Một số vấn đề còn tồn tại về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 83 - 93)

sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

So với Luật HN&GĐ năm 1986 thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã có

những quy định cụ thể hơn về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân

song vẫn cịn tồn tại nhiều điểm bất cập, đặc biệt là còn thiếu các quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung.

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền và nghĩa vụ

của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mới chỉ đƣợc điều chỉnh tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số

70/2001/NĐ-CP thông qua viê ̣c quy đi ̣nh về viê ̣c xác đi ̣nh tài sản chung , tài

sản riê ng sau khi chia tài sản chung. Theo đó, tài sản đƣợc chia, hoa lơ ̣i, lơ ̣i

tƣ́c phát sinh trên tài sản này cũng nhƣ thu nhập do lao động , hoạt động sản

xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia

tài sản chung đều trở thành tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp vợ

chồng có thỏa thuận khác. Quy định này bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, cụ thể quy định này mâu thuẫn với khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000. Xuất phát từ tính cộng đồng của hôn nhân, khoản 1

Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định trong thời kỳ hôn nhân, mọi tài

sản do vợ, chồng tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác đều là tài sản chung của vợ chồng khơng phân biệt mức đóng góp, mức thu nhập của mỗi bên. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là trƣờng hợp đặc biệt, để phát huy đƣợc mục đích của nó thì quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài

sản đã chia là tài sản riêng của mỗi bên là phù hợp. Tuy nhiên, việc chia tài

sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng

trƣớc pháp luật, nghĩa là hôn nhân vẫn đang tồn tại, vẫn trong "thời kỳ hôn

nhân" nên thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu

nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung chỉ là tài sản riêng của vợ chồng nếu những thu nhập đó có đƣợc gắn liền với phần tài sản đƣợc chia, ngƣợc lại, những thu nhập đó là tài sản chung của vợ chồng nếu nó có đƣợc khơng liên quan đến phần tài sản đã đƣợc chia, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Thêm vào đó, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-

CP cũng không phù hợp với ý chí, nguyện vọng của vợ chồng bởi khi có u

cầu chia tài sản chung, mục đích hƣớng tới là tạo điều kiện cho nhau thực

lợi ích hài hịa của mỗi bên và gia đình chứ khơng muốn chấm dứt chế độ sở hữu chung. Vì vậy quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

là mâu thuẫn với chế độ cộng đồng tạo sản đƣợc quy định tại Điều 27 Luật

HN&GĐ năm 2000, trái với quy định của văn bản pháp luật có giá trị cao hơn nên cần phải đƣợc điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Có thể nhận thấy, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân sẽ

có hai khối tài sản riêng: Thứ nhất, khối tài sản riêng vốn có của vợ, chồng

bao gồm tài sản riêng của vợ, chồng có trƣớc thời kỳ hơn nhân và có trong thời kỳ hơn nhân do đƣợc tặng cho riêng, thừa kế riêng và hoa lợi, lợi tức phát

sinh trên khối tài sản này, có thể là tài sản riêng hoặc là tài sản chung. Thứ

hai, khối tài sản riêng có đƣợc do sự kiện phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát sinh trên khối tài sản này là tài sản riêng của mỗi bên. Việc phân biệt hoa lợi, lợi tức từ các khối tài sản riêng này là không hề đơn giản. Ví dụ: Tài sản chung của ông A và bà B là 1 tỷ đồng. Trong khi hơn nhân cịn tồn tại, hai ngƣời đã yêu cầu Tòa án chia tài sản chung đó. Sau khi Tòa án chia, mỗi bên nhận 500 triệu đồng. Ông A đã sử dụng 500 triệu đồng này vào việc bn bán, kinh doanh, cịn bà B dùng 500 triệu đồng để gửi tiết kiệm. Lợi nhuận có đƣợc từ việc đầu tƣ kinh doanh cũng nhƣ lãi suất tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng của A, B. Nhƣng nếu trƣớc khi chia tài sản chung, A có 500 triệu đồng tài sản riêng, A dùng số tiền này gửi ngân hàng, thì lãi suất tiền gửi này có thể là tài sản riêng hoặc là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trƣờng hợp A vừa dùng 500 triệu đồng có đƣợc sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và 500 triệu đồng là tài sản

riêng vốn có của A để kinh doanh bất động sản thì lợi nhuận thu đƣợc từ việc

kinh doanh này là tài sản chung hay tài sản riêng. Rõ ràng, trong trƣờng hợp này, việc tách bạch đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng không hề dễ dàng. Nhƣ vậy, đều là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng nhƣng tùy từng trƣờng hợp nó có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng. Do đó cần có quy định cụ thể, thống nhất về những trƣờng hợp này.

Một vấn đề nữa phát sinh từ việc xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng đối với phần tài sản đã đƣợc chia là liệu trong trƣờng hợp này quyền đối với tài sản riêng mà đƣợc chia từ tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có bị hạn chế theo khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 không? Theo khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ hiện hành thì vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tơi thì quyền định đoạt tài sản riêng có đƣợc do việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không bị hạn chế theo khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm

2000, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Lập luận đƣợc đƣa ra ở

đây là bởi, nhƣ đã đề cập ở trên, vợ chồng đã có thỏa thuận trƣớc về tài sản

chia đó. Ngoài ra, một trong những mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là để vợ chồng có thể chủ động về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đƣợc chia thƣờng đƣợc vợ chồng dùng để bù đắp chi phí trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong việc mở rộng, tái sản xuất.

Việc xác định rõ tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ hoặc chồng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của vợ, chồng đồng thời trên cơ sở đó cũng xác định rõ phạm vi quyền năng của chủ sở hữu đối với từng loại tài sản cũng nhƣ trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong những trƣờng hợp cụ thể. Do đó, trong trƣờng hợp có sự mâu thuẫn, khơng thống nhất giữa các quy định của pháp luật trong việc xác định tài sản đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng. Hay nói cách khác, làm ảnh hƣởng đến tính chính xác khi xác định quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung cũng nhƣ tạo kẽ hở cho vợ chồng trốn tránh trách nhiệm với ngƣời thứ ba có liên quan.

Thứ hai, hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

hôn nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chủ động về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của gia đình, của ngƣời thứ ba có liên quan… Để ngăn chặn các trƣờng hợp vợ chồng lạm dụng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 11

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định các trƣờng hợp chia tài sản chung

trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì bị

Tồ án tun bố là vơ hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng nhƣ các

văn bản hƣớng dẫn thi hành lại khơng có quy định nào về hậu quả của việc

chia tài sản chung bị vô hiệu. Điều này gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm của vợ chồng nhất là khi có tranh chấp xảy ra. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp ngƣời chồng thành lập doanh nghiệp tƣ nhân, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngƣời chồng đã vay tiền của rất nhiều ngƣời. Vì doanh nghiệp tƣ nhân khơng có tƣ cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vơ hạn về tài sản nên chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tƣ vào doanh nghiệp. Nên khi việc kinh doanh không mang lại hiệu quả, lâm vào tình trạng khó khăn, bị thua lỗ, đến hạn phải trả nợ, vợ chồng đã bàn bạc, thỏa thuận chia tài sản chung, theo đó, hai bên thỏa thuận chia cho ngƣời vợ phần lớn tài sản. Bằng cách này, vợ chồng

đã tránh đƣợc việc sử dụng toàn bộ phần tài sản của ngƣời chồng trong khối

tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ. Sau khi chia tài sản chung, công ty bị

tuyên bố phá sản do ngƣời chồng khơng có khả năng thanh toán và các chủ

nợ, nhất là chủ nợ có khoản nợ khơng đƣợc đảm bảo bằng tài sản của doanh

nghiệp sẽ khơng có khả năng thu hồi vốn. Hơn nữa, việc chia tài sản chung

này không phải lúc nào cũng đƣợc phát hiện kịp thời. Thậm chí, khi bị phát hiện việc chia tài sản là vi phạm pháp luật, vợ chồng đã hợp thức hóa các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc tiến hành tẩu tán, giấu giếm tài sản đã

đƣợc chia. Lúc này, quyền lợi của ngƣời thứ ba tham gia giao dịch với bên

khoản nợ đƣợc đảm bảo bằng tài sản chung sẽ có lợi hơn cho ngƣời tham gia

giao dịch với vợ, chồng. Trên thực tế cũng xảy ra rất nhiều trƣờng hợp vợ

chồng lợi dụng quy định này để lẩn tránh thực hiện nghĩa vụ, thƣờng là nghĩa

vụ trả nợ cho ngƣời thứ ba. Ví dụ:

Năm 2002, bà A cho bà Nguyễn Thị C. vay tiền. Đến hạn, bà A yêu cầu bà C. trả nợ nhưng do bà C. khơng thanh tốn nên bà A đã gửi đơn khởi kiện yêu cầu bà C. có trách nhiệm thanh tốn tiền nợ. Tịa án đã xét xử, tun bà C. có nghĩa vụ thanh tốn cho bà A số tiền nợ và lãi suất quá hạn. Bản án có hiệu lực pháp luật và bà A làm đơn yêu cầu thi hành án bằng cách phát mại tài sản là mảnh đất có diện tích 10ha. Cơ quan thi hành án cho biết năm 2005 vợ chồng bà C. có lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung với nội dung chồng bà C. được toàn quyền quản lý, sử dụng phần đất nói trên. Do đó, cơ quan thi hành án khơng thể kê biên khối tài sản này được [46].

Rõ ràng trong trƣờng hợp này để chứng minh thỏa thuận trên là vô hiệu

là rất phức tạp và nếu bị tuyên bố là vơ hiệu rồi thì sẽ giải quyết nhƣ thế nào khi mà pháp luật chƣa dự liệu. Một trƣờng hợp khác đó là vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung mà văn bản chia tài sản này không cần cơng chứng. Nhƣng sau đó, do biến động của thị trƣờng, số tài sản mỗi bên nhận đƣợc sau khi chia đã có sự chênh lệch rất lớn về giá trị nên vợ hoặc chồng mà đang sở hữu tài sản có giá trị thấp hơn đã khơng thừa nhận việc thỏa thuận chia này từ đó dẫn đến tranh chấp. Vì vậy, pháp luật cần quy định cụ thể vấn đề này nhằm xác định rõ trách nhiệm tài sản của vợ chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, thƣơng mại, kinh tế cũng nhƣ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác sau khi chia tài sản chung.

Thứ ba, pháp luật có nên quy định về chế độ ly thân của vợ chồng hay

không? Thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay với những biến động không ngừng cùng với lối tƣ duy khơng cịn nặng nề nhƣ trƣớc kia

nên trƣờng hợp vợ chồng chia tài sản chung để ra ở riêng ngày càng có chiều hƣớng gia tăng. Thông qua các vụ việc cụ thể, đa số trƣờng hợp chia tài sản

chung là để kinh doanh hoặc ra ở riêng do mâu thuẫn nhƣng không muốn ly

hơn vì nhiều lý do rất tế nhị nhƣ không muốn làm ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý

của các con hay để giữ uy tín… Trên thƣ̣c tế, thuâ ̣t ngƣ̃ "ly thân" đƣơ ̣c sƣ̉

dụng rộng rãi và tình trạng vơ ̣ chờng sớng ly thân tồn ta ̣i khá phổ biến ở nƣớc

ta hiê ̣n nay. Nhƣ̃ng khúc mắc xung quanh vấn đề tài sản của vợ chồng khi họ

sống ly thân trên thực tế đƣơ ̣c tƣ vấn trên nhiều diễn đàn hay các trang web

của các công ty tƣ vấn luâ ̣t:

Trên thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng do mâu thuẫn nên không thể chung sống với nhau được nhưng họ cũng không quan tâm đến việc làm thủ tục ly hôn bởi họ nghĩ đó chỉ là hình thức. Tuy nhiên

thực tế lại có khá nhiều tranh chấp về tài sản giữa những cặp vợ chồng này sau một thời gian họ khơng sớng chung với nhau nữa. Ví

dụ A và B sống ly thân, A có con với người khác là C. Khi A mất đi thì

C đòi B chia di sản của A trong khi tài sản này do mình B làm ra nhưng do vẫn tồn tại quan hê ̣ hôn nhân với A khi tạo lập tài sản này [16].

Trong các cuô ̣c điều tra về gia đình, thuâ ̣t ngƣ̃ ly thân luôn đi kèm với

ly hôn. Chẳng ha ̣n nhƣ theo Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gi a đình Viê ̣t

Nam năm 2006 thì "tỷ lệ hiện đang ly hôn /ly thân chiếm 1,4% số thành viên

15 tuổi trở lên tro ng các hộ được hỏi " [4, tr. 20]. Có 2,6% ngƣời đƣợc hỏi

trong đô ̣ tuổi 18-60 ly hôn/ly thân. Cũng theo kết quả điều tra thì "ngun

nhân chính của ly hơn/ly thân là mâu th̃n về lới sớng, ngoại tình và kinh tế

khó khăn" [4, tr. 21]. Có nhiều ý kiến cho rằng ly thân là lối sống không lành

mạnh, vi phạm nghiêm trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt

Nam. Tuy nhiên, xét tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay thì quan

niệm này dƣờng nhƣ khơng cịn phù hợp nữa. Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1, ly

thể thấy, khi ly thân, vợ và chồng sống tách biệt, khơng có nhiều những mối quan hệ với nhau, đặc biệt là mối quan hệ về tài sản. Vợ và chồng đều tự do

chi tiêu mà không bị chi phối bởi bất kỳ ai. Theo quy định của Luật HN&GĐ

hiện hành thì trên thực tế dù vợ chồng có sống ly thân đi chăng nữa, tài sản

mà mỗi bên tạo ra vẫn đƣơng nhiên đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng vì nó đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Xét thấy quy định này không đảm bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)