản chung tro ng thời kỳ hôn nhân trở thành tài sản riêng và chia đều

cho cả vợ và chồng;

- Hoa lợi thu đƣợc từ tài sản riêng sau khi chia tài sản chung sẽ là tài

sản riêng.

Cũng tƣơng tự nhƣ quy định trong pháp luật dân sự Pháp, quyền và

nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đƣợc ghi nhận nhằm đảm bảo, duy trì đời sống chung của gia đình. Vì tất cả các tài

sản đƣợc chia và tài sản có đƣợc sau khi chia đều là tài sản riêng , kể cả trƣờng

hợp tài sản đƣợc tă ̣ng cho chung , thƣ̀a kế chung cũng trở thành tài sản riêng

bằng cách chia đều cho mỗi bên nên pháp luật Thái Lan quy định sau khi tài

sản chung đã đƣợc chia thì cả hai vợ chồng đều phải chịu trách nhiệm thanh toán những chi tiêu của gia đình theo tỷ lệ tƣơng ứng với số tài sản riêng của

mỗi ngƣời (Theo Điều 1493). Quy định này khơng chỉ góp phần nâng cao

trách nhiệm của vợ chồng trong việc chăm lo đời sống chung của gia đình mà cịn thể hiện rất rõ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.

Ngồi ra, viê ̣c khôi phục chế đô ̣ tà i sản chung cũng đƣợc ghi nhâ ̣n . Tại

Điều 1492.1 BLDS và Thƣơng mại Thái Lan có quy định nhƣ sau:

Trong trường hợp chia "Sin Somros" theo lê ̣nh của Tòa án thì việc hủy bỏ sự phân chia đó sẽ được thực hiện theo yêu cầu của

người vợ hoặc người chồng và Tòa án sẽ ra quyết đi ̣nh công nhận viê ̣c này. Nếu vợ hoặc chồng phản đối yêu cầu này thì Tòa án không được ra quyết đi ̣nh hủy bỏ viê ̣c chia "Sin Somros" trừ khi lý

do chia "Sin Somros" đã chấm dứt [2].

Nhƣ vâ ̣y, chế đô ̣ tài sản chung chỉ đƣợc Tòa án cho phục hồi khi có

yêu cầu của vợ, chồng hoă ̣c khi lý do chia đã chấm dƣ́t . Sau khi viê ̣c chia tài

sản chung đã đƣợc hủy bỏ hoặc đình hỗn do vơ ̣ hoă ̣c chồng đã thoát khỏi

viê ̣c phá sản thì tài sản là tài sản riêng vào ngày có quyết định của Tòa án

hoặc vào ngày mà ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng thoát khỏi việc phá sản vẫn giữ nguyên là tài sản riêng.

Pháp luật Thái Lan quy định việc đóng góp theo tỉ lệ tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng để duy trì đời sống chung của gia đình xuất phát từ hậu quả của việc chia tài sản chung là làm chấm dứt chế độ tài sản chung. Tuy nhiên,

theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam không thừa nhận chế độ biệt sản này nên

cần vận dụng linh hoạt quy định này cho phù hợp với các quy định gốc trong pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)