Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 103 - 107)

quan hữu quan

Thực tiễn xét xử cho thấy công tác điều tra, thu thập đánh giá chứng cứ, tài liệu của Tịa án gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại từ phía các đƣơng sự hoặc từ phía các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội do từ chối cung cấp tài liệu hoặc chậm trả lời, thậm chí có những trƣờng hợp cố ý trả lời khơng chính xác hoặc khơng đầy đủ làm cho việc xét xử của Tịa án cịn có những thiếu sót. Đặc biệt là các vụ án phức tạp, có nhiều ngƣời liên quan và tài sản ở nhiều nơi khác nhau nếu khơng có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với Tịa án thì việc giải quyết vụ án rất dễ đi vào bế tắc. Nhƣ đã phân

tích ở trên, ngay khi việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa

vụ, bị phát hiện thì vợ chồng có thể tẩu tán, cất giấu hoặc thực hiện những

giao dịch nhằm hợp thức hóa tài sản đƣợc chia gây ra những tranh chấp rất phức tạp, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của ngƣời thứ ba

có liên quan. Do đó nếu có sự phối đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan có liên

quan sẽ hạn chế đƣợc phần lớn những hành vi vi phạm này.

Để khắc phục tình trạng này, cần quy định rõ: Khi Tịa án có u cầu,

các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, chứng cứ, tài liệu hoặc hỗ trợ, giúp đỡ về con người và chuyên môn trong phạm vi và thời gian theo yêu cầu của Tòa án [12, tr. 94].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Pháp luật HN&GĐ hiện hành quy định vợ chồng có thể chia một phần

hoặc tồn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhƣng mới chỉ dừng lại ở

quy định về hậu quả pháp lý về mặt tài sản của việc chia mà khơng có bất kỳ

quy phạm nào điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài

chung trong thời kỳ hơn nhân. Trong khi đó, sau khi chia tài sản chung, quan hệ về mặt tài sản giữa vợ chồng có sự chuyển đổi rõ rệt cũng nhƣ làm ảnh

hƣởng đến quan hệ nhân thân. Trên cơ sở phân tích những khó khăn, vƣớng

mắc, ngƣời viết đã đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này, cụ thể là quy định thống nhất về căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho phù hợp với chế độ cộng đồng tạo sản đƣợc quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000; quy định về nghĩa vụ đóng góp chi phí đảm bảo cho đời sống chung của gia đình; quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng khi một bên lâm vào tình trạng khó khăn trong trƣờng hợp vợ chồng ở riêng sau khi chia tài sản chung; quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con chƣa thành niên của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ không sống cùng con mà trốn tránh nghĩa vụ nuôi dƣỡng; quy định nghĩa vụ niêm yết hoặc công bố công khai việc chia tài sản chung tại nơi cƣ trú; xóa bỏ quy định về khơi phục chế độ tài sản chung thay vào đó quy định chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân. Ngồi ra, ngƣời viết cũng đƣa ra những kiến nghị sửa đổi,

bổ sung những quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

làm cơ sở cho việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài

sản chung trong thời kỳ hôn nhân đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp

nâng cao chất lƣợng giải quyết các tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vấn đề này.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội làm cho các quan hệ HN&GĐ có những biến đổi sâu sắc. Mặc dù mới đƣợc quy định lần đầu tiên trong Luật HN&GĐ năm 1986, sau đó đƣợc kế thừa và ghi nhận trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhƣng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân ở nƣớc ta hiện nay có lẽ đã khơng cịn xa lạ mà ngày càng trở nên phổ biến bởi nó đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, đảm bảo đƣợc khả

năng linh hoạt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, những quy định của Luật

HN&GĐ hiện hành về vấn đề này vẫn cịn thiếu và có nhiều điểm bất cập, mâu thuẫn, nhất là những quy định giải quyết vấn đề phát sinh sau khi chia tài sản

chung này. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung đƣợc quy định tại Điều

30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Nhƣng

những quy định này mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận hậu quả pháp lý về mặt tài sản sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà cụ thể mới chỉ dừng lại ở việc xác định tài sản chung, tài sản riêng chứ chƣa có quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì tài sản đƣợc chia cho mỗi bên và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài

sản đã đƣợc chia này cũng nhƣ mọi thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất

kinh doanh hoặc các thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên đều trở thành tài sản

riêng của bên đó. Do đó, tài sản chung không chia thƣờng không giảm đáng kể sau khi chia một phần tài sản chung nhƣng trong trƣờng hợp chia tồn bộ thì tài sản chung về cơ bản là khơng cịn. Khi đó, nếu vợ chồng khơng thỏa thuận đƣợc thì chi phí để trang trải cho cuộc sống chung, chăm lo cho sự phát triển bình thƣờng của con cái sẽ đƣợc phân định nhƣ thế nào? Mặt khác, hiện nay việc vợ

chồng thỏa thuận hoặc có yêu cầu chia tài sản chung sau đó mỗi ngƣời ở riêng

một nơi diễn ra khá phổ biến trên thực tế nên pháp luật càng phải dự liệu về trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau, đối với gia đình và đối với ngƣời thứ ba có

liên quan. Có nhƣ vậy mới có thể đạt đƣợc và tối ƣu hóa mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Đề tài "Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung

trong thời kỳ hôn nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" đã đƣợc hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau:

- Khái quát đƣợc khái niệm, phân tích các đặc điểm của việc chia tài

sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thấy đƣợc những ƣu điểm, sự khác biệt của hình thức chia này với các hình thức chia tài sản chung khác của vợ chồng nhƣ trƣờng hợp chia tài sản chung khi ly hôn hay trƣờng hợp một bên

vợ hoặc chồng chết trƣớc. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những bất cập, mâu

thuẫn trong quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nêu bật sự cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng nhƣ ý nghĩa về mặt pháp lý và

xã hội của việc quy định này.

- Phân tích, xác định, làm rõ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài

sản của vợ chồng đối với nhau, đối với gia đình; quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với ngƣời thứ ba có quan hệ tài sản với vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, trong đó vấn đề trọng tâm là xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình. Đặc biệt luận văn

cịn đi sâu phân tích những ảnh hƣởng đến cuộc sống chung, gia đình, con cái

trong trƣờng hợp vợ chồng ở riêng sau khi chia tài sản chung để làm cơ sở cho

việc kiến nghị quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng cho phù hợp.

- Trên cơ sở những vƣớng mắc, bất cập trong việc xác định quyền và

nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung và những vấn đề phát sinh xung quanh, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xác định các quyền và nghĩa

vụ của vợ chồng để đƣa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật,

khắc phục những khó khăn này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế đồng thời cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử của Tòa án khi xảy ra tranh chấp, đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)