Sự tham gia của xã hội, người dân

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 39 - 44)

Phịng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra nhìn từ góc độ chủ thể có thể thấy cơ bản gồm ba nhóm trụ cột chính: Nhà nước, xã hội và cơng dân. Vai trị của các chủ thể này gắn liền với mục tiêu kiểm soát việc thực hiện quyền lực của các cơ quan công quyền và những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan đó. Trong đó, phát huy sức mạnh của xã hội và cơng dân tham gia tích cực vào giám sát, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực luôn được nhấn mạnh trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng như Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X; Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng...Trên cơ sở đó, việc hồn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và phát huy vai trị của cơng dân trong phịng, chống

tham nhũng trong hoạt động thanh tra nói riêng phải thấm nhuần sâu sắc mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa Nhà nước và công dân, đề cao nhân tố con người; tức là phải phát huy được trách nhiệm, sức mạnh của công dân trong tổng thể các biện pháp chung nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Cơng dân với vai trị là chủ thể của quyền lực nhà nước, công dân ủy quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình thì sẽ luôn quan tâm và chủ động giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước đó. Nâng cao nhận thức của cơng dân đối với việc kiểm sốt quyền lực nhà nước có tác động rất lớn đến hoạt động phịng, chống tham nhũng .

Theo đó, cần thiết phải: Tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo quần chúng nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để cơng dân tích cực thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; giám sát, phát hiện, thông tin, phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng.

Tuyên truyền, phổ biến về vai trò của phản biện xã hội mang tính tích cực để người dân chủ động nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định, đề xuất, đặt lại vấn đề, kiến nghị… mang tính xây dựng góp phần vào nỗ lực chung phịng, chống tham nhũng ; Giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên nhận thức rằng tham nhũng là một hành vi phi đạo đức, cần bị lên án, đấu tranh.

Xây dựng nền tảng đạo đức hướng tới một xã hội trong sạch, đề cao liêm chính, khơng chấp nhận tham nhũng nhằm thiết lập cơ sở xã hội vững chắc ngăn ngừa tệ nạn này từ gốc. Do đó, trong cơng tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, cần nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện các giải pháp về chiến lược xây dựng nguồn nhân lực có đạo đức liêm chính.

Bên cạnh đó, bản thân người dân cần chủ động nâng cao ý thức làm chủ của mình, tích cực tìm hiểu các quy định pháp luật để xây dựng ý thức

tôn trọng pháp luật, hành động trên cơ sở pháp luật, có hành vi xử sự tích cực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm phịng, chống tham nhũng. Từ đó, cơng dân sẽ có hiểu biết, có ý thức thực hiện đúng quy định của pháp luật; ý thức được trách nhiệm cơng dân của mình trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Cơng dân có thể lên án, đấu tranh với các hành vi tham nhũng bằng nhiều phương thức, cách thức phù hợp với chuẩn mực về pháp lý và đạo lý; tạo dư luận phản đối các hành vi tiêu cực; gây áp lực đối với người có hành vi tham nhũng.

Như vậy, vai trị của cơng dân trong phịng, chống tham nhũng chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi thông qua các quan hệ pháp luật. Chỉ có thơng qua hành vi pháp luật mà quan hệ pháp luật được hình thành và đến lượt mình nó trở thành phương tiện để chuyển hóa, làm cho quyền và nghĩa vụ pháp lý trở thành hiện thực. Theo đó, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý là u cầu cấp bách để nâng cao tính tích cực của cơng dân trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Để huy động sự tham gia của công dân vào hoạt động phòng, chống tham nhũng các cơ quan nhà nước chủ động nâng cao chất lượng lấy ý kiến của công dân trong q trình xây dựng, hồn thiện chính sách, pháp luật nhằm phòng, chống tham nhũng: Bất kỳ quyết sách lớn nhỏ của Nhà nước liên quan đến đời sống xã hội, trước khi thực hiện phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân như hình thức thẩm định của xã hội; qua đó xác định được mức độ ủng hộ, sự đón nhận của dư luận đối với chủ trương, chính sách đó. Quan trọng hơn là tranh thủ sự sáng tạo, chính kiến của nhân dân để mưu lợi cho dân, hạn chế mầm mống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực ngay từ chủ trương, chính sách. Điều đó sẽ làm tăng tính khả thi của chính sách pháp luật, bởi có sự gắn kết chặt chẽ với những yếu tố tâm lý, tập quán, thói quen, nếp nghĩ của cộng đồng dân cư trong diện tác động của chính sách, pháp luật và đảm bảo thực

hiện công khai, minh bạch tạo điều kiện cho công dân tiếp cận thông tin: Tăng cường minh bạch thông tin về hoạt động của cơ quan nhà nước là một trong những cơ chế thúc đẩy niềm tin của nhân dân vào chính quyền và cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa tham nhũng vì khi minh bạch, cơng dân được giám sát và tham gia quản lý nhà nước. Điều quan trọng là phải làm thế nào để công dân tin rằng các u cầu chính đáng của mình phải được và chắc chắn sẽ được cơ quan nhà nước đáp ứng thuận lợi trong thời gian thích hợp, một khi các thủ tục luật định được thực hiện đầy đủ; quy trình xử lý cơng việc, về phần mình, sẽ vận hành sn sẻ mà khơng cần trợ lực bằng các "chất bôi trơn”.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đoàn thể phát huy vai trò trong phòng, chống tham nhũng. Cần sắp xếp tạo điều kiện thuận lợi về nhân sự, chế độ, chính sách, kinh phí, hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng...; có cơ chế yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát, xác minh để các tổ chức, đoàn thể thực hiện chức năng giám sát; xem xét giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chuyển đến của tổ chức, đoàn thể này.

Đồng thời, các cơ quan nhà nước phải thực hiện nghiêm túc việc thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; mời đại diện các tổ chức, đoàn thể tham dự các cuộc họp có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của tổ chức, đồn thể đó.

Để phịng, chống tham nhũng hiệu quả cần phải có sự kết hợp của cả cơ chế kiểm sốt từ trong chính bản thân các cơ quan nhà nước và từ bên ngoài xã hội. Việc tự kiểm sốt thường sẽ khó có thể làm và làm tốt nếu không phải đối mặt với sức ép mạnh mẽ từ phía người dân, cơng luận và xã hội. Vì vậy, cơng dân là một trong những chủ thể đóng vai trị quan trọng cần phải được

phát huy, tạo điều kiện trong cuộc chiến chống tham nhũng. Điều này đã được khẳng định hơn tại Hiến pháp năm 2013 khi tiếp tục tái khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân và bổ sung quy định Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, trong đó khơng thể khơng bao gồm quyền tham gia phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của luận văn tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng, đưa ra các quan điểm về tham nhũng, tham nhũng trong hoạt động thanh tra, khái niệm tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam và nêu lên một số vấn đề chính liên quan đến phịng, chống tham nhũng nói chung và phịng chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra nói riêng. Chương 1 của luận văn cũng tập trung làm rõ một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra và các điều kiện cơ bản để phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan thanh tra làm nổi bật vai trò của hệ thống pháp lý, vai trò của người dân, của xã hội cũng như của bản thân người công chức trong cơ quan thanh tra nhà nước. Từ việc phân tích những vấn đề lý luận chung đó, luận văn đã trình bày được khung lý luận cơ bản về phòng, chống tham nhũng nói chung và phịng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra nói riêng làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề này trong chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)