động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Ưu điểm
Từ năm 2015 - 2019, Thường trực UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo tổ chức quán triệt nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, chủ chốt các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, chỉ đạo các cấp trong toàn ngành thanh tra xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ, xem cơng tác
phịng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm và thường xun để góp phần xây dựng chính quyền tỉnh trong sạch, vững mạnh.
Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị và được Thường vụ tỉnh ủy đống ý ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Đây là điều kiện quan trọng để tập trung phịng, chống tham nhũng trong tồn tỉnh nói chung và trong ngành thanh tra nói riêng.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thanh tra thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra nội bộ, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm và đề ra các biện pháp chấn chỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, ngăn chặn và làm hạn chế phát sinh và hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh.
Phần lớn các cán bộ thực hiện hoạt động thanh tra tại Tỉnh Phú Thọ đều có thái độ hịa nhã, cơng tâm, trách nhiệm, nhiệt tình, năng động, có kiến thức và am hiểu chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Cùng với đó là bản lĩnh chính trị vững vàng khi thực hiện hoạt động thanh tra, địi hỏi sự cơng tâm và trách nhiệm, đặc biệt là đối với các cuộc thanh tra về quản lý tài chính. Qua đó, bảo đảm được hình ảnh người cán bộ thanh tra mẫu mực, tận tâm, trách nhiệm với cơng việc được giao phó.