Minh bạch hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)

Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra giúp cơ quan thanh tra và đội ngũ công chức thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng. Do vậy, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Mặc dù vậy, việc công khai, minh bạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thời gian qua vẫn còn những điểm hạn chế. Để khắc phục vấn đề này, qua đó phát huy hơn nữa vai trị của công khai, minh bạch trong các lĩnh vực đã nêu, chúng tôi cho rằng trước mắt cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực này nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, đầy đủ cho việc công khai, minh bạch. Công khai, minh bạch trong hoạt

động thanh tra được quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2011/TT-TTCP quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra. Cụ thể như sau:

Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật về thanh tra, chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức liên quan hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng việc phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, quyết định phân công thanh tra viên chuyên ngành hoạt động độc lập, quyết định phân cơng người giám sát đồn thanh tra, quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, báo cáo giám sát đoàn thanh tra ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Kế hoạch tiến hành thanh tra, phân cơng nhiệm vụ thành viên Đồn thanh tra, báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thanh tra và các văn bản chỉ đạo, bổ sung, thay thế khác phải công khai trong Đoàn thanh tra và người được giao nhiệm vụ giám sát Đoàn thanh tra. Để minh bạch trong hoạt động thanh tra cần làm tốt một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, về chương trình, kế hoạch thanh tra

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện hiệu quả hoạt động mà cịn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mặc dù Luật thanh tra và các văn bản hiện hành xác định chương trình, kế hoạch thanh tra được xây dựng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên. Tuy nhiên, thực tế các cơ quan thanh tra nhà nước khi xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thường thiếu thơng tin liên quan đến tình hình tổ chức và hoạt động của các doanh

nghiệp, các cơ quan là đối tượng thanh tra. Các cơ quan thanh tra chưa có bộ phận chuyên trách để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. Do vậy, nhiều lúc, nhiều nơi việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cịn mang tính chủ quan, dẫn tới khi triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra nhiều khi việc ra quyết định thanh tra chưa sát với tình hình thực tế và hiệu quả thanh tra chưa thật sự phục vụ tốt việc phát hiện sai phạm, trấn chỉnh công tác quản lý và đề xuất hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật v.v... thậm chí, vẫn còn những cuộc thanh tra chồng chéo về đối tượng, làm giảm hiệu quả hoạt động thanh tra.

Một vấn đề khác là theo quy định hiện hành về danh mục các tài liệu mật trong công tác thanh tra thì chương trình kế hoạch chưa công bố hoặc không công bố là tài liệu mật, vì vậy dễ dẫn tới tình trạng tuỳ tiện trong quá trình áp dụng. Một số nơi đã lợi dụng quy định này để bao che cho các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác là đối tượng thanh tra, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước.

Từ các vấn đã nêu, chúng tôi cho rằng, thời gian tới chúng ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể là cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thể hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thanh tra cấp dưới trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, tránh việc lợi dụng chương trình, kế hoạch thanh tra để khơng tiến hành thanh tra, buông lỏng quản lý và bao che cho cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Ngồi ra, để cơng khai, minh bạch hơn nữa chương trình, kế hoạch thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cần phải nghiên cứu để có quy định cụ thể về việc cơng khai chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm để nguời dân, cơ quan, tổ chức và nhất là

các cơ quan báo chí có thêm thơng tin giám sát hoạt động này của các cơ quan thanh tra nhà nước.

Thứ hai, về công bố quyết định thanh tra

Theo quy định của pháp luật, quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Trên thực tế việc công bố quyết định thanh tra thường được thực hiện tại nơi được thanh tra, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra chủ yếu là thành viên Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Người dân, cơ quan, tổ chức và nhất là các cơ quan báo chí khó có thể tiếp cận và biết về nội dung quyết định. Do đó, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thơng tin liên quan đến nội dung thanh tra không thể chủ động phối hợp với Đoàn thanh tra để cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra.

Vì vậy, các cơ quan có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu để đề xuất với cấp có thẩm quyền hồn thiện quy định pháp luật về công bố quyết định thanh tra theo hướng tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan báo chí tham gia buổi công bố quyết định, đại diện người lao động, tổ chức cơng đồn... của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, qua đó một mặt phát huy vai trị của báo chí, cơ quan tổ chức khác và người dân trong việc hỗ trợ công tác thanh tra, mặt khác là nhằm tăng cường việc giám sát hoạt động đối với hoạt động của Đoàn thanh tra.

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì kết luận thanh tra phải được cơng khai. Đây là một trong những quy định tiến bộ của pháp luật về thanh tra và trên thực tế nó đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra thời gian qua. Các kết luận thanh tra được công khai dưới hình thức gửi kết luận cho đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra tại nơi được thanh tra. Tuy nhiên, việc công khai các kết luận thanh tra là vấn đề cần phải được xem xét và đổi mới, vì hình thức cơng khai và việc tạo điều kiện cho cơ quan, tổ

chức, ca nhân tiếp cận cịn bó buộc. Để phát huy được mục đích của việc công khai kết luận thanh tra, đảm bảo cho việc công khai kết được thuận lợi và đúng tinh thần pháp luật thì cần phải xác định rõ hơn hình thức cơng khai, trong đó có hình thức là bắt buộc, có hình thức do cấp có thẩm quyền quyết định cho phù hợp điều kiện hồn cảnh đặc thù, qua đó tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là các cơ quan báo chí có thể tiếp cận kết luận thanh tra và giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả kết quả các cuộc thanh tra.

Thứ ba, Hồn thiện quy định về cơng khai xử lý kết luận thanh tra

Về lý thuyết, hoạt động của Đồn thanh tra kết thúc trên thực tế khi có báo cáo kết quả thanh tra và người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra. Tuy nhiên, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra có những quy định về việc Trưởng Đoàn thanh tra giúp người ra quyết định thanh tra dự thảo kết luận thanh tra và những vấn đề khác sau khi kết thúc thanh tra thực tế. Tuy nhiên, việc xử lý kết luận thanh tra về cơ bản lại do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tổ chức thực hiện.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hệ thống các quy định về xử lý kết luận thanh tra theo pháp luật hiện hành còn những điểm chưa rõ, làm cho nhiều kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra chậm được thực hiện, khơng ít trường hợp sau thời gian khác lâu song khơng có ý kiến xử lý của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc kết luận, kiến nghị sau thanh tra khơng được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh.

Để khắc phục vấn đề này cần phải quy định rõ hơn việc xem xét, xử lý kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị

sau thanh tra. Chúng tôi cho rằng cũng cần phải tính đến việc xác định và giao cho một cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra và xử lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước - qua đó một mặt tạo điều kiện thực hiện công khai quyết định xử lý sau thanh tra, mặt khác là để tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của người có trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, gó phần nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra.

Ngoài ra, để nâng cao tính minh bạch đối với hoạt động thanh tra, chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hoá các quy định về thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thành tra như: việc thực hiện quyền niêm phong tài liệu, quyền kiểm kê tài sản hay việc sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra trong quá trình thanh tra v.v...đồng thời cơng khai các quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có thể tiếp cận để thực hiện, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)