Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì theo Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sau khi chia mà cụ thể cũng mới chỉ quy định về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
và hoa lợi, lợi tức của các bên sau khi chia mà chƣa có quy định về quyền và
nghĩa vụ cụ thể của vợ chồng đối với nhau, đối với con cái, gia đình. Đây là
một vấn đề hết sức cần thiết nhƣ đƣợc phân tích ở trên. Bởi vì sau khi vợ
chồng chia tài sản chung, quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, hai bên vợ chồng vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ đối với gia đình, con cái... Trên cơ sở đó, việc
xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung đƣợc
xem xét dƣới những khía cạnh sau: quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
nhau, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình và quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng đối với ngƣời thứ ba có quan hệ tài sản với vợ chồng sau khi
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
2.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI NHAU SAU KHI CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HƠN NHÂN
Kết hơn là sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng.
Với tƣ cách là cá nhân - chủ thể của quan hệ pháp luật - vợ, chồng có các
quyền và nghĩa vụ về nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản đƣợc đảm bảo thực hiện trên cơ sở bình đẳng nhằm đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống chung, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống với những nhu cầu chính đáng, vợ chồng tiến hành chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Bên cạnh những ƣu thế, lợi ích thì việc chia tài sản chung này làm ảnh
hƣởng, thay đổi không nhỏ đến các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, kéo theo những hệ lụy cần đƣợc giải quyết kịp thời để bảo tồn mục đích của hơn nhân, duy trì đời sống chung gia đình.